Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả với 8 bước

Lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng

Mới bắt đầu kinh doanh trong ngành F&B sẽ gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Do đó việc lập kế hoạch kinh doanh chi tiết là điều quan trọng và cần thiết. Một plan đúng hướng sẽ giúp kinh doanh nhà hàng được hiệu quả. Tham khảo 8 bước đơn giản để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả qua bài viết sau. 

I. Tại sao chủ nhà hàng cần lập kế hoạch kinh doanh

Kinh doanh nhà hàng thực sự không hề đơn giản và dễ dàng như nhiều người vẫn đang lầm tưởng. Tất cả các quá trình từ việc vận hành bộ máy quản lý đến đào tạo đội ngũ nhân viên, chủ nhà hàng đều cần phải có những kiến thức và kinh nghiệm cụ thể.

Do đó bên cạnh việc kinh doanh, chủ nhà hàng cần phải có cho mình một kế hoạch cụ thể và rõ ràng. Kế hoạch đó sẽ theo sát nhà hàng của bạn từ khi khai trương cho đến thời gian cửa hàng phát triển về sau này.

Một kế hoạch kinh doanh nhà hàng cụ thể, rõ ràng cần được xây dựng theo các vấn đề như: thiết kế thi công, kế hoạch vận hành – bán hàng, marketing quảng cáo, thu hút và chăm sóc khách hàng, kế hoạch nhập kho nguyên vật liệu… 

Nhiều người cũng lựa chọn cách trải nghiệm thực tế những quy trình của một nhà hàng để kinh doanh nhà hàng thành công hơn. Xuất phát điểm từ đầu bếp, thu ngân, phục vụ,… để có cái nhìn rõ ràng chân thực nhất với nhà hàng mình sắp mở trong tương lai. Từ đó, họ lập một bản kế hoạch kinh doanh hiệu quả cho chính nhà hàng mình.

Những kế hoạch chi tiết về kinh doanh nhà hàng như vậy sẽ giúp chủ nhà hàng quản lý hoạt động kinh doanh được dễ dàng. Hạn chế tình trạng chồng chéo đầu việc, bỏ sót hoặc dở dang một việc nào đó. Chủ nhà hàng sẽ biết cách sắp xếp công việc để biết công đoạn nào cần ưu tiên, công đoạn nào làm sau. Mọi thứ sẽ được vận hành theo một quy trình để chủ nhà hàng khi gặp vấn đề có thể phát hiện ra chỗ sai nhanh chóng và thay đổi. 

Kế hoạch kinh doanh nhà hàng

II. Những bước quan trọng cần thiết để lập kế hoạch kinh doanh nhà hàng 

2.1. Xác định được mục tiêu của nhà hàng 

Mục tiêu là yếu tố quan trọng đầu tiên và tiên quyết nhất. Chủ nhà hàng khi có được một mục tiêu và định hướng rõ ràng thì sẽ đưa ra những kế hoạch phù hợp với nhà hàng của mình. Điều đó giúp chủ nhà hàng vận hành được nhà hàng theo đúng hướng mong muốn, tạo thế mạnh riêng cho nhà hàng cạnh tranh. Nhà hàng có thể xác định mục tiêu dựa trên những tiêu chí về: đối tượng khách hàng tiềm năng, phong cách nhà hàng. 

Ví dụ, nhà hàng Nét Huế tập trung chủ yếu vào việc kinh doanh các món ăn mang đậm nét ẩm thực đặc trưng xứ Huế như nem lụi, ram ít nhân tôm, hến xúc bánh tráng. Hoặc Gogi House tập trung vào đồ nướng và các món ăn đặc trưng của Hàn Quốc.

2.2. Tiến hành tìm hiểu và nghiên cứu thị trường nhà hàng

Nhiều chủ nhà hàng khi chưa có kinh nghiệm kinh doanh và nghĩ quán ăn kinh doanh nhỏ lẻ nên đã phát triển kinh doanh theo hướng “mở đã rồi tính”. Vì như thế, nhiều nhà hàng mới mở rơi vào tình trạng không có khách, ế ẩm. Điều đó đòi hỏi chủ nhà hàng phải nghiên cứu thị trường.

Khi nghiên cứu thị trường sẽ giúp chủ nhà hàng có được một cái nhìn toàn cảnh về những xu hướng kinh doanh hiện nay. Chúng ta cũng biết được rằng quy luật cung cầu của ngành ẩm thực là một quy luật dễ nhận biết như: Món ăn được nhiều người yêu thich thích là món nào? Mô hình kinh doanh tiềm năng là mô hình ra sao? Xu hướng thay đổi từng giây, từng phút trong ngành là gì?

Từ đó chủ nhà hàng đã có một mô hình phù hợp, tìm ra được list khách hàng tiềm năng và liệt kê ra sản phẩm thực đơn phù hợp và lập kế hoạch kinh doanh thì việc kinh doanh của bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 

Ngoài ra tìm hiểu thị trường còn phải gắn với việc tìm hiểu đối thủ của mình. Khi bạn biết được đối thủ của mình là ai? Họ đang kinh doanh mặt hàng ra sao? Khách hàng phản ứng với đồ ăn của họ như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu của họ là sao? Khi bạn nắm vững được những điều này, thì bạn sẽ biết được những thiếu sót, những điều cần bổ sung sửa đổi của nhà hàng mình để cạnh tranh trên thị trường. 

2.3. Lên thật nhiều ý tưởng cụ thể cho nhà hàng 

Chủ nhà hàng sau khi đã có cho mình được mục tiêu và đã tìm hiểu kĩ càng về thị trường, thì việc mà bạn cần làm tiếp theo đó chính là lựa chọn ra cho nhà hàng một mô hình kinh doanh phù hợp. Mô hình kinh doanh sẽ là yếu tố quan trọng và quyết định đến sự phát triển về lâu về dài của nhà hàng sau này.

Bạn dự định sẽ cho khách hàng tự phục vụ hay phục vụ tại bàn? Phát triển nhà hàng sang chảnh hay bình dân?… Trên cơ sở đó, những ý tưởng và phong cách thiết kế của nhà hàng sẽ được phát triển và có hướng đi đúng đắn hơn. Bạn hãy nhớ rằng ý tưởng càng nhiều, càng chi tiết càng cụ thể thì việc kinh doanh của cửa hàng bạn sẽ càng gặp nhiều thuận lợi. 

Hiện nay trên thị trường đang có rất nhiều mô hình kinh doanh khá phổ biến, bạn có thể tham khảo một vài những mô hình kinh doanh dưới đây:

  • Kinh doanh nhà hàng truyền thống: Đây là mô hình kinh doanh cực kỳ phổ biến hiện nay và được nhiều người áp dụng. Hình thức này khá truyền thống và chủ yếu hướng về không gian rộng lớn, sáng sủa và thoáng đãng. Nhiều nhà hàng đồ ăn thuần Việt, đồ Nhật, đồ Hàn hay thậm chí là đồ Âu đều lựa chọn loại hình này để phát triển.
  • Kinh doanh mô hình đồ ăn nhanh: Kinh doanh mô hình đồ ăn nhanh cũng là một mô hình được yêu thích. Khi xã hội phát triển nhu cầu của con người ngày càng nhanh, thì khách hàng sẽ có nhu cầu về đồ ăn nhanh lại lớn hơn bao giờ hết. Mô hình đồ ăn nhanh tuy khá đơn giản, nhưng nó lại tiện lợi cho khách hàng và nhà hàng. Lợi nhuận thu về là cực kì cao nên nhiều chủ nhà hàng thường ưu tiên lựa chọn mô hình đồ ăn nhanh để phát triển.
  • Mô hình đồ ăn tự chọn: Đây cũng là một mô hình phát triển khá tốt mà nhiều chủ nhà hàng chọn kinh doanh. Mô hình đồ ăn tự chọn đánh vào tâm lý khách hàng, khi họ có thể thoải mái lựa chọn những món ăn mà mình thích. Tuy nhiên, nhà hàng phải tính toán cẩn thận kỹ càng từng đối tượng và khẩu phần ăn của từng người để kinh doanh có lợi nhuận cao. 

2.4. Xác định vốn để mở rộng quy mô kinh doanh 

Kinh doanh nhà hàng cần bao nhiêu vốn là băn khoăn của nhiều người. Xây dựng một bản kế hoạch tài chính chi tiết sẽ giúp cho nhà hàng hạn chế được thất thoát. 

Chi phí kinh doanh nhà hàng bao gồm: chi phí cố định (mặt bằng, nhân viên, điện nước, nguyên vật liệu) và chi phí không cố định (đầu tư thêm máy móc, sửa chữa, mua mới đồ decor…). Theo thông thường, các nhà hàng tính vốn sẽ dựa trên các yếu tố:

  • Cơ cấu nguồn vốn: Bao gồm % vốn bỏ ra của chủ nhà hàng, % vốn vay và lãi suất thu được hàng tháng, % vốn từ các nhà đầu tư. 
  • Ngoài ra chủ nhà hàng còn phải xác định được số tiền vốn dựa trên sự tính toán những chi phí khi mở nhà hàng. Các chi phí mà bạn thường thấy sẽ gồm: phí thuê nhà, phí thiết kế, thi công, chi phí mua sắm đồ dùng vật liệu, chi phí cho nhân công, chi phí để chạy quảng cáo,.. đó là những loại chi phí phổ biến mà bạn nhất định phải đặc biệt chú ý. 
  • Thêm vào đó, một khoản dự phòng bằng tiền mặt sẽ giúp cho nhà hàng dự phòng được những chi phí phát sinh. Chi phí phát sinh là điều dễ có thể bắt gặp ở các nhà hàng mới mở, vì họ khó có thể kiểm soát được nhà hàng của mình.  

Chi phí mở nhà hàng có sự khác biệt giữa mở nhà hàng tại thành phố lớn và tại nông thôn. Tuỳ theo mô hình nhà hàng cao cấp đến bình dân sẽ có mức phí khác nhau từ 200 – 300 triệu đến vài tỷ đồng. Đọc thêm Kinh nghiệm mở nhà hàng từ A – Z dành cho người mới bắt đầu kinh doanh. 

2.5. Lựa chọn mặt bằng, thiết kế nhà hàng

Yếu tố mặt bằng cũng là một yếu tố quan trọng để bạn có thể thu hút khách hàng của mình hay không. Dựa vào đối tượng tương thích là khách hàng mục tiêu hay quy mô của nhà hàng, bạn có thể dễ dàng khoanh vùng được phạm vi của nhà hàng và đưa ra những lựa chọn phù hợp nhất cho nhà hàng.

Một vị trí mặt bằng đẹp cũng thu hút khách hơn so với những vị trí trong hẻm trong ngõ, đặc biệt là khi bạn đang muốn kinh doanh nhà hàng lớn. Đây phải là nơi tập trung đông người và là nơi cung cấp cho bạn danh sách khách hàng mục tiêu của mình.

Ví dụ như khi bạn muốn kinh doanh nhà hàng ăn nhanh, thì nhà hàng của bạn phải được đặt ở những khu vực có đông dân cư như chợ, gần trung tâm thương mại, trường học,… Tất cả các loại hình này đều cần đến khách hàng và nhắm vào đối tượng khách hàng lớn.

Chọn mặt bằng rộng rãi, thiết kế khoa học để khách hàng cảm thấy thoải mái khi dùng bữa tại nhà hàng của bạn. 

2.6. Lên thực đơn, chuẩn bị quy trình bán hàng

Việc lên thực đơn và chuẩn bị quy trình bán hàng là bước đầu tiên quan trọng nhất khi bạn muốn tiếp cận khách hàng của mình. Một thực đơn chỉn chu cẩn thận, phù hợp với chủ đề của nhà hàng sẽ thu hút khách hàng hơn bao giờ hết. Ngoài ra về quy trình bán hàng, bạn cũng nên tham khảo những nhà hàng trước đó để có cái nhìn rõ ràng cụ thể hơn khi kinh doanh trong nhà hàng của mình. 

Dưới đây là 5 nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng khoa học:

  • Thực đơn phải phù hợp với tập quán và thể thức ăn uống
  • Đáp ứng được khẩu vị và nhu cầu dinh dưỡng
  • Phù hợp với tính chất thời vụ của nguyên vật liệu
  • Cơ cấu món ăn hợp lý
  • Đảm bảo chuẩn về thiết kế menu (chất liệu, hình ảnh… )

Đọc thêm chi tiết về 5 nguyên tắc xây dựng thực đơn nhà hàng, quán ăn mà bạn nên biết

2.7. Tuyển nhân viên và tiến hành training đào tạo

Đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp

Nhân viên chính là bộ mặt của nhà hàng, do đó khi tuyển nhân viên bạn nên đào tạo quy trình chuyên nghiệp. Bao gồm cách ứng xử đúng đắn với khách hàng, giữ một thái độ chuyên nghiệp và luôn nhạy bén trong việc xử lý mọi vấn đề.

Xây dựng đội ngũ nhân viên bao gồm nhiều vị trí như quản lý, nhân viên phục vụ, lễ tân, kho quỹ, đầu bếp, nhân viên pha chế… sẽ giúp cho quá trình giám sát nhà hàng trở nên dễ dàng hơn. Mỗi vị trí sẽ có yêu cầu công việc, KPIs riêng đòi hỏi phải hoàn thành.

2.8. Kế hoạch tiếp thị nhà hàng

Các kênh quảng cáo nhà hàngCần có kế hoạch tiếp thị trước và sau khi mở nhà hàng để thu hút, chăm sóc và giữ chân khách hàng. Trong bối cảnh thị trường cạnh tranh gay gắt thì việc đầu tư tiếp thị online nhà hàng là phương án hiệu quả.

Bạn có thể kết hợp quảng bá trên nhiều nền tảng như Youtube, Instagram, TikTok, Facebook… để quảng báo món ăn, dịch vụ nhà hàng tới nhiều khách hàng hơn. Tiếp thị nhà hàng là quá trình lâu dài và sẽ cần chi phí. Do đó cần xây dựng plan marketing với ngân sách, mục tiêu và các hoạt động cụ thể để hoạt động tiếp thị diễn ra hiệu quả hơn.

Kế hoạch quảng cáo nhà hàng

Nên tham khảo một số công cụ chăm sóc khách hàng tự động tích hợp với phần mềm quản lý bán hàng để giữ liên lạc với những vị khách trung thành của mình hoặc tổ chức một số chương trình khuyến mãi đến khách hàng thân thiết.

Tham khảo thêm: Ý tưởng marketing nhà hàng: làm thế nào để khách chi nhiều hơn? 

III. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của MISA CukCuk về việc lập một kế hoạch kinh doanh nhà hàng hiệu quả. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn có thể có cho mình cái nhìn rõ ràng hơn về các quá trình trong việc lập kế hoạch kinh doanh. Bạn hãy lập một kế hoạch kinh doanh thật chi tiết, rõ ràng để vận hành hoạt động kinh doanh nhà hàng được trơn tru. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Mở tiệm bánh ngọt cần bao nhiêu vốn? Những lưu…
03/04/2024
Nhượng quyền xe cafe pha máy là gì? Tất tần…
31/01/2024
Tất tần tật về thương hiệu trà sữa nhượng quyền…
23/01/2024
Hướng dẫn lựa chọn màu sắc phong thủy rước tài…
11/01/2024
Noel bán gì? Ý tưởng kinh doanh kiếm tiền vào…
29/11/2023