Bạn chuẩn bị mở một quán cafe cho riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Bạn choáng ngập với hàng trăm mô hình cafe hiện nay và đâu là lối đi cho riêng mình? Làm sao để mở quán cafe đầy đủ những yếu tố sáng tạo ấn tượng và thu hút khách hàng. Dưới đây là 5 kinh nghiệm mở quán cafe đắt giá nhằm giúp bạn thực hiện hóa ý tưởng đó một cách hiệu quả nhất.
- Kinh nghiệm mở quán cafe sách tất tần tật từ a-z
- Chi phí mở quán cafe chỉ trong 200 triệu, cần phân bổ ngân sách như thế nào?
- Nên mở quán cafe vào thời điểm nào trong năm?
1. Các bước để mở quán cafe thành công
Kinh doanh cafe là một lĩnh vực chưa bao giờ hết hot đối với các bạn trẻ ngày nay. Thế nhưng không phải ai cũng thành công vì con đường không trải đầy hoa hồng, nhiều quán vừa mới mở được 2 – 3 tháng đã buộc phải đóng cửa. Chính vì thế, để duy trì và phát triển quán được lâu dài, chủ quán cần làm tốt ngay từ những khâu ban đầu. Những điều cần chú ý đến đó là:
1.1, Hỏi ý kiến từ những người có kinh nghiệm
Trước tiên, cần lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm từ những người đi trước. Nếu chưa có kiến thức về quản trị hãy đi học một khóa quản lý, nếu chưa biết pha chế hãy đi học pha chế. Đây là điều vô cùng cần thiết và hữu ích. Bạn phải biết điều đó thì bạn mới quản lý và kiểm soát nó tốt được.
Ngoài ra, có thể học hỏi kinh nghiệm mở quán cafe từ những người đi trước bằng cách vạch ra những đầu việc chi tiết:
- Ngân sách: Chi phí bỏ ra phù hợp với từng đầu việc. VD: thuê mặt bằng, nhân viên, trang trí, set up quán, chi phí dự phòng….
- Cách thiết kế quán
- Vận hàng bán hàng,…
- Quản lý nhân viên
- Marketing trước khi mở quán
Cần dự tính được khoảng thời gian hoàn vốn đầu tư và số tiền dự phòng để duy trì quán trong 6 tháng đầu. Sau đó hãy đưa kế hoạch này đến những người có kinh nghiệm lâu năm để họ nhận xét và góp ý. Từ đó, bạn sẽ có cái nhìn thực tế và bắt tay vào làm trực tiếp.
1.2, Luôn không ngừng học hỏi nghiên cứu
Trước hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trên thị trường, bạn cần làm gì để tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng? Bạn cần tìm hiểu thật kỹ và tạo cho mình một dấu ấn riêng. Ví dụ như hương vị cafe, dịch vụ hay điều gì chỉ có quán của bạn có.
Để làm tốt được điêu này thì bạn cần nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng mục tiêu bạn đề ra. Hãy xem những quán cafe ngoài kia họ thất bại là vì sao từ đó học hỏi và rút kinh nghiệm. Điều thành công ở một quán cafe chính là khiến khách hàng quay trở lại. Bạn đừng trăm trăm tìm kiếm khách hàng mới mà quên rằng chính khách hàng bạn đang phục vụ sẽ quay trở lại với bạn, thậm chí họ còn rủ thêm bạn bè, người thân, đồng nghiệp tới quán của bạn nữa. Hãy cho họ những điểm đặc biệt riêng cùng với một phong cách phục vụ chuyên nghiệp, không gian tuyệt vời.
1.3, Đăng ký giấy phép kinh doanh mở quán cafe
Mở quán cafe chính là đang sở hữu một doanh nghiệp. Chính vì thế, bạn cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục giấy tờ hợp pháp như:
- Giấy phép kinh doanh
- Thủ tục pháp lý
- Đăng ký tên quán trước chính quyền đầy đủ trước khi quán đi vào hoạt động.
1.4, Lên kế hoạch hoàn chỉnh
Để có thể phát triển bền vững, thì ngay từ đầu anh chị cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh. Trong đó cần thiết phải có các mục về tài chính, chi phí, nguồn thu, kế hoạch quảng bá, đào tạo nhân sự… từ 6 tháng – 2 năm.
Anh chị cũng nên cân nhắc nguồn tài trợ chính của quán sẽ bắt nguồn từ vốn tự thân, gia đình, bạn bè hay tiếp cận với các nhà đầu tư khởi nghiệp. Các chi phí ban đầu sẽ khác nhau giữa việc mở một quán café take away và một quán cafe có thể ngồi.
2. Xác định đối tượng khách hàng và lựa chọn mặt bằng kinh doanh
2.1, Tập trung vào đối tượng mục tiêu
Kinh nghiệm mở quán cafe đầu tiên là hãy nhớ rằng lợi nhuận của quán cafe đến từ các khách hàng trung thành.
Cafe là món đồ uống mà khách hàng có thể uống khá thường xuyên, thậm chí là uống hàng ngày, thế nên điều cần làm là lấy lòng những vị khách của mình để họ quay lại lần nữa. Khi quán cafe của anh chị đứng hàng đầu trong danh sách lựa chọn của họ, họ không chỉ là khách hàng thường xuyên mà còn giới thiệu những người bạn của họ tới nữa.
Vì thế hãy chú ý rằng anh chị nên tập trung vào những khách hàng trung thành này, vì họ là nơi cung cấp nguồn lợi nhuận ổn định nhất của quán.
2.2. Khác biệt hóa với các đối thủ cạnh tranh
Đây là điều vô cùng quan trọng mà các chủ quán cần lưu ý. Quán cafe của bạn có điểm mạnh gì?
Nếu nhấn mạnh vào chất lượng cafe, dành cho đối tượng thích thưởng thức cafe, dày dặn kinh nghiệm và am hiểu về cafe. Bạn cần bắt đầu tìm nguồn cung cấp cafe chất lượng, chú trọng thêm nghệ thuật pha chế cafe phức tạp làm đa dạng thêm menu.
Nếu đối tượng hướng tới là sinh viên, giới trẻ, bạn cận lựa chọn những hương vị menu mới lạ và không gian quán đẹp để khách hàng chia sẻ với bạn bè. Cafe là sản phẩm chính nhưng bạn cũng nên bán thêm đồ ăn kèm, nước trái cây cùng với dịch vụ khác như nhạc sống, dạy pha chế cafe hay đọc sách…..Tuy nhiên, đừng cố gắng phục vụ quá nhiều thứ một lúc mà hãy tập trung vào điểm mạnh, những thứ mình làm tốt nhất. Hãy tập trung làm nổi bật hơn so với đối thủ chứ đừng ôm đồm tất cả mà mọi thứ trở nên tầm thường. Đó chính là lời khuyên từ kinh nghiệm mở quán cafe của những nhà kinh doanh lâu năm.
Ngoài ra, chọn được mặt bằng lý tưởng cũng là yếu tố quan trọng quyết định thành công trong mở quán cafe. Điều này chiếm đến 50% thành công của bạn rồi đấy!
2.3, Chọn mặt bằng lý tường
Chọn lựa được mặt bằng lý tưởng là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của quán cafe. bạn cần có bản thiết kế phù hợp với đối tượng và thuê được mặt bằng với ngân sách hợp lý. Bạn cũng nên lưu ý kiểm tra kỹ lưỡng các điều khoản trong hợp đồng và tìm hiểu kỹ địa điểm ấy có nằm trong khu đất dự án không, sổ đỏ chính chủ không, có tranh chấp mâu thuẫn không….
Chi phí thuê mặt bằng:
Không nên làm hợp đồng thuê quá lâu vì có thể có nhiều thay đổi về sau. Với chi phí mặt bằng, bạn cần cân nhắc kỹ, thường thường sẽ chiếm khoáng 6-8% tổng ngân sách. Không nên cố quá vì mặt bằng đẹp bởi bạn cần ngân sách để dự phòng vì thời gian đầu mở quán sẽ vô cùng khó khăn.
Vị trí thuê mặt bằng:
Cần quan tâm đến lưu lượng khách hàng tiếp cận đến quán. Không nên cố quá vì mặt bằng đẹp bởi bạn cần ngân sách để dự phòng vì thời gian đầu mở quán sẽ vô cùng khó khăn. Nhưng cũng không nên tiết kiệm quá mà lựa chọn khu vực quán quá ít dân cư, trong ngõ hẻm. Tốt nhất nên mở quán quanh khu vực có lưu lượng giao thông lớn, gần ngã tư nhiều trường học hay văn phòng… tùy vào đối tượng mục tiêu mà bạn hướng đến.
Thiết kế không gian lý tưởng cho quán
Hãy lựa chọn một chuyên gia tư vấn thiết kế giúp ý tưởng của bạn được hiện thực hóa. Nhưng chi phí phải trong giới hạn mà bạn đã lên kế hoạch. Hãy mang đến cho khách hàng một không gian lý tưởng để thư giãn sau một ngày làm việc mệt mỏi hay để mọi người gặp nhau, hàn huyên và chia sẻ.
Cuối cùng, mọi chi tiết nhỏ đều làm nên một không gian lý tưởng để khách hàng yêu thích, từ màu sơn tường, ánh sáng vàng, bàn ghế và các đồ vật trang trí đều phải phối hợp với nhau thành một thể thống nhất và định hình nên phong cách của quán.
(Còn tiếp)