Grab sa thải nhân sự, đóng cửa dịch vụ “bếp ăn đám mây” GrabKitchen ở Indonesia

Siêu ứng dụng, gã khổng lồ gọi xe Đông Nam Á – Grab sẽ đóng cửa dịch vụ “bếp ăn đám mây” GrabKitchen ở Indonesia sau 4 năm hoạt động không đạt được mức ổn định, bao gồm cả việc chuyển sang mô hình kinh doanh dựa trên tài sản.

Thua lỗ hơn nửa tỷ USD trong quý II, Grab đóng cửa GrabKitchen ở Indonesia

Tờ Nikkei đưa tin, Grab vừa tuyên bố họ sẽ đóng cửa dịch vụ GrabKitchen tại Indonesia, hiệu lực từ ngày 19/12. Nguyên nhân được cho là dẫn tới quyết định này cũng một phần do vấn đề tăng trưởng không nhất quán.

“Quyết định khó khăn này là nỗ lực đảm bảo tính liên tục cho những hoạt động kinh doanh khác của Grab, những hoạt động có tính bền vững đóng vai trò quan trọng trong sự phục hồi và tốc độ tăng trưởng kinh tế của cộng đồng”, theo Mayang Schreiber – Giám đốc truyền thông của Grab tại Indonesia.

Việc đóng cửa mảng kinh doanh này sẽ ảnh hưởng tới “hơn chục nhân viên” Grab và các đối tác bán hàng ở 40 địa điểm.

“Với những nhân viên chịu ảnh hưởng, Grab sẽ cho họ cơ hội tìm kiếm vị trí còn trống ở những mảng kinh doanh khác”, Schreiber nói. Ngoài ra, những người chia tay Grab sẽ được cung cấp các khoản bồi thường bổ sung và bảo hiểm y tế cho đến cuối năm 2022.

Grab đóng cửa GrabKitchen ở Indonesia

Đầu năm nay, Grab tuyên bố họ sẽ ngừng dịch vụ thương mại nhanh tại Bandung, phía Tây Java. Grab nói rằng công ty vẫn đang thử nghiệm những mô hình giao hàng khác nhau ở nhiều thành phố nhằm tìm ra hình thức phù hợp với thị trường nhất.

Trong quý 2 của năm 2022, Grab đã báo cáo khoản lỗ 572 triệu USD – giảm 29% so với mức lỗ kỷ lục 801 triệu USD trong cùng giai đoạn vào năm ngoái.

Quyết định đóng cửa GrabKitchen có thể tạo ra một làn sóng trên thị trường. Đối thủ trực diện của Grab là Gojek cũng có dịch vụ bếp trên mây gọi là Dapur Bersama.

Có thể bạn quan tâm:

>> Cùng điểm lại những chiến dịch Marketing của GrabFood
>> Cẩm nang bán hàng trên ứng dụng Grab – Now – Baemin cho người mới bắt đầu

GrabKitchen và dự định xây dựng “căn bếp trên mây” tập trung các cửa hàng ưa chuộng nhất của Grab

GrabKitchen đầu tiên mở vào tháng 9/2018 tại Jakarta. Năm sau đó, Grab mở nhiều bếp ăn hơn tại Indonesia cũng như TP Hồ Chí Minh và Bangkok. Tính tới cuối năm 2019, Grab đã mở hơn 50 bếp ăn như vậy.

Trong những ngày đầu, GrabKitchen đã được ca ngợi bởi những nhà hàng nhỏ vì dịch vụ này giúp thúc đẩy doanh số cho họ và cho phép họ bán được sản phẩm vào cả thời điểm các cửa hàng bán lẻ đóng cửa.

GrabKitchen

Mỗi căn bếp sẽ rộng từ 12 – 21 m2 và được trang bị bồn rửa và những thiết bị khác. Các chủ bếp sẽ tự sắm tủ lạnh, thiết bị nấu nướng và các nguyên liệu của riêng họ.

Mặc dù có một không gian dành để khách ăn tối ngay tại quầy nhưng GrabKitchen chủ yếu hoạt động như một cơ sở để giao đồ ăn tới văn phòng hoặc nhà riêng của khách hàng.

Trên thực tế, bếp trên mây không có gì mới. Những cửa hàng pizza chỉ giao hàng đã có ở khắp mọi nơi từ vài thập kỷ nay. Tuy nhiên, xu hướng công nghệ và tiêu dùng gần đây đã dẫn tới một sự bùng nổ của dịch vụ giao đồ ăn. Bếp trên mây vừa là kết quả của sự bùng nổ này và cũng là một câu trả lời cho chi phí thuê mặt bằng ngày một tăng cao.

Source: Nikkei, Cafebiz

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Top 10+ thương hiệu mỳ cay Hàn Quốc chuẩn vị…
31/05/2023
Cách làm mì cay Hàn Quốc ngon và đậm nhà…
24/05/2023
Bạn đã thử hết Top 10+ quán bánh canh ngon…
05/06/2023
Điểm danh top các món đặc sản miền Trung không…
05/06/2023
Bật mí cách làm bánh tráng thịt heo thơm ngon…
19/05/2023