Kinh doanh nhà hàng dạng chuỗi hay mở thêm chi nhánh đang là lựa chọn của rất nhiều những ông/bà chủ. Lĩnh vực F&B luôn là một thị trường màu mỡ nhưng cũng có không ít thách thức khó vượt qua. Tuy nhiên, khi cuộc chiến ngày một trở nên gay gắt, các chuỗi nhà hàng cần tạo ra những thay đổi đáng kể để thúc đẩy tăng trưởng doanh thu, đứng vững trên thị trường.
Nếu bạn đang có ý định mở một chuỗi nhà hàng/cafe hay mở thêm chi nhánh mới thì bạn cần nắm vững những thứ cần chuẩn bị trước khi bắt tay vào setup một chi nhánh mới nhé. CUKCUK.VN xin gợi ý và chia sẻ cùng bạn một số việc quan trọng cần chuẩn bị khi mở thêm chi nhánh.
- Kinh doanh nhà hàng, quán ăn: Những điểm “cốt tử” cần biết
- Bứt phá doanh số 6 tháng cuối năm – khi năng suất có sự TÁC ĐỘNG của phần mềm
1. Thủ tục pháp lý
Tương tự như khi mở một nhà hàng mới, các thủ tục pháp lý luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu mà chủ nhà hàng cần quan tâm. Bạn cần tìm hiểu xem nếu mở thêm một chi nhánh mới, các thủ tục như cần có như đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm? Từ đó có kế hoạch thực hiện rõ ràng để đảm bảo khi chi nhánh mới hoạt động đều đảm bảo đầy đủ các thủ tục pháp lý nhà nước quy định. Chi tiết các thủ tục pháp lý cần có khi mở thêm chi nhánh nhà hàng.
2. Thuê mặt bằng và trang trí
Mở thêm chi nhánh nghĩa là thêm vị trí mới. Chính vì vậy, yếu tố thuê mặt bằng và trang trí cho chi nhánh mới là vô cùng quan trọng và cần thiết. Nếu bạn đang kinh doanh một hay nhiều chi nhánh thì khi mở thêm chi nhánh mới, việc lựa chọn địa điểm và trang trí không gian nên theo một style thống nhất và xuyên suốt.
Ví dụ: các chi nhánh luôn được đặt vị trí tại góc các ngã ba, ngã tư,hay nằm trên các con phố ẩm thực lớn… Các chi nhánh đều chung một phong cách: cổ điển, sang trọng hay trẻ trung, lãng mạn….Sự thống nhất, xuyên suốt này sẽ khiến cho khách hàng dễ dàng nhìn thấy và bị ấn tượng bởi vị trí, phong cách của chuỗi quán của bạn. Từ đó thương hiệu của bạn sẽ đi vào trí nhớ của khách hàng một cách tự nhiên và sẽ được ghi nhớ lâu hơn.
3. Tuyển nhân viên
Một chi nhánh mới đồng nghĩa với việc số lượng nhân viên phải gia tăng. Bạn cần lên kế hoạch tuyển dụng mới hoặc điều chuyển từ các chi nhánh cũ sang. Tất cả phải tạo thành một bộ máy với quy trình làm việc hiệu quả nhất.
Tiếp theo là lên một kế hoạch tuyển người một cách cụ thể, chi tiết, với chế độ lương phù hợp với từng vị trí. Trong danh sách các nhân viên cho chi nhánh mới, vị trí quan trọng nhất đó chính là quản lý chi nhánh. Người quản lý chi nhánh sẽ là trợ thủ đắc lực cho chủ nhà hàng trong việc quản lý và chịu trách nhiệm tất cả các hoạt động của chi nhánh đó.
Vì vậy, hãy lựa chọn một người không chỉ có khả năng quản lý tốt mà còn phải là người đáng tin cậy. Nguyên tắc trong tuyển dụng đó là “tuyển người phù hợp nhất, không phải người giỏi nhất”
4. Tài chính
Tài chính luôn là thách thức cho các chủ nhà hàng, kể cả khi mở mới hay mở thêm chi nhánh. Ngay từ khi nhen nhóm ý định mở thêm chi nhánh mới thì việc đầu tiên bạn cần nghĩ tới là chuẩn bị nguồn lực tài chính. Có nhiều cách để bạn có thể huy động được nguồn vốn như: sử dụng lợi nhuận từ các chi nhánh cũ, vốn vay, huy động đầu tư, góp vốn từ các nhà đầu tư… Nhưng chắc chắn bạn đã có khá nhiều kinh nghiệm huy động vốn cho lần này, những kinh nghiệm và bài học được rút ra từ những chi nhánh cũ.
5. Công cụ quản lý
Khi bạn quản lý một chi nhánh, bạn có thể quản lý thủ công. Nhưng khi có từ hai chi nhánh trở lên thì việc quản lý thủ công sẽ mang lại rất nhiều rủ ro, không chỉ cho chi nhánh mới mà còn cho toàn hệ thống. Một công cụ giúp đồng bộ dữ liệu ở các chi nhánh như thu – chi – nguyên vật liệu là điều bắt buộc đối với một nhà hàng/quán đa chi nhánh. Nhờ các công cụ này, bạn có thể cùng lúc kiểu soát được tất cả các chi nhánh mà không cần phải có mặt trực tiếp. Mọi số liệu được đồng bộ, báo cáo tức thời bất cứ khi nào bạn muốn.