Nghề đầu bếp là gì? Mô tả công việc, mức lương dự kiến là bao nhiêu?

Nghề đầu bếp luôn là TOP những ngành nghề được các bạn trẻ đam mê ẩm thực và có tài năng nấu nướng hướng đến. Sức hút của ngành nghề này cũng có thể dễ dàng nhận thấy thông qua số lượng những trường đào tạo chuyên sâu về nghề đầu bếp ngày một gia tăng. Vậy cụ thể nghề đầu bếp sẽ phải thực hành những công việc gì, mức lương dự kiến là bao nhiêu, MISA CukCuk sẽ giới thiệu chi tiết cho bạn trong nội dung dưới đây.

 

1. Công việc của nghề đầu bếp

Đầu bếp chính là người chịu trách nhiệm chính trong việc chế biến thức ăn sao cho ngon miệng nhất, đẹp mắt nhất để phục vụ cho khách hàng.

Tuỳ thuộc vào quy mô và cơ cấu tổ chức nhân sự của các nhà hàng và quán ăn mà vị trí đầu bếp sẽ được chỉ định cụ thể như đầu bếp bánh, đầu bếp chuyên món Á, đầu bếp chuyên món Âu, đầu bếp chuyên món nướng,… Mỗi vị trí đầu bếp khác nhau sẽ chịu trách nhiệm về những mảng ẩm thực khác nhau để cho ra đời những món ăn đẹp mắt, ngon miệng phù hợp với đối tượng khách hàng mà nhà hàng hướng tới.

Thông thường, nhiệm vụ chính của đầu bếp như sau:

  • Kiểm tra và chuẩn bị nguyên vật liệu và xử lý các thực phẩm còn tồn.
  • Chế biến món ăn và trình bày đẹp mắt
  • Quản lý và điều hành công việc tại khu vực bếp đảm nhiệm
  • Thực hiện các công việc cuối ngày như bảo quản thực phẩm tồn, phối hợp với các nhân viên vệ sinh để lau dọn bếp,…

2. Kỹ năng của nghề đầu bếp

Bất cứ người đầu bếp nào cũng cần phải trau dồi kỹ năng, hoàn thiện bản thân để đáp ứng sự phát triển không ngừng của ngành. Ngoài tay nghề chất lượng, đầu bếp phải có những kỹ năng sau đây để mở rộng cơ hội việc làm và nâng cao mức lương.

2.1. Giữ dao luôn sắc bén

Dao chính là công cụ đắc lực, hỗ trợ cho công việc chế biến món ăn của người đầu bếp. Vì vậy, bộ dao cần phải được bảo quản cẩn thận nhất. 5 nguyên tắc cần phải nhớ rõ khi sử dụng dao là:

  • Phân loại từng loại dao phù hợp cho từng loại nguyên liệu.
  • Cẩn trọng khi mài dao.
  • Không đường dùng máy rửa chén để rửa dao tránh việc hỏng dao.
  • Cần chọn thớt phù hợp với dao.
  • Sau khi sử dụng dao cần bọc dao cẩn thận

2.2. Kỹ năng nếm 

Một món ăn được cho là ngon thì phải chuẩn vị từ các thành phần đơn giản nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào vị giác của người đầu bếp. Một số đầu bếp sẽ có thiên phú trong việc phân biệt và đánh giá các mùi vị tuy nhiên phần lớn các đầu bếp đều do luyện tập hằng ngày mới có được.

2.3. Kỹ năng kiểm soát nhiệt độ 

Trong ẩm thực, các món ăn cho dù có nguyên vật liệu giống nhau nhưng cách chế biến khác nhau thì cũng sẽ cho ra đời những hương vị riêng. Nhưng, dù là phương pháp nào thì bạn cũng cần phải hiểu rõ được bản chất của các phương pháp để điều chỉnh nhiệt độ phù hợp cho từng giai đoạn để phát huy tốt nhất hương vị của món ăn.

2.4. Khả năng tự học hỏi

Một điều quan trọng không chỉ nghề đầu bếp mà tất cả các công việc đều cần đó chính là khả năng tự tìm tòi học hỏi, khám phá. Muốn có một vị trí nhất định trong ngành nghề này bạn phải tìm kiếm cái mới, sáng tạo những món ăn đặc trưng của chính bản thân.

Cùng một lúc tiếp nhận và xử lý hàng tá thông tin thì sẽ không tránh khỏi việc sai sót và nhầm lẫn, vì vậy bạn cần luyện kỹ năng ghi chép công thức hay mẹo nấu ăn ngon, hoặc những nơi uy tín mua nguyên vật liệu,…

2.5. Biết lắng nghe

Việc học của bạn không chỉ đến từ sách vở, bạn cần tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của những người đi trước. Đôi khi những lời khen chê đến từ khách hàng cũng giúp ích rất nhiều cho công việc của bạn.

>> Người quản lý nhà hàng: mô tả công việc, trách nhiệm, mức lương <<

3. Lộ trình phát triển sự nghiệp của nghề đầu bếp và mức lương dự kiến

3.1. Phụ bếp

Phụ bếp sẽ làm các công việc như chuẩn bị trước và sơ chế nguyên liệu mỗi ngày. Lương từ 5 – 7 triệu

3.2. Đầu bếp 

Khi có kinh nghiệm từ 1-2 cho việc phụ bếp bạn có thể chính thức đảm nhận công việc đầu bếp. Công việc chính là chuẩn bị đầu đủ nguyên liệu cho quá trình sơ chế thức ăn, trực tiếp chế biến món ăn kết hợp trình bày dưới sự hướng dẫn của bếp trưởng. Lương từ 10 – 12 triệu.

3.3. Tổ phó/ ca phó bếp

Nhiệm vụ của bạn lúc này là tiến hành chế biến món ăn được phân chia dựa theo menu. Lương khoảng 12 – 14 triệu

3.4. Tổ trưởng/ ca trưởng 

Tổ trưởng/ ca trưởng thường phụ trách các công việc khác nhau như làm nước sốt, chế biến món ăn về cá, các món nướng,… Lương khoảng 15 triệu 

3.5. Bếp phó

Bếp phó là người phụ trách thay mặt bếp trưởng quản lý khu bếp. Ngoài ra, bếp phó còn là người theo dõi tồn kho nhà bếp, tổ chức và sắp xếp nhân viên. Lương khoảng 18 – 20 triệu

3.6. Bếp trưởng

Đây là vị trí quan trọng nhất trong một nhà hàng, khách sạn. Bếp trưởng có nhiệm vụ phụ trách quản lý toàn bộ khu bếp và thiết kế menu cho nhà hàng. Lương khoảng 25 triệu (Đối với một số nhà hàng cao cấp hoặc dựa vào kinh nghiệm của đầu bếp, mức lương có thể tăng thêm)

3.7. Bếp phó điều hành

Bếp phó điều hành đóng vai trò là người lên kế hoạch đào tạo cho từng bộ phận, lên thực đơn, đưa ra các tiêu chuẩn cho món ăn. Vị trí này 

3.8. Bếp trưởng điều hành

Đây sẽ là người quản lý tất cả các bếp thuộc nhà hàng. Công việc của bếp trưởng điều hành là quản lý và đào tạo nhân sự, quản lý kế hoạch tài chính,…

3.9. Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực

Đây là chức vụ đảm bảo mục đích tài chính của tất cả ẩm thực ở nhà hàng, điều phối và vận hành, thúc đẩy doanh thu cho nhà hàng.

   4. Nghề đầu bếp học ở đâu?

4.1. Khu vực Hà Nội

a. Học nghề đầu bếp ở Trường cao đẳng Thương mại và Du Lịch Hà Nội

  • Ngành đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn( có hệ Trung cấp)
  • Địa chỉ: đường Phạm Văn Đồng, Mai Dịch, Cầu giấy, Hà Nội

b. Học nghề đầu bếp ở Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam 

  • Ngành đào tạo: Kỹ thuật chế biến món ăn( có hệ Trung cấp)
  • Địa chỉ: Khu đô thị mới Nghĩa Đô- Cổ Nhuế 1- Bắc Từ Liêm- Hà Nội

c. Học nghề đầu bếp ở Trường Cao đẳng Công và Thương mại Hà Nội

  • Ngành đào tạo:Quản trị chế biến món ăn
  • Địa chỉ: 252 Hạ Hội, Tân Lập, Đan Phượng, Hà Nội

4.2. Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh 

a. Học nghề đầu bếp ở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. HCM

  • Ngành đào tạo: Khoa học chế biến món ăn- Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực
  • Địa chỉ: 140 Lê Trọng Tấn, phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, Tp. HCM

b. Học nghề đầu bếp ở Trường Trung cấp nghề Quản lý khách sạn Việt Úc

  • Ngành đào tạo: Bếp Hoa chuyên nghiệp, Bếp Việt Nam chuyên nghiệp, Bếp Âu- Á chuyên nghiệp,…
  • Địa chỉ: 402 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, Tp. HCM

c. Học nghề đầu bếp ở Trung tâm dạy nghề ẩm thực Netspace

  • Ngành đào tạo: Bếp căn bản, bếp chính, bếp trưởng,…
  • Địa chỉ: 30 Nguyễn Huy Tưởng, ĐaKao, quận 1, Tp. HCM

5. Cơ hội nghề nghiệp của nghề đầu bếp

Sự phát triển kinh tế toàn cầu đã góp phần nâng cao mức sống của người dân, điều này khiến cho con người càng chú trọng vào việc thưởng thức món ăn. Do đó, nghề đầu bếp là một ngành nghề vô cùng triển vọng.

Hiện nay mức lương cơ bản của nghề đầu bếp đối với bếp phụ là 4- 8 triệu/ tháng, bếp chính là 5- 10 triệu/ tháng, còn bếp trưởng thì lên tới 10- 30 triệu/ tháng. Đặc biệt, do tính chất công việc, những người đầu bếp phải tăng ca nên cũng nhận rất nhiều từ việc làm thêm ngoài giờ. Bên cạnh đó, đãi ngộ và khen thưởng của ngành này khá tốt vào những dịp lễ, tết.

6. Để trở thành một đầu bếp thành công, cần hội tụ những yếu tố nào?

6.1. Đặt ra mục tiêu cho tương lai

Bất cứ công việc gì cũng thế, bạn cần xác định mục tiêu và định hướng cho tương lai để có thể xác định được lộ trình tốt nhất cho sự phát triển.

6.2. Nghiêm túc học hỏi

Sau khi có được những mục tiêu, việc cần làm của bạn lúc này là nghiêm túc thực hiện nó. Đặc biệt, với tính chất riêng biệt, khi theo đuổi ngành đầu bếp bạn cần thực hành nhiều lần để nắm vững phương pháp, kĩ năng.

6.3. Nỗ lực, không quản khó khăn

Không ai sinh ra đã có tài năng về nấu nướng, muốn đạt được thành công thì bạn cũng phải bỏ ra công sức tương ứng.

6.4. Chủ động tìm tòi học hỏi, sáng tạo

Khi đã thành thạo các phương pháp nấu nướng, bạn có thể tạo ra phong cách riêng của mình thông qua việc sáng tạo những món ăn mới.

6.5. Quan sát, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước

Mỗi người tạo ra món ăn đều có cảm nhận riêng của mình, thay vì tự thưởng thức món ăn của mình bạn có thể lắng nghe ý kiến, nhờ mọi người xung quanh đánh giá, từng bước cải thiện bản thân.

7. Tạm kết 

Muốn trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp, việc này không chỉ dừng lại ở việc bạn có kỹ năng tốt mà còn phải không ngừng nỗ lực, phát triển, sáng tạo. Trong nghề đầu bếp, bất cứ ai cũng phải đi từng từ những vị trí thấp đến cao. Mong rằng, những kiến thức chia sẻ trên sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được thành công mong muốn.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống…
17/04/2024
Thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử trên thiết…
17/04/2024
Tại sao phải xuất hoá đơn điện tử trên máy…
17/04/2024
Những quy định về hóa đơn điện tử hộ kinh…
17/04/2024
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024