Mở nhà hàng là mô hình kinh doanh F&B thu hút được nhiều quan tâm của giới đầu tư. Tuy nhiên khi mới kinh doanh nhiều người chưa có kinh nghiệm rơi vào tình cảnh đặt quá nhiều mục tiêu, lãi giả lỗ thật phải đóng cửa sau 6 tháng – 1 năm hoạt động. Cùng tìm hiểu 5 nguyên tắc cần lưu ý khi mới kinh doanh nhà hàng qua bài viết sau.
1. Dự trù kinh phí và huy động vốn để mở nhà hàng
Thời gian đầu kinh doanh nhà hàng thì chắc chắn yếu tố kinh phí và tiền vốn dự trù là cực kỳ quan trọng. Hiện nay, các mô hình kinh doanh nhà hàng mới hầu hết sẽ mắc phải sai lầm, khi trong trường hợp khẩn cấp lại không đủ tiền để xoay sở. Điều đó dẫn đến tình trạng kinh doanh của nhà hàng bị ảnh hưởng, thua lỗ nghiêm trọng.
Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc là chủ nhà hàng đã quá chú tâm vào việc đầu tư những cơ sở vật chất hiện đại và chi trả cho số tiền mặt bằng quá cao so với ngân sách đầu tư ban đầu. Lưu ý khi mới kinh doanh nhà hàng tránh được tình huống trên, bạn nên có một kế hoạch chi tiết, cụ thể và rõ ràng cho sự phát triển qua từng giai đoạn của nhà hàng.
Không nên quá mạo hiểm trong việc kinh doanh vì điều này sẽ dẫn tới những hậu quả không thể lường trước được. Đặc biệt chỉ nên chú trọng phát triển ở một số mảng, chứ không nên phát triển quá ồ ạt khiến cho việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Hơn thế nữa ở các nhà hàng mới, để làm quen với các nhà cung cấp nguyên vật liệu tươi sạch, giá mềm cũng là một vấn đề lớn. Vì khi mới bắt đầu bán hàng có thể menu món ăn chưa ổn định, lượng nhập nguyên vật liệu ít, giá đầu vào cao, chất lượng nguyên vật liệu còn nhiều hạn chế. Những khó khăn đó khiến menu của nhà hàng buộc phải tăng giá, mà một khi đã tăng giá thì sẽ khó có khách hàng hơn, dẫn tới việc không đủ tiền để bù vào phần lỗ.
Do đó, cần lập một bảng danh sách chi phí chi tiết của nhà hàng bao gồm các hạng mục như đầu tư cơ sở vật chất (bàn ghế nội thất, ngoại thất), tiền nguyên vật liệu, tiền trả cho nhân viên, tiền pr quảng cáo, phần mềm và thiết bị bán hàng cùng những chi phí phát sinh (không cố định khác).
Tham khảo thêm về 7 chi phí phát sinh của quán ăn thường gặp hiện nay
Khi bạn đã có cái nhìn tổng quát hơn về chi phí đầu tư sẽ xem từng hạng mục, cái nào chi tiêu nhiêu, cái nào chi tiêu ít, nên ưu tiên khoản đầu tư nào trước để cân đối ngân sách.
Nhiều trường hợp do chủ nhà hàng không có nhiều kinh phí nên đã đi vay ngân hàng. Nếu bạn cũng đang ở trong trường hợp này thì cần chú ý nguồn lãi suất hàng tháng, thời gian tiền xoay vòng và phải luôn có trong mình một quỹ tiền dự phòng, để phòng ngừa những tình huống không như ý muốn xảy ra.
Vấn đề tài chính là một vấn đề vô cùng quan trọng và cực kì nhạy cảm trong kinh doanh đặc biệt với những nhà hàng mới mở nữa. Hãy sử dụng đồng tiền thật thông minh và có kế hoạch.
2. Xác định khách hàng mục tiêu và xây dựng thực đơn phù hợp
Xác định khách hàng mục tiêu là bước đầu tiên trong quá trình phát triển của nhà hàng. Bởi lẽ mỗi nhóm khách hàng (học sinh, sinh viên, dân công sở, người ăn chay…) sẽ có những nhu cầu và yêu cầu về món ăn riêng không hề giống nhau. Vì thế khi xác định được khách hàng của quán, bạn sẽ kiểm soát được tất cả mọi thứ từ địa điểm, phong cách, menu món ăn đến cách phục vụ.
Thiết kế menu nhà hàng vô cùng quan trọng. Khi khách hàng đến nhà hàng của bạn, nếu như menu được xây dựng một cách rối rắm, khó nhìn với nhiều thông tin khác nhau, chắc chắn sẽ gây ra sự khó chịu với khách hàng. Họ không biết nên phải gọi gì và gọi như thế nào. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng là khách hàng bị rối và không thể nào đưa ra quyết định được.
Hãy tối giản những thông tin không cần thiết trong menu, chỉ cần đảm bảo tên món và giá tiền là được. Nhiều nhà hàng lựa chọn chỉ có để tên món ở phía trên cho khách hàng dễ dàng lựa chọn.
Nếu có thể hãy xây dựng thêm thực đơn menu chính và thực đơn menu phụ. Menu chính là những món ăn best seller của nhà hàng để khách hàng không cần phải suy nghĩ quá nhiều đến vấn đề này.
Ngoài ra nhiều nhà hàng hiện nay còn áp dụng những chương trình combo khuyến mãi bao gồm 2 – 4 người ăn, kèm nước và đầy đủ thức ăn đi kèm. Khi đề ra những combo như thế này thì về cơ bản lợi nhuận của nhà hàng cũng không thay đổi nhiều, nhưng khách hàng sẽ cảm thấy hời và thậm chí là kích thích sự lựa chọn của khách hàng.
3. Tuyển chọn và đào tạo nhân viên
Hiện nay với sự cạnh tranh vô cùng khốc liệt của thị trường F&B thì hầu hết các nhà hàng đều sở hữu những món ăn ngon, cùng với thực đơn menu vô cùng hấp dẫn. Nhưng yếu tố quan trọng làm cho khách hàng phải chú tâm đến nhiều thì đó là cách phục vụ của nhân viên nhà hàng.
Nhiều chủ nhà hàng đã không quá bận tâm tới việc đào tạo cho nhân viên của mình. Nhưng quả thực trong quá trình phục vụ sẽ gặp rất nhiều những khó khăn và tình huống không ngờ tới được. Có những tình huống tranh chấp với khách hàng mà nhân viên không thể linh hoạt để xử lý được. Do đó việc training sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho nhân viên nhanh nhạy trong mọi vấn đề.
Hãy xây dựng kịch bản cho những tình huống có thể xảy ra trong quá trình phục vụ. Việc giữ chân khách hàng là khó, nhưng để mất đi một khách hàng là điều cực kì dễ dàng. Chủ nhà hàng hãy chỉn chu trong mọi hoạt động của nhà hàng.
Hiện nay trên thị trường đã có rất nhiều nhà hàng làm tốt được điều này như chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao. Bên cạnh menu hot pot độc nhất vô nhị thì phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện và vui vẻ của nhân viên nhà hàng cũng là yếu tố khiến cho tên tuổi Haidilao hot khắp mạng xã hội và nhiều người xếp hàng để ăn.
4. Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp
Xây dựng quy trình chăm sóc khách hàng là một quá trình dài và cần thời gian. Chủ nhà hàng hãy biết cách nhìn nhận và tập trung vào từng đối tượng khác nhau.
- Nhóm khách hàng mới: Thu thập thông tin khách hàng (họ tên, ngày sinh, thói quen hoặc những món ăn yêu thích) để có kế hoạch gửi những chương trình ưu đãi, khuyến mãi phù hợp. Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng, tìm hiểu mức độ hài lòng của khách về dịch vụ phục vụ và chất lượng món ăn – đồ uống đã sử dụng.
- Nhóm khách hàng quen, khách hàng trung thành: Tặng voucher hoặc thẻ tích điểm, gửi tin nhắn chúc mừng sinh nhật hoặc các dịp lễ tết để tri ân khách hàng. Luôn nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để làm hài lòng khách hàng.
Thông qua sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngoài việc chăm sóc khách hàng trực tiếp thì bạn có thể xây dựng đội ngũ chăm sóc qua hình thức chatbot online trực tuyến hoặc gửi sms marketing tới khách hàng.
5. Xây dựng chiến lược marketing quảng bá nhà hàng
Hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh quán ăn, nhà hàng nói riêng chưa bao giờ dễ dàng. Khách hàng hiện nay có nhiều hơn một sự lựa chọn để thưởng thức và thỏa mãn cơn đói của mình. Đơn giản như nhu cầu thèm ăn phở của một khách hàng hoàn toàn có thể cạnh tranh bởi những nhà hàng, quán ăn kinh doanh phở xung quanh.
Để thu hút và gây ấn tượng với khách hàng thì ngoài chất lượng phục vụ, món ăn ngon, không gian thoải mái thì cần có chiến lược marketing nhà hàng thông minh.
- Tăng cường xây dựng hình ảnh và quảng bá trên các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, Youtube
- Sử dụng food blogger, KOC, KOL review về nhà hàng: món ăn, những không gian đẹp để check in hoặc một điều gì đó riêng biệt chỉ có tại nhà hàng của bạn
- Treo banner, áp phích theo lối truyền thống để thu hút hơn
- Đăng ký làm đối tác trên các ứng dụng đặt đồ ăn trực tuyến phổ biến nhất hiện nay như Grab Food, Shopeefood, Baemin…
- Xây dựng website hoặc trang đặt hàng trực tuyến tiện lợi cho khách hàng
- Tổ chức các chương trình khuyến mãi, ưu đãi phù hợp với từng nhóm khách hàng. Linh hoạt thay đổi theo mùa hoặc áp dụng theo món, theo combo.
6. Tạm kết
Trên đây là những lưu ý khi mới kinh doanh nhà hàng mà MISA CukCuk đã liệt kê ra để bạn tham khảo. MISA hy vọng bạn có thể kinh doanh nhà hàng của mình một cách tốt nhất và gây ấn tượng với khách hàng, để tồn tại bền vững vươn lên thành một thương hiệu nổi tiếng trong tương lai gần.
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!