Thị trường đang bước vào giai đoạn hồi phục sau dịch, sự trở lại sau một thời gian dài “ngủ đông” với nhiều người làm tạm dừng, bắt đầu lại cũng chẳng thiếu những vị đại gia kinh doanh chuỗi F&B đóng cửa thu nhỏ quy mô. Vào thời điểm này, có lẽ không nên dùng cái nhìn đầy rộng lượng với họ, bởi yếu tố ngoại cảnh không tránh được, đó là bài học để đời và cũng phép thử sức bền của thương hiệu.
Có lẽ cái tên Soya Garden cũng đã từng tốn không ít giấy mực của báo giới về một mô hình startup đầy hoài bão với màn chào sân vô cùng ấn tượng. Tuy nhiên, dạo gần đây khi chuỗi này bắt đầu thu hẹp quy mô khi mặt bằng được sang nhượng, chuyển đổi, người ta ngẫm lại nguyên nhân chính liệu có phải cho dịch?
Câu chuyện về doanh thu
Vẫn còn nhớ mục tiêu cán mốc 200 cửa hàng vào 2020 cửa Soya Garden với đến giờ sau dịch chỉ còn hơn 20 cửa hàng. Việc thu nhỏ quy mô trước tác động của dịch là điều khó tránh khỏi, tuy nhiên sau dịch sức bền của thương hiệu như thế nào thì chúng ta đều đã có thể nhìn rõ. Những ông lớn như The Coffee House, Highlands… cũng chịu ảnh hưởng tương tự, nhưng kết quả lại khá khác biệt.
Trao đổi với đại diện Soya Garden, việc họ giảm số lượng cửa hàng, đóng cửa liên tiếp các chi nhánh nằm trong chiến lược thay đổi mô hình để dễ thích ứng với thị trường. Nguyên nhân chính là do: Doanh thu không đủ, không bù nổi chi phí vận hành. Hãng cũng trao đổi thêm, việc làm này nhằm đẩy mạnh hơn nữa bộ phận giao hàng, bên cạnh việc phát triển các ki-ốt nhỏ, họ vẫn giữ lại những chi nhánh đang hoạt động tốt và mang lại doanh thu
Xác định rõ thế nào là trào lưu thế nào là xu hướng
Để có thể kinh doanh chuỗi F&B một cách hiệu quả thay vì mải chạy theo trào lưu, điều kiện kiên quyết cần phải xác định ra là việc, chúng ta đã nghiên cứu kỹ khẩu vị, thói quen ăn uống của khách hàng mục tiêu hay chưa? Khi xác định được quy mô thị trường đủ lớn, hãy nghĩ đến việc nhân rộng mô hình chuỗi. Bởi lẽ nếu không phải là sản phẩm phổ biến, không được nhiều người thưởng thức sau cùng mở ra rồi ai qua?
Nếu vẫn cố chấp mở nhiều thì vô hình chung chỉ càng khiến cho áp lực về chi phí, mặt bằng, nhân viên trở nên quá tải mà thôi. Đã kinh doanh món ăn thì món ăn phải ngon, không chỉ ngon với người thân mà còn phải ngon cả với nhiều người lạ. Sau đó là đến chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất. Có thể tốc độ nhân rộng chuỗi quá nhanh đã khiến họ chưa có thời gian chuẩn hóa mô hình, đủ hiểu khách hàng, đọc vị họ để trở nên phổ biến
Dấu hiệu sảy chân có thể nhìn rõ
Để có được những mặt bằng “xịn”, Soya không ngại đầu tư. Có những mặt bằng bị đẩy giá lên gấp đôi, thậm chí gấp năm so với mặt bằng chung thời điểm đó nhưng vẫn phải chấp nhận vì vị trí đắc địa. Nếu dạo một vòng thị trường vào cuối tuần, cũng có thể dễ dàng nhận thấy, các chuỗi The Coffee House, Highlands đông kín khách, còn với Soya Garden lại khác. Rõ ràng họ có sự đầu tư bài bản về nhận diện, cách thức bày trí không gian đẹp, đúng với đặc tính sản phẩm.
Phải chăng vấn đề tại đây lại là điều cốt lõi nhất: sản phẩm. Khi thói quen, nhu cầu sử dụng sữa đậu của người Việt không quá nhiều, hoặc nhãn hàng chưa giáo dục được để thói quen tốt này phổ biến hơn.
Bởi vậy, khách hàng chưa sẵn sàng, chi phí vận hành lớn, số lượng cửa hàng mở nhanh nhưng không chắc chắn, hoạt động không hiệu quả… Có lẽ vẫn là công thức 5 có: có tính hiệu quả, có tính nhất quán, có kiểm soát được tồn kho, có thể vận hành trơn tru cũng như có sức ảnh hưởng đến thị trường. Xác định được 5 có này thật chắc chắn, khi đó thương hiệu mới thực sự có cơ may nhân rộng được.