Quy trình kiểm tra vệ sinh nhà hàng ở nhà hàng là vô cùng quan trọng. Vì nó là một trong những khâu bắt buộc phải có để đảm bảo thực phẩm sạch và an toàn cho khách hàng khi dùng thức ăn. Vậy quy trình kiểm tra vệ sinh nhà hàng là gì? Hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu rõ hơn nhé!
1. Tại sao việc kiểm tra định kỳ vệ sinh an toàn thực phẩm vô cùng quan trọng?
Như ta đã biết, các công việc như sản xuất thực phẩm, chế biến thức ăn thường diễn ra trong các xưởng sản xuất và nhà bếp. Vì vậy, các thực khách thường không biết chất lượng nguyên liệu như thế nào? Chúng có thể được tiêu thụ hay không? Các sản phẩm đồ sống như hải sản, thịt tươi,… cần phải xử lý sạch và chế biến an toàn.
Nếu không có quy trình vệ sinh đúng cách có thể gây ra các mầm bệnh có hại. Việc kiểm tra định kỳ được thực hiện để đảm bảo rằng nguyên vật liệu không bị ô nhiễm bởi bất kỳ lý do gì. Kiểm tra an toàn thực phẩm thường xuyên sẽ giúp bảo vệ người tiêu dùng tránh tiêu thụ phải các loại thực phẩm giả, kém chất lượng và có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
2. Các bước kiểm tra vệ sinh nhà hàng
Quy trình kiểm tra vệ sinh nhà hàng được thể hiện qua 3 bước cụ thể sau đây:
Bước 1: Kiểm nghiệm các mẫu thành phẩm
Cơ quan chức năng sẽ tiến hành lấy mẫu thành phẩm của mỗi nguyên liệu tại nhà hàng. Sau đó mang các mẫu thành phẩm về để phân tích thành phần và kiểm nghiệm chất lượng an toàn dựa trên các tiêu chuẩn được nhà nước ban hành.
Lấy mẫu thành phẩm là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình kiểm tra vệ sinh nhà hàng . Nó giúp đánh giá và so sánh thực phẩm với các chỉ số an toàn và chỉ tiêu chất lượng. Phụ thuộc vào mỗi loại nguyên liệu mà có những chỉ tiêu đánh giá khác nhau.
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ công bố chất lượng và nộp cho cơ quan chức năng
Bộ hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm bao gồm các bản giấy tờ sau:
- Danh liệt kê thông tin chi tiết sản phẩm.
- Giấy thông báo phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Giấy đăng ký kinh doanh hợp pháp có ngành nghề hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy chứng nhận cơ sở có đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm (đối với nhà hàng phải cấp).
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng và theo dõi định kỳ.
- Kết quả kiểm nghiệm mẫu thực phẩm trong vòng 12 tháng.
- Nội dung nhãn phụ thực phẩm.
- Mẫu nhãn thực phẩm.
- Mẫu thực phẩm hoàn chỉnh.
Bước 3: Thẩm định bộ hồ sơ công bố chất lượng và thực hiện xử phạt đối với nhà hàng vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm
Bộ hồ sơ công bố chất lượng sau khi được nộp cho cơ quan chức năng, nếu thiếu loại giấy tờ nào hay sai sót nội dung cần phải nhanh chóng bổ sung hay chỉnh sửa kịp thời. Vì nếu kéo dài thời gian sẽ gây ảnh hưởng tới việc kinh doanh nhà hàng của bạn, do chưa đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được cấp giấy phép kinh doanh. Thậm chí, chính điều này còn tạo một cơ hội tốt cho đối thủ kinh doanh mở rộng mô hình và thu hút khách hàng hơn.
Sau khi có kết quả, nếu mẫu kiểm tra an toàn thực phẩm mang về mà được đánh giá là không đạt chất lượng an toàn thực phẩm hay còn gọi là thực phẩm bẩn, kém vệ sinh sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt theo quy định pháp luật và yêu cầu tiêu hủy số thực phẩm không an toàn trên.
>> Khu vực vệ sinh nhà hàng có ảnh hưởng thế nào đến trải nghiệm của thực khách? <<
3. Liệu các nhà hàng hiện nay có đảm bảo thực phẩm sạch sẽ hay không?
Ngày nay, hệ thống các nhà hàng và khách sạn ở nước ta tương đối phát triển và chiếm được lòng tin của nhiều khách hàng. Có rất nhiều nhà hàng nổi tiếng bởi vì có nhiều món ăn ngon được chế biến vô cùng sạch sẽ từ những nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và cũng do thái độ nhiệt tình và chất lượng phục vụ của nhân viên tốt.
Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại một số nhà hàng lại mắc phải tiếng xấu về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì những lí do xoay quanh như thực phẩm không rõ nguồn gốc hoặc có chất phụ gia trong thực phẩm, hay quy trình chế biến món ăn không đảm bảo an toàn, sạch sẽ đang ngày càng được chú ý nhiều hơn.
Chính vì vậy, các cơ quan thẩm quyền phải có các biện pháp khắc phục cũng như vào cuộc tiến hành điều tra nhanh chóng để xử lý và xử phạt những nhà hàng vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
4. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong kinh doanh nhà hàng
Các nhà hàng để có thể đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tốt nhất thì cần phải đáp ứng và đảm bảo các điều kiện sau:
4.1. Đối với các nhà hàng
- Nhà hàng phải được xây ở vị trí không bị ngập nước; không bị ảnh hưởng bởi các động vật như côn trùng, vi sinh vật gây hại; không bị tác động bởi các tác nhân như ô nhiễm bụi, hóa chất độc hại và các tác nhân gây ô nhiễm khác.
- Diện tích mặt bằng phải đủ rộng rãi để bày trí các khu vực cần thiết: khu chế biến, khu bảo quản, khu chứa đựng, khu bày bán thực phẩm và thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu, thực phẩm.
- Kết cấu trần, sàn, cửa và các khu vực khác phải thật vững chắc, xây dựng bằng vật liệu thích hợp với quy mô kinh doanh; không để các côn trùng, vi sinh vật gây hại và các loài động vật phá hoại xâm nhập và cư trú.
- Trang bị các dụng cụ thu gom chất thải, rác thải đầy đủ; có nắp đậy, bảo đảm kín và dọn dẹp thường xuyên.
4.2. Bố trí khu chế biến thực phẩm, khu nhà bếp và khu ăn uống tách riêng
Đây là một điều kiện cần thiết và không được bảo qua để bảo đảm vệ sinh thực phẩm ở các nhà hàng. Bạn hãy tưởng tượng nếu khu chế biến, nấu ăn được đặt chung với khu ăn uống thì không chỉ mùi dầu mỡ, mùi thức ăn khiến thực khách khó chịu mà các món ăn được bày biện ra cũng rất khó để giữ được sự sạch sẽ.
Thiết kế riêng những khu vực này ra để giúp nhà hàng có một không gian sạch sẽ, thoáng mát, sang trọng và khách hàng có thể được trải nghiệm những điều tuyệt vời mà họ kỳ vọng khi đến nhà hàng.
4.3. Các thiết bị, dụng cụ nấu ăn cần đảm bảo vệ sinh
- Sự sạch sẽ của các thiết bị, dụng cụ nấu ăn cũng là một yếu tố lớn ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu những dụng cụ và thiết bị ấy không được vệ sinh và tiệt trùng cẩn thận trước khi nấu sẽ làm tăng nguy cơ cao gây ra các bệnh về đường ruột cho khách hàng.
- Chỉ được dùng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến đồ ăn, không dùng các chất tẩy rửa công nghiệp.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại. Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt chuột trong nhà hàng để bảo quản nguyên vật liệu.
4.4. Nguồn gốc thực phẩm rõ ràng
Xuất xứ nguyên vật liệu rõ ràng là một điều kiện cần thiết để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm ở nhà hàng. Nếu các thực phẩm không an toàn rất dễ khiến các thực khách bị ngộ độc thực phẩm và không đảm bảo dinh dưỡng như giới thiệu trong thực đơn. Vì vậy, các nhà hàng cần tìm một công ty cung ứng thực phẩm sạch, an toàn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều công ty cung cấp thực phẩm sạch. Nhưng để chọn đúng thì các nhà hàng nên tìm hiểu cẩn thận và so sánh các mức giá để đúng công ty.
4.5. Đối với các nhân viên nhà hàng
- Chủ nhà hàng hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với đồ ăn và kinh doanh thực phẩm phải đi khám và được cấp giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
- Chủ nhà hàng và người trực tiếp kinh doanh đồ ăn phải được tập huấn và đã được cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
- Nhân viên nhà hàng phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không được khạc nhổ, hút thuốc và nhai kẹo trong khu vực nhà hàng.
- Những người mắc các bệnh thuộc danh mục các chứng bệnh truyền nhiễm được Bộ Y tế quy định không được tiếp xúc trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhà hàng.
5. Tạm kết
Bài viết trên giải thích về các bước có trong quy trình kiểm tra vệ sinh nhà hàng và các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các người chủ nhà hàng cần nắm rõ. Misa CukCuk hy vọng rằng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.