Anh chị còn nhớ đến chương trình Shark Tank, nơi mà các startup đến gọi vốn đầu tư để phát triển doanh nghiệp của mình. Shark Phú có nói với 1 founder rằng: “Anh chả tin ai trên đời này cả, anh chỉ tin vào những con số”.
Tại sao? Đó là cách duy nhất để anh chị đưa ra được những quyết định đủ sáng suốt, tỉnh táo. Với anh chị làm nhà hàng quán ăn cũng vậy, chúng ta đang quản lý tình hình kinh doanh của mình như thế nào?
Nếu thực sự quyết định đầu tư của anh chị phần lớn đang theo cảm tính thì cần cẩn trọng. Đặc biệt với thời điểm phục hồi kinh doanh như hiện tại
1/ Thực trạng tồn tại của những mô hình vừa và nhỏ
Đợt dịch Covid – 19 vừa qua như một cuộc sàng lọc có điều kiện, những đơn vị đủ duy trì sau dịch hoặc là có nền tảng vốn tốt, hoặc cách vận hành của họ được đầu tư bài bản, chuẩn chỉnh, sẵn sàng đương đầu với những tình huống rủi ro như dịch.
Bằng chứng có thể thấy các ông lớn cafe lập tức chuyển đổi mô hình kinh doanh của mình thành online mà không cần tốn quá nhiều thời gian.
Họ biết khách hàng của mình tiêu dùng những gì, sở thích của họ ta sao, thói quen của họ thế nào, và họ đã từng sử dụng dịch vụ gì… Làm thế nào để thống kê được những hoạt động đó?
Hệ thống theo dõi xử lý đơn hàng, thông tin khách hàng, báo cáo tỉ trọng sản phẩm, báo cáo hoạt động giao hàng trực tuyến. Từ đó hoàn toàn có cơ sở để áp dụng những combo đồ uống vừa ý khách hàng nhất
Quán nhỏ chúng ta thì sao? Hôm nay bán được bao nhiêu, biết bấy nhiêu, không biết khách hàng gọi món gì nhiều, món gì ít, không biết họ có gọi thêm đồ uống kèm nhiều hay không. “Áng chừng, cảm tính” có lẽ được sử dụng chính xác nhất trong trường hợp này.
Căn bản việc chuẩn bị nguyên vật liệu cho hôm sau hoàn toàn không dựa trên việc bán được nhiều hay ít mà dựa và suy nghĩ, khách hàng có thể gọi nhiều món này để chuẩn bị. Và đó cũng là lúc những lỗ hổng kinh doanh xuất hiện.
2/ Hệ lụy kinh doanh
Cùng là một sản phẩm kinh doanh, người mở chuỗi, quán lại chỉ mãi kinh doanh cầm chừng? Hãy hình dung mọi quyết định kinh doanh đều cần dựa trên các số liệu đánh giá cụ thể.
Doanh thu không rõ ràng
Làm thế nào để kiểm soát được quỹ tiền của anh chị có bị hao hụt so với số lượng đơn hàng một ngày hay không? Nếu khách hàng trả tiền bao nhiêu, anh chị biết bấy nhiêu?
Luôn luôn là đủ vì chúng ta không có gì để đối chứng. Khách hàng đưa thiếu hoặc anh chị trả lại thừa?
Những trường hợp gian lận của nhân viên, làm thế nào để lường trước được? Hoàn toàn không. Bởi vậy có nhiều chuyện dở khóc dở cười, khách đông mà quán tính chẳng lãi mấy
Nguyên vật liệu kho quỹ thất thoát
Anh chị đã từng gặp phải tình cảnh, hàng hóa lúc cần không thấy, lúc lại thấy quá dư thừa, hay những tình huống hàng hóa hết hạn, không kịp xử lý dẫn đến tồn đọng, hỏng phải bỏ đi, lại là thất thoát.
3/ Thay đổi chính cách thức vận hành quản lý quán ăn
Ngưng mất tiền chỉ vì vận hành không khoa học, cảm tính, đã đến lúc anh chị khôi phục doanh thu sau dịch cũng là lúc anh chị thay đổi các thức vận hành của chính mình. Kiểm soát tình hình kinh doanh bằng những con số, vì chúng không bao giờ nói dối.
Từ công việc của nhân viên phục vụ như gọi món, tính tiền, in hóa đơn đến các hoạt động tổng kết doanh thu, quản lý nguyên vật liệu đều được giám sát chặt chẽ, liên kết với nhau, vận hành theo một hệ thống.
Ngay cả khi anh chị không trực tiếp có mặt tại quán, hoạt động kinh doanh vẫn được kiểm soát theo giờ, thậm chí theo cả mặt hàng.
Toàn bộ lịch sử giao dịch được ghi nhận trên phần mềm, anh chị có thể đối chiếu thực thu và hóa đơn trên hệ thống để biết được doanh thu có bị thất thoát không, có thì thất thoát bao nhiêu, thất thoát vào ca của ai…
Để biết thêm thông tin về phần mềm anh chị có thể tham khảo bài viết về phần mềm quản lý quán ăn hoặc đăng ký tại đây