6 lưu ý “phải nhớ” trong cách quản lý thực phẩm nhà hàng

quản lý thực phẩm trong nhà hàng

Vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hiện tại là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu không chỉ của riêng thực khách mà còn của chính các nhà hàng, quán ăn. Đặc biệt trong bối cảnh, sự cạnh tranh của thị trường ngày càng khốc liệt, nhiều nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa chỉ vì để sơ sót trong quá trình chế biến, khiến khách hàng có những trải nghiệm không tốt.

Vấn đề ăn uống liên quan trực tiếp đến sức khỏe, ngon thôi chưa đủ, phải có dinh dưỡng và là những thực phẩm lành mạnh. Bởi vậy hãy lưu ý những điều sau trong cách quản lý thực phẩm nhà hàng của bạn.

quản lý thực phẩm trong nhà hàng

1. Lựa chọn đối tác cung cấp tin cậy

Điều quan tâm hàng đầu là chất lượng nguyên liệu nhà hàng bạn nhận được. Độ tin cậy được thể hiện qua những yếu tố nào? 3 yếu tố: uy tín trên thị trường, khả năng cung ứng, chất lượng nguyên liệu. Hãy tham khảo những đơn vị có hồ sơ tốt, được chứng nhận an toàn. Khả năng cung ứng của họ ra sao, việc giao nguyên vật liệu với độ tươi mới và số lượng đảm bảo để việc vận hành căn bếp của bạn diễn ra trơn tru. Với những đơn vị hợp tác lần đầu, thử nghiệm với số lượng nhỏ, lấy các mẫu để kiểm tra về chất lượng của sản phẩm.

2. Bước giao nhận, phân loại thực phẩm

Hãy lưu ý kĩ khi nhận thực phẩm, kiểm tra tình trạng hàng hóa, tránh hiện tượng nhiễm khuẩn chéo. Kiểm tra hạn dùng, tình trạng đông lạnh với các sản phẩm đóng gói. Kiểm tra kỹ lưỡng bao bì, đóng gói nguyên vẹn để tránh tình trạng vận chuyển xô lệch là hàng hóa bị hỏng.

vận chuyển nguyên vật liệu

Thống kê hàng hóa nguyên liệu vào bảng theo dõi tình trạng thực phẩm, tránh trường hợp chồng chéo nguyên liệu, sử dụng không hết, để qua hạn sử dụng vừa gây thiệt hại cho nhà hàng, lại vừa khiến chất lượng của món ăn giảm sút

3. Chế biến và bảo quản

Không rã đông lại nhiều lần, các thực phẩm được lấy ra ngoài tủ lạnh nên chế biến trong vòng 2 giờ đồng hồ. Việc rã đông các loại thức ăn như thịt, hải sản tránh để thức ăn tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ thông thường của phòng. Thay vào đó để trong thùng, chậu xả dưới vòi nước. Việc chế biến cũng cần tuân thủ các quy định về dao, thớt. Tránh kết hợp các thực phẩm đã nấu chín với các thực phẩm đã nấu một thời gian.

4. Khâu phục vụ

Lưu ý trong quá trình phục vụ cần duy trì vấn đề vệ sinh, đặc biệt là những vị trí bưng tại ly cốc, đĩa. Tránh tiếp xúc trực tiếp với phần miệng ly, tách. Nhân viên cũng cần lưu ý rõ về cách thức giữ vệ sinh chung, đặc biệt lưu ý vệ sinh, dọn dẹp thường xuyên của khu vực khách ngồi và khu vực phục vụ.

>> Để nhận được tài liệu quản lý nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY

phục vụ chuẩn

5. Quản lý thức ăn thừa

Thức ăn nấu thừa chỉ nên hâm nóng 1 lần duy nhất và tiêu thụ trong vòng 12h kể từ khi hâm nóng. Để tránh lãng phí trong quá trình chế biến, nguyên liệu sơ chế cần được bảo quản trong ngăn mát, đối với thức ăn khô là 2 ngày và thức ăn ướt là 1 ngày.

6. Thu hồi, kiểm tra thực phẩm

Trong trường hợp nhà hàng nhận được khiếu nại của khách hàng về món ăn, cần lập tức rà soát toàn bộ quy trình quản lý thực phẩm của quán để tìm được nguyên nhân gây ra vấn đề. Ghi nhận thông tin của khách hàng, thời gian sử dụng, món ăn giúp nhà hàng có biện pháp xử lý sự cố cũng như chăm sóc khách hàng nhanh chóng, kịp thời

Trên đây CUKCUK.VN đã giới thiệu cho bạn cách quản lý thực phẩm nhà hàng và những lưu ý cần nhớ để bạn có thể kiểm soát quy trình phục vụ của mình một cách khoa học và nghiêm ngặt hơn.

Đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả