Chủ quán đã nắm rõ thủ tục kê khai, báo cáo thuế nhà hàng quán ăn?

Đối với mỗi doanh nghiệp là nhà hàng quán ăn thì thủ tục kê khai báo cáo thuế nhà hàng quán ăn vô cùng quan trọng. Chủ nhà hàng cần đặc biệt chú ý đến những lưu ý cũng như phải hiểu được thủ tục kê khai thuế trong mô hình F&B. Điều đó giúp nhà hàng tuân thủ pháp luật và tránh những rắc rối không mong muốn trong kinh doanh. MISA CukCuk sẽ cùng chủ nhà hàng đi tìm hiểu vấn đề này.

kê khai thuế

1. Thuế là gì?

Thuế là một khái niệm chưa được thống nhất trên toàn thế giới. Chúng ta có thể hiểu đơn giản về thuế như: thuế chính là một khoản phí tài chính bắt buộc mà chủ nhà hàng phải thực hiện đúng như pháp luật quy định. Một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ các khoản chi tiêu công khác nhau.

2. Tại sao phải kê khai báo cáo thuế nhà hàng quán ăn?

vì sao cần kê khai thuế

Kê khai thuế là một điều rất quan trọng, bởi vì kê khai thuế như là một nghĩa vụ của các chủ nhà hàng với quốc gia mình. Đây là điều mà được pháp luật quy định rõ ràng, bắt buộc phải tuân theo quy định của cơ quan nhà nước. Kết quả kê khai thuế còn giúp cho các chủ nhà hàng có thể đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của mình theo từng giai đoạn: tháng, quý, năm.

Chủ nhà hàng nhờ vậy có thể đánh giá lại quá trình là việc, kinh doanh của mình. Đồng thời chủ nhà hàng sẽ có những biện pháp khắc phục ngay những vấn đề còn mắc phải của nhà hàng mình, trong thời gian vừa qua. Việc nhà hàng khắc phục yếu điểm cộng thêm phát huy điểm mạnh, sẽ giúp hoạt động kinh doanh được thúc đẩy lớn mạnh hơn trước rất nhiều. Việc kê khai thuế thực sự rất quan trọng đặc biệt là đối với các chủ nhà hàng kinh doanh. 

>> Mức thuế suất áp dụng cho mô hình F&B mới nhất năm 2022 <<

3. Tìm hiểu thủ tục kê khai báo cáo thuế nhà hàng ban đầu 

Thủ tục kê khai thuế ban đầu có nghĩa là một thủ tục giúp các nhà hàng mới thành lập có thể kê khai thuế cho mình. Đây là bước đầu cũng là bước nền tảng quan trọng cho quá trình kê khai thuế về sau. Chủ nhà hàng để chuẩn bị cho lần kê khai thuế đầu tiên, họ cần lập và chuẩn bị các giấy tờ như: 

  • Tờ khai của chủ nhà hàng đăng ký thực hiện hình thức kế toán.
  • Quyết định bổ nhiệm kế toán. 
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc. 
  • Phương pháp khấu sai tài sản cố định. 
  • Phiếu đăng ký thông tin của nhà hàng. 
  • Tờ khai lệ phí môn bài
  • Chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy ủy quyền của nhà hàng quán ăn. 

3.1. Tầm quan trọng của thủ tục kê khai thuế nhà hàng quán ăn

tầm quan trọng của việc kê khai thuế

  • Việc kê khai báo cáo thuế nhà hàng quán ăn là một chuyện rất quan trọng mà các chủ nhà hàng đặc biệt lưu ý phải làm. Việc kê khai thuế đã được nhà nước, cơ quan thẩm quyền quy định rõ ràng. Mỗi chủ nhà hàng phải làm theo và thực hiện nghiêm túc, tránh việc phạm luật của nhà nước trong kinh doanh. Vì điều đó sẽ chỉ gây bất lợi cho chính nhà hàng, quán ăn của mình.
  • Bên cạnh đó, việc kê khai thuế sẽ giúp giám đốc, quản lý nhà hàng, kiểm soát được nhà hàng của mình một cách tốt hơn. Chủ nhà hàng thống kê được doanh thu, tình trạng kinh doanh của nhà hàng cộng với việc kê khai thuế, điều đó sẽ giúp cho nhà hàng minh bạch, sòng phẳng trong công việc. Quá trình hoạt động của nhà hàng được thể hiện một cách chuyên nghiệp và tiến độ kinh doanh cũng được đẩy nhanh, phát triển hơn. Các chủ nhà hàng sẽ thể hiện được niềm tin vào chính bản thân cũng như nhân viên và ở cả khách hàng của mình.

3.2. Thời hạn hoàn thành thủ tục kê khai thuế nhà hàng quán ăn

thời hạn hoàn thành thủ tục kê khai thuế

Chủ nhà hàng bên cạnh việc chuẩn bị cũng như tìm hiểu về thủ tục kê khai thuế, thì thời hạn hoàn thành thủ tục kê khai thuế cũng là một điều mà các nhủ nhà hàng cần lưu ý và quan tâm. Theo như pháp luật quy định và nêu rõ về thời hạn của việc hoàn thành thủ tục kê khai thuế là:

  • Đối với nhà hàng có năm tài chính trùng năm dương lịch thì thời gian chậm nhất là 31/3 hàng năm.
  • Ngược lại với nhà hàng có lịch tài chính không trùng với năm dương lịch, thì việc kê khai thuế chậm nhất là ngày cuối tháng tứ 3 kể từ thời điểm trong ngày kết thúc năm tài chính.
  • Trường hợp nhà hàng đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thì buộc nhà hàng phải kê khai chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày xảy ra sự việc. 

Ngoài ra, các cá nhân khi nộp thuế cho bản thân cũng cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nếu cá nhân ủy quyền quyết toán cho tổ chức thì thời hạn là 31/3 hàng năm.
  • Nếu cá nhân trực tiếp kê khai thuế và nộp thuế thì hạn là 30/4 hàng năm.

3.3. Địa điểm nộp hồ sơ làm thủ tục kê khai thuế

Địa điểm nộp hồ sơ kê khai thuế cũng chính là nơi để các cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận các kết quả của việc thực hiện theo quy định của pháp luật là nộp thuế. Hồ sơ kê khai thuế là rất quan trọng, cho nên chủ nhà hàng phải nộp đúng lúc và đúng địa điểm thì việc kê khai thuế mới có ý nghĩa được. Bộ luật của nhà nước, cơ quan thẩm quyền có quy định về 4 địa điểm có thể nộp hồ sơ kê khai thuế (theo Điều 45 Luật Quản lý thuế), cụ thể như sau:

  • Thứ nhất, chủ nhà hàng – người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế tại các cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Đây được xem là địa điểm thích hợp nhất, chuyên nhập hồ sơ kê khai thuế của mọi đơn vị, tổ chức khác nhau. Ở các cơ quan thuế quản lý trực tiếp chịu trách nhiệm bởi các Chi cục thuế hoặc Cục thuế. Chủ nhà hàng có thể lựa chọn nộp một trong hai nơi đó. Vì việc phân chia ra hai địa điểm như thế chỉ có mục đích là giảm bớt và san sẻ số lượng công việc tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế. Đồng thời họ đẩy tiến độ xử lý công việc nhanh hơn và tiết kiệm được thời gian, công sức cho cả người nộp thuế lẫn người tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế. 
  • Thứ hai, nộp hồ sơ kê khai thuế tại một cửa liên thông. Trường hợp này, các chủ nhà hàng lưu ý thực hiện nộp hồ sơ kê khai thuế theo quy định của cơ chế đó. Nhưng trong thực tế, chủ nhà hàng không nên lựa chọn địa điểm này để nộp hồ sơ kê khai thuế. Vì cơ chế này còn rất nhiều hạn chế về địa điểm nộp thuế vẫn chưa được phân định rõ ràng.
  • Thứ ba, nộp hồ sơ kê khai thuế với trường hợp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp này không có địa điểm cụ thể, rõ ràng nào cả. Việc xuất, nhập khẩu hàng hóa ở cửa khẩu nào sẽ thực hiện tiến hành kê khai và nộp thuế tại địa điểm đó.
  • Thứ tư, địa điểm nộp hồ sơ kê khai thuế thuộc vào các trường hợp đặc biệt. Những trường hợp như người thực hiện thủ tục kê khai thuế, họ có nhiều hoạt động kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau trên quốc gia. Trường hợp này thì địa điểm nộp hồ sơ kê khai khai thuế là nơi tiếp nhận thủ tục làm hồ sơ tại chính các tỉnh, thành phố đó.

4. Thủ tục kê khai thuế

báo cáo thuế nhà hàng quán ăn

4.1. Mở tài khoản ngân hàng và mua chữ ký số để kê khai thuế

Khi nhà hàng của bạn nhận được giấy đăng ký kinh doanh từ cơ quan có thẩm quyền cấp, thì lúc đó các chủ nhà hàng bắt đầu nên mở một tài khoản ngân hàng và đăng ký làm chữ ký số cho nhà hàng của mình luôn. Việc vừa mở tài khoản ngân hàng và đăng ký chữ kí số sẽ giúp cho nhà hàng của bạn. Nhà hàng bạn xét về mặt hình thức thể hiện sự chuyên nghiệp trong cách làm việc và đáp ứng yêu cầu, phục vụ cho khách hàng. Về bản chất việc có tài khoản ngân hàng và chữ ký số giúp cho các bước thủ tục kê khai thuế, nộp thuế trong tương lai được tiến hành một cách nhanh chóng, thuận tiện, tránh những lỗi sai về vấn đề tiền bạc, giấy tờ hơn. 

4.2. Nộp tờ khai và lệ phí môn bài

báo cáo thuế nhà hàng quán ăn

Bước tiếp theo là chủ nhà hàng tiến hành kê khai làm thủ tục kê khai thật chính xác và tiến hành nộp lệ phí môn bài. Lệ phí môn bài sẽ được miễn trong một năm đầu nếu nhà hàng bạn vừa mới thành lập. Việc tiến hành thủ tục nộp tờ khai cũng như đóng lệ phí môn bài cần được tiến hành nhanh chóng, kịp tiến độ do cơ quan thẩm quyền đề ra. Điều đó để giúp thủ tục làm hồ sơ kê khai thuế thuận tiện và nhanh chóng hơn, tránh mất thời gian của đôi bên.

4.3. Lựa chọn phương pháp kê khai thuế

báo cáo thuế nhà hàng quán ăn

Lựa chọn phương pháp kê khai thuế cũng rất quan trọng và cần chú ý. Theo đó hiện nay có hai phương pháp giúp chủ nhà hàng kê khai thuế là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.

Phương pháp khấu trừ là phương pháp sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng, còn phương pháp trực tiếp là phương pháp sử dụng chính hóa đơn bán hàng. Trong trường hợp này chủ nhà hàng hãy liên hệ với chi cục thuế quản lý để làm thủ tục mua hóa đơn làm kê khai thuế.

4.4. Lựa chọn hình thức kế toán để làm thủ tục kê khai thuế

báo cáo thuế nhà hàng quán ăn

Đầu tiên chủ nhà hàng cần xác định quy mô kinh doanh của nhà hàng mình thuộc mức độ nhỏ, vừa hay lớn để lựa chọn chế độ kế toán phù hợp. Nếu là một nhà hàng nhỏ hoặc vừa sẽ sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133, còn nhà hàng lớn sử dụng kế toán theo Thông tư 200. Việc lựa chọn hình thức kế toán là vô cùng quan trọng, nên chủ nhà hàng cần phải thật cân nhắc và xem xét trước khi nộp hồ sơ làm thủ tục kê khai thuế. 

4.5. Hoàn thiện hồ sơ

Ở bước này chính là bước để các chủ nhà hàng có thể kiểm tra, rà soát lại các giấy tờ thủ tục cuối cùng. Điều này để hoàn chỉnh một bộ hồ sơ làm thủ tục kê khai thuế toàn vẹn. Việc kiểm tra một cách cẩn thận sẽ tránh khỏi những rắc rối không đáng có, khó khăn trong quá trình làm thủ tục kê khai thuế cho các chủ nhà hàng nên chủ nhà hàng hãy lưu ý.

5. Tạm kết

Thủ tục kê khai báo cáo thuế nhà hàng quán ăn nếu mỗi chủ nhà hàng đều thông hiểu và thực hiện đúng quy trình, các yêu cầu của một bộ hồ sơ này thì việc thành công là một điều rất dễ dàng. Mong rằng với những chia sẻ của MISA CukCuk sẽ góp phần giúp các chủ nhà hàng tháo gỡ những thắc mắc và hoàn thiện thủ tục kê khai thuế trong tương lai.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Phần mềm quản lý quán Karaoke – Bida: giá cả…
25/03/2024
[Template] Mẫu bảng lương nhân viên nhà hàng miễn phí
08/11/2023
1001 những điều thú vị về ví điện tử MoMo…
05/05/2023
Chủ quán đã nắm rõ thủ tục kê khai, báo…
27/10/2022
Cập nhật quy định nộp thuế của nhà hàng quán…
26/10/2022