Nhân viên nhà hàng là một “nghệ sĩ” giúp cho quán ăn, nhà hàng ngày càng phát triển. Họ như chiếc cầu nối giữa việc giữ chân khách hàng cũ và mời gọi thêm khách hàng mới. Bên cạnh đó, chính họ cũng là người tạo nên phong cách cho nhà hàng, quán cafe có thực sự chuyên nghiệp hay không.
Vậy nhân viên nhà hàng của bạn có đang phục vụ khách hàng tốt nhất? Trong bài viết dưới đây, CUKCUK.VN sẽ chỉ giúp bạn 7 kiểu nhân viên phục vụ rất dễ khiến khách hàng bỏ quán bạn mà đi
1. Giữ khuôn mặt tối sầm
Thực khách đến quán là những người đang cần một không gian vui vẻ để có thể tiếp đón gia đình, đồng nghiệp, đối tác… hoặc đơn giản là họ tìm cảm hứng để làm việc thật tốt. Nhưng khi bước vào quán, nhân viên phục vụ lại giữ khuôn mặt tối sầm, không nở nụ cười và cũng rất kiệm lời. Cảm giác của khách hàng lúc này sẽ từ “thực khách” chuyển sang “thực khất”, thấy thật lãng phí khi mình bỏ tiền ra mà bị đối xử không xứng đáng.
Hãy chắc chắn khách hàng của bạn nhận được sự tôn trọng từ nhân viên. Và giúp nhân viên hình dung rõ ràng, việc họ làm là phục vụ để khách hàng hài lòng. Người trả lương cho nhân viên không ai khác chính là khách hàng.
Có thể bạn quan tâm:
- 7 điều đáng học để quản lý nhà hàng, quán ăn hiệu quả
- Quá tải dịp lễ tết: mất tiền, mất khách, mất nhân viên
2. Ngôn ngữ cộc lốc
Thay vì thưa gửi, nhân viên phục vụ với khuôn mặt thiếu thiện cảm, sử dụng những câu đại loại như: “Kêu món ăn/ nước gì chưa?” “Không có”, “Hết rồi”, “Anh/chị muốn gì?”… Những ngôn từ này nghe như lời tuyên chiến chứ không phải sẵn lòng phục vụ, và dĩ nhiên khách hàng sẽ không từ mà biệt với quán của bạn ngay.
Đây được xem là những điều cấm kỵ khi nhân viên giao tiếp với khách hàng. Hãy xây dựng thành một văn hóa riêng của nhà hàng bạn. Nhiều tình huống khách hàng hài lòng với chính thái độ phục vụ văn minh. Nhà hàng, quán ăn càng lúc càng ghi điểm món ăn không những ngon mà hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu về chất lượng.
3. Tâm hồn treo ngược cành cây
Nhân viên nhà hàng nhận order của khách xong, để khách đợi nửa tiếng, khách gọi thêm các món hoặc đồ dùng khác phải chờ dài cổ, vì nhân viên phục vụ bận làm việc này việc kia mà quên mất yêu cầu của khách. Trong trường hợp này, nếu khách đang có nhu cầu dùng đồ ăn uống ngay hoặc đang tiếp đón đối tác quan trọng thì bạn hãy sẵn sàng đối mặt với việc khách sẽ không bao giờ quay lại quán phục vụ thiếu chuyên nghiệp của bạn nữa đâu.
Một biện pháp để hạn chế tình trạng trên diễn ra là việc, chia ca làm việc hợp lý và yêu cầu nhân viên hạn chế sử dụng các thiết bị di động cá nhân. Để tránh xảy ra những tình huống mải mê với chuyện riêng, ảnh hưởng đến công việc chung.
4. Đối đáp với khách hàng
Giả sử khách order sai thì hãy nhã nhặn xin phép đổi cho khách trong thời gian nhanh nhất, đừng mất thời gian so đo xem lúc này ai đúng, ai sai, vì đối đáp với khách hàng chỉ làm cho họ cảm thấy phiền hà. Hãy cứ nói lời xin lỗi, bạn sẽ không thiệt thòi đâu.
Điều này đòi hỏi sự khéo léo đôi khi của chính những nhân viên. Hãy luôn nhớ linh động cho khách hàng khiến họ cảm thấy yêu thích bạn nhiều hơn. Nhưng đừng lạm dụng điều này nhiều quá. Khách hàng có thể sẽ đòi hỏi những yêu cầu cao hơn. Đáp ứng được hay không, không chỉ phụ thuộc vào quyết định của nhân viên là được. Biết đúng người, đúng thời điểm thì khi đó, bạn đã có những nhân viên thực sự tuyệt vời.
5. Nhìn vẻ ngoài của khách để phục vụ
Khách hàng dù là người có nhiều hay ít tiền thì khi họ chấp nhận sử dụng dịch vụ ăn uống gì, đã có giá được công bố theo thực đơn và họ sẽ trả cho bạn số tiền đó. Bởi vậy, khi thấy người “sang” đon đả phục vụ, người kém “sang” thì khinh khỉnh, chính là cách để bạn “đuổi” khách nhanh nhất. Luôn giữ tâm thế mọi thực khách đến với nhà hàng đều là những vị thượng đế. Điều này khiến họ cần được cư xử công bằng như nhau.
Khách dù ít tiền cũng không xin bạn giảm giá, nhiều tiền cũng không trả gấp đôi, bởi vậy hãy nhớ đừng nhìn vẻ bề ngoài của họ mà phân biệt nhé!
6. Buôn chuyện điện thoại trước mặt khách hàng
Trong lúc khách hàng đang sốt ruột chờ được phục vụ, còn bạn thì cầm điện thoại để buôn chuyện, bạn đã kịp ghi một hình ảnh khó nhìn vào ấn tượng của khách hàng rồi. Nếu gặp khách hàng khó tính, họ sẽ phàn nàn ngay với quản lý và bạn sẽ gặp phiền toái không ít, nếu gặp khách hàng không lên tiếng nhưng nhớ lâu, thì quán của bạn mất đi một khách hàng thân thiết và nhiều khách hàng tiềm năng rồi.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách quản lý nhân viên nhà hàng: “Trung thành có phải cụm từ xa xỉ”?
- 8 điều khiến nhân viên của bạn làm được việc hơn
Việc trao đổi trong quá trình làm việc tuy không tránh khỏi nhưng thực sự cần cân nhắc thời gian hợp lý. Hạn chế tụ tập, nói chuyện để khách hàng nhìn thấy. Không chỉ nhân viên bị nhắc nhở mà bản thân hình ảnh của nhà hàng cũng bị ảnh hưởng. Mất khách là do đâu? Do chính thái độ cư xử của nhân viên hay nói đúng hơn là chất lượng dịch vụ nhà hàng của bạn.
7. Đếm tiền tip trước mặt khách hàng
Xu hướng ngày nay, nhân viên nhà hàng phục vụ được khách đưa tiền tip là phổ biến.Tuyệt đối, đừng mang khoản tiền tip này ra trước mặt khách hàng để đếm. Nếu khách tip nhiều họ sẽ thấy bạn mất lịch sự, nếu khách tip không nhiều thì họ sẽ có phần ngại ngùng, và lần sau họ sẽ bỏ qua hành động tip này để tránh bị bạn đưa vào tình huống khó xử.
Nếu bạn muốn chuyên nghiệp trong mắt khách hàng thì hãy tránh những hành động sai lầm như trên nhé. Nhân viên phục vụ là bộ mặt của nhà hàng, hãy là đại sứ thương hiệu để “lôi kéo” khách hàng về với quán của mình nhé!
Với phần mềm quản lý nhà hàng CUKCUK.VN quy trình phục vụ nhà hàng, quán ăn chuyên nghiệp hơn. Nhân viên hoạt động năng suất hơn. Khách hàng được phục vụ chu đáo, nhanh chóng, đúng người, đúng món. Nếu bạn còn băn khoăn về các tính năng của phần mềm trên, hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay nhé!