Kinh doanh nhà hàng luôn là sự lựa chọn đem lại lợi nhuận cao cho chủ sở hữu. Nhưng vì tính canh tranh cao và nhu cầu của thực khách ngày càng khó thì việc kinh doanh nhà hàng thất bại rất dễ xảy ra. Theo thống kê 80% các nhà hàng phải đóng cửa sau 03 năm; 10% các nhà hàng tồn tại mang tính chất duy trì và chỉ có 10% nhà hàng thành công đúng nghĩa sau 03 năm kinh doanh. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến việc kinh doanh nhà hàng thất bại và giải pháp khắc phục hiệu quả nhất.
- Kinh doanh nhà hàng – “Có lời lãi như người ta nói?”
- Kinh doanh nhà hàng bằng công nghệ 4.0 – Bạn có dám thử?
I. Những lý do khiến việc kinh doanh nhà hàng của bạn thất bại
1.1. Chọn sai địa điểm kinh doanh
- Tận dụng luôn mặt bằng của gia đình để kinh doanh mà không có tính toán
- Ham thuê nhà giá rẻ để tiết kiệm chi phí
- Không khảo sát các điều kiện về giao thông, nhân khẩu học, văn hóa… khu vực thuê cửa hàng
Bạn có đang phạm phải lỗi nào trong số 3 sai lầm trên không? Đây chỉ là những sai lầm cơ bản mà hầu như chủ nhà hàng mới nào cũng vấp phải. Vấn đề không phải là bạn thiếu kiến thức, mà điểm nhìn của bạn chưa sâu.
Vị trí thuận lợi sẽ giúp nhà hàng dễ dàng thu hút khách và tăng lợi thế cạnh tranh hẳn ai cũng nắm rõ. Nhưng trước một mặt bằng “tiết kiệm” tiền, các yếu tố như đường vào sâu hơn, không có chỗ đậu xe thường bị bỏ qua ngay lập tức.
Nhiều chủ kinh doanh thậm chí còn tận dụng không gian gia đình để mở quán ăn mà không cần cân nhắc xem địa điểm có phù hợp với mô hình kinh doanh và đối tượng khách hàng của mình hay không. Do không cân nhắc rõ ràng, nhiều chủ nhà hàng phải đứng trước thất bại, dù họ có giỏi marketing đến đâu.
Nếu bạn đang có dự định tìm địa điểm kinh doanh nhà hàng, quán ăn, quán cafe, đừng bỏ qua Cẩm nang lựa chọn mặt bằng kinh doanh F&B và Công cụ chấm điểm mặt bằng hoàn toàn miễn phí.
1.2. Định vị sai nhu cầu của khách hàng
F&B là một ngành có tính cạnh tranh cao, vì vậy doanh nghiệp của bạn có thể thất bại bất cứ lúc nào nếu không có sự hiểu biết và nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng trước khi bắt đầu. Không chỉ nhà hàng mà nhiều quán ăn vừa và nhỏ cũng bỏ qua bước này do tốn kém chi phí và nhân lực.
Bỏ ra nhiều tiền để thuê một đầu bếp giỏi nấu ăn không nhất thiết khiến nhà hàng của bạn đông khách, vì những món ăn mạnh của họ có khả năng phù hợp với nhu cầu của khách hàng tiềm năng mà bạn muốn. Làm thế nào để bạn biết nếu nhà hàng của bạn thực sự là một ý tưởng thành công hay một thất bại tiềm ẩn? Làm thế nào bạn có thể chắc chắn rằng quyết định kinh doanh tiếp theo sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh doanh hoặc chỉ chấp nhận rủi ro không cần thiết?
Để có thể tồn tại và phát triển, nhà hàng bạn cần cung cấp những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thực khách và mang tới trải nghiệm ăn uống tốt nhất khi đến nhà hàng, quán ăn của bạn.
1.3. Tư duy kinh doanh lỗi thời
Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhu cầu khách hàng cũng thay đổi theo ngày nên phương pháp kinh doanh của bạn có thể đúng ở thời điểm trước nhưng chưa chắc hiện tại còn phát huy tác dụng. Dấu hiệu cho thấy những chủ kinh doanh bảo thủ là họ luôn làm theo cảm quan cá nhân, không để tâm đến góp ý khách hàng và nhân viên để thay đổi tốt hơn thì thất bại chỉ là vấn đề thời gian.
Nếu không muốn kinh doanh nhà hàng thất bại, hãy bắt đầu bằng việc thẳng thắn thừa nhận yếu điểm của mình. Đồng thời thẳng thắn đối mặt với những nguy cơ có thể xảy ra với nhà hàng của bạn khi cứ khăng khăng làm theo những ý niệm bảo thủ đó.
Những điểm thường thấy ở những người “tôn thờ” lối kinh doanh nhà hàng bảo thủ:
- Thiếu định hướng: Chủ doanh nghiệp thiếu kiến thức về kinh doanh nhà hàng. Vì vậy, họ khó định hướng được mục tiêu trước khi bắt tay vào kinh doanh nhà hàng.
- Thiếu kiên nhẫn: Dựa vào vốn kinh nghiệm sẵn có, những chủ nhà hàng này luôn mong đợi thành công đến nhanh hơn so với khả năng thực tế.
- Lòng tham: Lợi nhuận luôn là ưu tiên hàng đầu. Chủ doanh nghiệp sẵn sàng đưa mức giá quá cao để thu về lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn.
- Hành động trước khi suy nghĩ kĩ: Họ luôn nghĩ khả năng phán đoán của mình tốt nên hay đưa ra những hành động nóng vội mà thiếu cân nhắc đến ý kiến của những người khác.
- Mất động lực kinh doanh: Khi kinh doanh nhà hàng, chủ nhà hàng suy nghĩ theo lối cũ hay bị mất động lực kinh doanh.
- Không thể bắt kịp xu hướng thị trường: Là khi chủ nhà hàng không am hiểu về ẩm thực, nhu cầu dịch vụ của khách hàng. Cần sự ưu tiên tới người tiêu dùng hoặc không nắm bắt được tình hình kinh tế ảnh hưởng thế nào đến lĩnh vực kinh doanh nhà hàng.
- Thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý: Họ luôn đánh đồng kinh doanh, quản lý nhà hàng giống như những lĩnh vực kinh doanh khác.
1.4. Thiếu kinh nghiệm trong quản lý doanh thu – lợi nhuận
Một trong những lý do chính khiến nhiều chủ nhà hàng kinh doanh thất bại là không vượt qua được những khó khăn đầu tiên là vì họ không biết cách quản lý tài chính hàng ngày của mình. Hoạt động kinh doanh mô hình nhà hàng đòi hỏi nhiều chi phí từ sản xuất, chế biến món ăn đến hoạt động bán hàng, lương nhân viên, nguyên vật liệu,… dễ dẫn đến thiếu hụt và nhầm lẫn.
Nên:
- Kiểm tra hóa đơn để nắm được mức doanh thu, lợi nhuận và đối chứng với số tiền thực tế được nhân viên bàn giao
- Kiểm kê kho nguyên vật liệu hạn chế tình trạng gian lận giữ nhân viên kế toán và quản lý nhà hàng
- Sử dụng phần mềm quản lý thay cho sổ sách ghi chép, excel
Hiện nay, phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk được nhiều chủ nhà hàng, quán ăn, chủ đầu tư tin dùng. MISA CukCuk cho phép thực hiện tất cả các nghiệp vụ của một nhà hàng/quán cà phê như gọi món, bếp/bar/thu ngân, kho…
Đặc biệt, thông qua phần mềm này người quản lý có thể nắm rõ được các khoản doanh thu, chí, lãi, lỗ, kiểm soát nguyên vật liệu… Quản lý không cần phải tính bằng tay giúp tiết kiệm nhân lực và chi phí quản lý.
Phần mềm với giao diện thân thiện, dễ sử dụng và đồng bộ trên tất cả các thiết bị. Chủ nhà hàng, quán ăn quản lý từ xa thông qua các thiết bị di động như smartphone, laptop, tablet.
Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý doanh thu nhà hàng MISA CukCuk: |
1.5. Chưa biết cách quản lý đội ngũ nhân sự
Người quản lý có thể được coi là người đại diện cho nhà hàng, người điều khiển mọi hoạt động và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhà hàng. Vì lý do này, các vị trí quản lý thường được trả lương rất cao vì họ đòi hỏi nhiều phẩm chất và kinh nghiệm. Tuy nhiên, việc quản lý ở nhiều nhà hàng vẫn chưa thực sự hiệu quả. Ban đầu, quản lý kém có thể không quá rõ ràng, nhưng về lâu dài sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Thái độ hời hợt và thiếu tôn trọng của nhân viên sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Kiểm soát nhân sự lỏng lẻo dễ dẫn đến thất thoát nguyên vật liệu hoặc doanh thu và lợi nhuận không chính xác.
Người quản lý đóng vai trò như thuyền trưởng điều khiển con tàu đi đúng nhất, nếu thuyền trưởng gặp những sai lầm trong việc vận hành thì tàu sẽ đi sai hướng, như vậy, việc kinh doanh nhà hàng ăn uống thất bại cũng phụ thuộc rất nhiều từ người quản lý.
1.6. Không đầu tư nhiều vào chất lượng dịch vụ
Ngày nay, để tồn tại trên thị trường F&B, chất lượng sản phẩm và dịch vụ phục vụ sẽ là hai yếu tố luôn song hành và mang tính quyết định đối với mọi nhà hàng, quán ăn. Một khi không đảm bảo được hai yếu tố này thì kinh doanh nhà hàng sẽ khó có thể phát triển như mong muốn.
Trên thực tế, có khá nhiều câu chuyện được chia sẻ trên mạng xã hội liên quan đến sự không hài lòng của khách hàng. Tốc độ lan truyền của nó trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ như hiện nay đủ sức làm hoen ố hình ảnh của thương hiệu trong thời gian ngắn.
II. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng
- Chọn mặt bằng
Bài học rút ra, đừng quá tham lam giá rẻ mà không cân nhắc kỹ càng. Ngoài ra, hãy cố gắng áp dụng 3 nguyên tắc giao dịch sau để có thể giao dịch thành công.
Đầu tiên, thay vì chấp nhận ngay mức giá mà chủ mặt bằng đưa ra dù bạn đã quá hài lòng, hãy dành thời gian thương lượng để có được mức giá tốt hơn.
Thứ hai, đàm phán các điều khoản của hợp đồng trên cơ sở “đôi bên cùng có lợi”. Ví dụ, bạn sẽ cải thiện mặt bằng và trả tổng tiền thuê mỗi 3-6-12 tháng hoặc thậm chí hàng năm nếu bạn thấy tiềm năng thực sự ở đó.
Kinh nghiệm xương máu cuối cùng được đúc kết là tránh để cảm xúc chi phối. Nếu mặt bằng tốt nhưng không đạt tiêu chí thương mại hoặc vượt quá kinh phí, phát hiện nhiều “góc khuất” của các chủ trước,… thì đừng chần chừ mà hãy mạnh dạn bỏ qua.
- Nâng cao tư duy kinh doanh
Hãy tập cách lắng nghe và tiếp nhận những lời nhận xét của mọi người để đưa ra giải pháp phù hợp nhất với việc kinh doanh nhà hàng của mình. Bạn có thể dễ dàng nâng cao tư tưởng, tầm nhìn của mình bằng cách tham gia vào các nhóm, các buổi trao đổi giữa các chủ nhà hàng, kiến thức ẩm thực liên quan để học tập, chia sẻ, rút ra kinh nghiệm thường xuyên.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể đầu tư vào các khóa học quản lý nhà hàng, tham vấn ý kiến chuyên gia hoặc đối tác uy tín cũng là một cách để tiếp cận thêm góc nhìn từ những kinh nghiệm của người có chuyên môn thực tế cao.
- Sử dụng phần mềm quản lý
Hiện nay, để quản lý tài chính hiệu quả, các nhà hàng thường sử dụng phần mềm kế toán để thống kê chi tiết các khoản thu chi theo thời gian, sổ sách, hóa đơn hàng tồn kho,…để dễ dàng kiểm soát điều khiển và tránh sai sót. Hiểu được tình hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, giúp bạn xây dựng kế hoạch và sửa đổi kế hoạch kinh doanh kịp thời và phù hợp.
- Quản lý nhân viên
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là hãy xem xét lại toàn bộ hoạt động kinh doanh nhà hàng, xem xét từng giai đoạn tăng trưởng và lập kế hoạch cho phù hợp. Tham gia thường xuyên vào các diễn đàn cộng đồng trong lĩnh vực F&B, đặc biệt là lĩnh vực nhà hàng, để lắng nghe các chuyên gia chia sẻ và giải đáp thắc mắc, ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thế mạnh của các nhà hàng khác và nắm bắt xu hướng thị trường.
- Quảng bá nhà hàng
Vì vậy, chúng ta hãy thực sự siết chặt chất lượng dịch vụ và thực phẩm bằng cách tìm nhà cung cấp uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh việc tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng phục vụ để thực sự làm hài lòng quý khách khi đến nhà hàng.
III. Tạm kết
Kinh doanh nhà hàng thất bại là điều mà không một người chủ nào mong muốn. Việc gặp những sai lầm trong khâu lựa chọn vị trí, quản lý nhân sự, marketing,…là những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ thất bại. Giải pháp hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp có thể vượt qua mọi khủng hoảng là rà soát lại tất cả các khâu trong nhà hàng từ quản lý, dịch vụ cho đến truyền thông,… có như thế doanh nghiệp bạn mới tạo ra nhiều giá trị và sống sót trong thị trường đầy cạnh tranh.