9 bước chuẩn bị mở nhà hàng Thái: Từ ý tưởng đến thành công

Mở nhà hàng Thái

Mở nhà hàng Thái có thể là một thách thức lớn, nhưng với kinh nghiệm và các bước chuẩn bị thích hợp, bạn có thể khởi nghiệp mở nhà Thái thành công. Tìm hiểu cách tổ chức, chuẩn bị và kinh doanh một nhà hàng Thái thành công trong bài viết này.

I. Đánh giá tiềm năng mở nhà hàng Thái hiện nay

Ẩm thực Thái từ lâu được phần đông thực khách Việt yêu thích bởi sự hòa quyện của vị chua, cay, ngọt, mặn rất đậm đà. Nhiều bạn trẻ sẵn sàng dành thời gian và tiền bay sang Thái ngắn ngày để thưởng thức lẩu tomym, pad Thai, som tam… 

Trước nhu cầu đó, nhiều nhà hàng Thái đã được mở ra, đem đến cho khách hàng Việt những trải nghiệm ẩm thực mới lạ. Phần đông các nhà hàng đều cập nhật xu hướng ẩm thực nhanh chóng và điều chỉnh hương liệu để phù hợp với khẩu vị của người Việt mà vẫn giữ được những nét đặc trưng của ẩm thực xứ chùa vàng.

Nhà hàng Thái nói chung và các món đặc trưng của Thái nói riêng được yêu thích bởi hương vị độc đáo, đem đến cho khách hàng Việt những trải nghiệm mới lạ. Bên cạnh đó, các nhà hàng Thái ở Việt Nam cũng cập nhật xu hướng ẩm thực rất nhanh chóng, luôn tạo ra sự mới lạ cho thực khách. Do đó, việc mở nhà hàng Thái trở thành ý tưởng start-up được rất nhiều người hướng đến. 

II. 9 bước cần chuẩn bị để mở nhà hàng Thái

2.1. Chọn quy mô nhà hàng và đối tượng khách hàng mục tiêu

Để ẩm thực nước ngoài có thể “làm mưa làm gió” ở thị trường Việt Nam, thì đầu tiên bạn cần phải xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Hương vị món Thái chủ yếu là thiên về độ cay, điều này thích hợp với các bạn trẻ hơn những người lớn tuổi. 

Về quy mô nhà hàng, điều này còn phải dựa vào nguồn vốn của bạn. Nếu bạn dự định mở một nhà hàng Thái sang trọng thì khách hàng của bạn sẽ là những người thuộc tầng lớp khá giả, có thể sẵn sàng chi cho một bữa ăn lên đến hàng triệu đồng. Về loại hình phục vụ, có thể mở nhà hàng buffet hoặc gọi món.

2.2. Tài chính, xác định mở nhà hàng Thái cần bao nhiêu vốn

Việc mở nhà hàng ăn uống cũng giống như việc bạn khởi nghiệp kinh doanh. Điều đó có nghĩa là bạn phải chuẩn bị cho mình một nguồn vốn vững chắc, bạn có thể đi vay mượn hay được đầu tư, quan trọng là con số đó phải kha khá từ vài trăm triệu trở lên. 

Tham khảo một số chi phí cố định khi mở nhà hàng Thái:

  • Chi phí thuê mặt bằng

Chiếm 30% ngân sách mở nhà hàng. Đa số chủ mặt bằng sẽ yêu cầu bạn đóng trước 3 – 6 tháng hoặc 1 năm tiền thuê mặt bằng kinh doanh. Những địa điểm đắc địa, có mặt tiền rộng rãi, giao thông thuận tiện thì chi phí sẽ cao, khoảng 30triệu/tháng.

Để đánh giá mặt bằng bằng đó có phù hợp với mô hình kinh doanh của mình hay không, bạn hãy sử dụng Công cụ chấm điểm mặt bằng tự động TẠI ĐÂY.

  • Chi phí trang trí nội thất nhà hàng Thái

Chiếm khoảng 10 – 15% ngân sách mở nhà hàng. Các hạng mục cần đầu tư bao gồm: sơn sửa lại mặt bằng, mua bàn ghế, đồ trang trí nhà hàng,…

  • Chi phí thiết bị dụng cụ bếp bar

Các thiết bị, dụng cụ cần có trong nhà hàng như tủ lạnh, tủ mát, bát đũa, xoong chảo, bếp, bar, máy pha chế… nên chọn những thương hiệu tên tuổi, độ bề bỉ để tiết kiệm chi phí lâu dài.

  • Chi phí thuê nhân sự

Thông thường mức lương cơ bản của một số vị trí như thu ngân, kế toán sẽ khoảng 5 – 7 triệu, nhân viên phục vụ theo ca 2-3 triệu còn đầu bếp chuyên nghiệp (bếp trưởng) khoảng 7 – 10 triệu.

  • Chi phí đầu tư phần mềm quản lý và thiết bị bán hàng chuyên nghiệp

Thay vì mất nhiều thời gian, công sức vào việc tính toán thủ công/excel không tránh khỏi nhầm lẫn thì đầu tư phần mềm quản lý bán hàng chỉ khoảng 6.000đ/ngày tiết kiệm. Phần mềm quản lý hỗ trợ bạn quản lý doanh thu, tài chính, nguyên vật liệu từ xa.

Phần mềm quản lý MISA CukCuk

Phần mềm quản lý bán hàng chuyên nghiệp tích hợp được trên nhiều thiết bị. Nhân viên phục vụ dễ dàng nhận order trên ipad, điện thoại, POS mini cầm tay… nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Như vậy, để mở nhà hàng Thái thành công, bạn sẽ cần khoảng 300 – 500 triệu đồng.

2.3. Lựa chọn địa điểm mở nhà hàng Thái phù hợp

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu là để chọn vị trí mở nhà hàng Thái thích hợp. Nếu khách hàng của bạn không ngại chi vài triệu cho một bữa ăn thì bạn nên chọn những mặt bằng nằm trên các khu phố ẩm thực sầm uất. Việc chọn vị trí như vậy có thể sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho nhà hàng của bạn, tuy nhiên nó sẽ làm tăng độ nhận diện nhà hàng, đồng thời tăng giá trị thương hiệu của nhà hàng bạn. 

Còn nếu bạn chỉ muốn mở một quán nhỏ bình dân, thì ở khu dân cư đông người hoặc trong các khu chợ cũng là lựa chọn tốt. Và nếu chọn địa điểm ở những nơi như vậy, thì bạn sẽ không cần đầu tư quá nhiều vào các dịch vụ cũng như không cần training cho nhân viên chuyên nghiệp như ở các nhà hàng lớn. 

2.4. Thiết kế không gian & sắm sửa trang thiết bị nhà hàng

Thái Lan là đất nước của Phật giáo, bởi vậy khi nhắc đến Thái Lan, người ta sẽ nhớ ngay đến các kiến trúc chùa chiền nguy nga, hoành tráng. Những nét đặc trưng ấy thường ảnh hưởng đến cả thiết kế nội thất của các nhà hàng Thái Lan.

Sự kết hợp hài hòa giữa nét hiện đại và truyền thống tạo nên một không gian ẩm thực độc đáo cho nhà hàng Thái. Thiết kế mái tam giác, vòm cửa cao và các họa tiết phức tạp, tỉ mỉ là những chi tiết không thể thiếu trong nhà hàng Thái. 

Bên cạch thiết kế không gian, việc lựa chọn nội thất và sắm sửa các trang thiết bị cho nhà hàng là một trong những việc làm cần thiết. Bàn ghế nội thất thường thấy ở các nhà hàng Thái có chất liệu gỗ, kèm với những vật dụng trang trí bằng mây tre đan truyền thống vừa đơn giản vừa độc đáo. 

Không gian nhà hàng Thái

2.5. Xây dựng menu cho nhà hàng Thái 

Xây dựng menu nhà hàng TháiMenu của nhà hàng cần gồm các phần như món khai vị, món chính, món tráng miệng và nước uống. 

Ở món khai vị, đầu bếp cần cho thực khách làm quen với vị chua chua cay cay đặc trưng của ẩm thực Thái. Một số món có thể tham khảo như gà chiên cuộn lá dứa, láp bò, láp gà, tôm tắm sốt chanh,…Hoặc các món gỏi như gỏi đu đủ ba khía, gỏi má heo trộn thính,…

Món chính sẽ quyết định chất lượng ẩm thực nhà hàng nên cần đậm đà, một số món bạn có thể lựa chọn đưa vào menu như cá chẽm hấp chanh, cá lóc chiên cuốn thảo mộc, mực hấp chanh, tôm sốt tam vị, bò nướng BBQ, xúp sườn tomyum, tomyum hải sản, cơm chiên kapi, cơm hấp hải sản,…

Món tráng miệng đừng bỏ qua món xôi xoài thần thánh nhé, bên cạnh đó còn kem dừa, chè bánh lọt,…

2.6. Lựa chọn nguyên liệu và đối tác cung cấp

Tuy nguyên liệu cần sử dụng cho nhà hàng là những nguyên liệu đặc trưng của Thái Lan, nhưng bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm ở thị trường Việt Nam. Bên cạnh đó, nếu có điều kiện, bạn có thể sang Thái để nhập nguyên vật liệu từ tận nơi sản xuất, như vậy sẽ không bị mất khoản phí trung gian. 

Để mở nhà hàng Thái, nguyên liệu bạn cần chọn phải đảm bảo chuẩn vị Thái, đặc biệt là các loại gia vị. Một số gia vị mà người Thái hay dùng trong nấu nướng như hạt thì là, bạch đậu khấu, quế, đinh hương, sả, chanh, ớt,…

2.7. Đăng ký giấy phép kinh doanh

Đăng kí giấy phép kinh doanh là một trong những việc bắt buộc bạn phải làm nếu muốn nhà hàng của mình được kinh doanh hợp pháp. Bạn có thể đăng kí giấy phép kinh doanh tại phòng kinh tế hoặc phòng kế hoạch tài chính tại uỷ ban nhân dân cấp Quận/Huyện – nơi bạn mở nhà hàng. Tìm hiểu chi tiết về Thủ tục cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng mới nhất 2023 

giấy phép kinh doanh nhà hàng Thái
Trước khi kinh doanh, hãy chuẩn bị đầy đủ giấy phép hoạt động theo quy định

2.8. Tuyển dụng và đào tạo nhân viên

Tuyển dụng nhân viên cho nhà hàng là việc không bắt buộc nhưng nếu muốn nhà hàng của bạn phục vụ khách hàng tốt hơn, chuyên nghiệp hơn thì đây là điều cần thiết. 

Đối với việc tuyển nhân viên phục vụ thì không quá khó, thế nhưng để training cho nhân viên một cách bài bản thì yêu cầu người quản lí hoặc chủ nhà hàng cần phải có kiến thức, kinh nghiệm về phục vụ khách hàng. 

2.9. Tiến hành quảng bá nhà hàng

Để mọi người biết đến nhà hàng của bạn, không thể thiếu việc marketing để quảng bá hình ảnh nhà hàng. Bạn cần chạy quảng cáo bài đăng khai trương kèm ưu đãi để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, trong kế hoạch chi tiêu, cần để một khoản cho việc marketing và xây dựng hình ảnh nhà hàng trên nền tảng mạng xã hội. Có như vậy, nhà hàng Thái của bạn mới tiếp cận được với nhiều khách hàng.

III. Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng Thái thành công

3.1 Các bài học kinh doanh từ những thành công và thất bại

Có rất nhiều nhà hàng được mở ra với hi vọng gặt hái tiền tài và danh tiếng, thế nhưng liệu có mấy nhà hàng có thể trụ vững trong ngành F&B cạnh tranh khốc liệt.

Khi quyết định mở nhà hàng Thái, không ít chủ nhà hàng đã vượt qua “sóng gió”, trở nên vững mạnh trên thị trường. Một trong số đó phải kể đến nhà hàng Yumyum Thai ngụ tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Với sự đầu tư, chăm chút kĩ lưỡng từ địa điểm, không gian, chất lượng đồ ăn và phục vụ, Yumyum Thai đã không ngừng phát triển, mở thêm những chi nhánh mới. 

Bên cạnh những nhà hàng thành công, cũng có những chuỗi thương hiệu phải nhường chỗ cho các tên tuổi khác. Điển hình là “Món Huế”, đây từng là niềm mơ ước của nhiều thương hiệu Việt với tốc độ mở rộng chuỗi nhanh đến chóng mặt, sở hữu hàng trăm điểm ở vị trí đắc địa. Thế nhưng việc mở rộng quá nhanh trong khi chưa có hiệu quả tài chính tốt đã gây nên sức ép tài chính lớn cho chủ doanh nghiệp.

3.2. Lời khuyên cho những người muốn mở nhà hàng Thái

Món Thái, nhà hàng Thái không phải là điều gì quá mới mẻ đối với người Việt. Bởi vậy, muốn thành công trên con đường này, buộc bạn phải có kiến thức, kinh nghiệm, có sự độc đáo và khác biệt từ phong cách đến hương vị món ăn. Chỉ như vậy, bạn mới có thể vươn mình và trụ vững được trong ngành này.

Mời bạn cùng lắng nghe những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng Thái của anh Nguyễn Hoàng Anh Sơn – Founder TSF Thai Street Food:

IV. Tạm kết

Ẩm thức Thái nhận được rất nhiều tình cảm của thực khách Việt mở ra cơ hội phát triển cho những bạn đang có ý định khởi nghiệp F&B. Hy vọng với những kinh nghiệm mở nhà hàng Thái chia sẻ trên sẽ giúp bạn định hướng và triển khai thành công.

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

dang-ky-nhan-tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023