Chiến lược marketing của Mixue: Bí mật đằng sau sự phát triển thần tốc

Mixue – thương hiệu trà sữa & kem nổi tiếng từ Trung Quốc, đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường và trở thành cái tên quen thuộc với giới trẻ tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thành công của Mixue không chỉ đến từ sản phẩm mà còn từ chiến lược marketing tinh tế và hiệu quả. Vậy điều gì làm nên sức hút trong chiến lược marketing của Mixue? Cùng MISA CukCuk khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

1. Tổng quan thương hiệu Mixue

Mixue là thương hiệu trà sữa & kem nổi tiếng từ Trung Quốc, được thành lập vào năm 1997 bởi Zhang Hongchao. Bắt đầu từ một cửa hàng nhỏ bán đá bào và trà sữa tại Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Mixue đã từng bước phát triển thành chuỗi cửa hàng lớn với hơn 21.000 chi nhánh tại Trung Quốc vào năm 2022 và tiếp tục mở rộng ra thị trường quốc tế. Tại Việt Nam, Mixue nhanh chóng phủ sóng với hơn 300 cửa hàng vào đầu năm 2023.

Mixue là thương hiệu trà sữa & kem nổi tiếng từ Trung Quốc
Mixue là thương hiệu trà sữa & kem nổi tiếng từ Trung Quốc

Trong năm này, Mixue tại Việt Nam đã đạt doanh thu gần 1.260 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng mạnh với con số hơn 200%, cho thấy doanh thu từ nhượng quyền thương hiệu đang đóng góp rất lớn vào hiệu quả tài chính của công ty. Trên phạm vi toàn cầu, theo CafeBiz, Forbes ước tính Mixue có giá trị 2,9 tỷ USD.

Đối tượng khách hàng của Mixue chủ yếu là giới trẻ, bao gồm học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng – những người yêu thích trà sữa và các loại đồ uống giải khát với mức giá hợp lý. Thương hiệu này tập trung vào các sản phẩm đơn giản như trà sữa, kem tươi, đồ uống đá xay. Sự kết hợp giữa hương vị ổn định, giá thành phải chăng và chiến lược marketing năng động giúp Mixue trở thành lựa chọn phổ biến trong phân khúc đồ uống dành cho giới trẻ.

Mixue tập trung vào các sản phẩm đơn giản như trà sữa, kem tươi, đồ uống đá xay
Mixue tập trung vào các sản phẩm đơn giản như trà sữa, kem tươi, đồ uống đá xay

Hiện nay tại thị trường Việt Nam, Mixue phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng khác như Phúc Long, Gong Cha, Koi Thé, TocoToco… Tuy nhiên, nhờ vào mô hình kinh doanh nhượng quyền hiệu quả và chiến lược giá hợp lý, Mixue đã và đang tạo được dấu ấn riêng trong lòng khách hàng và tiếp tục mở rộng thị phần của mình.

MISA AMIS
Bạn có ý định mở quán cafe, trà sữa?THỬ NGAY MISA CUKCUK - X3 DOANH THU

2. Phân tích mô hình SWOT của Mixue

Mô hình SWOT là công cụ để doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng về Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình đang làm tốt điều gì, cần cải thiện gì, cơ hội nào có thể tận dụng, và rủi ro nào cần phòng tránh để phát triển tốt hơn.

Đối với Mixue, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau:

Mô hình SWOT của Mixue
Mô hình SWOT của Mixue

Điểm mạnh (Strengths)

Điểm mạnh của Mixue
Điểm mạnh của Mixue
  • Giá cả hợp lý: Mức giá phải chăng là một trong những lợi thế lớn nhất của Mixue, thu hút đa dạng đối tượng khách hàng từ học sinh, sinh viên đến nhân viên văn phòng.
  • Mô hình nhượng quyền hiệu quả: Mixue nổi bật với chiến lược nhượng quyền dễ tiếp cận, mức phí hợp lý và hỗ trợ chi tiết từ công ty mẹ, giúp thương hiệu này mở rộng và chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng
  • Hệ thống sản phẩm đơn giản và phổ biến: Mixue tập trung vào các sản phẩm dễ bán như trà sữa và kem, với chất lượng ổn định, tạo sự tin tưởng từ khách hàng.
  • Chiến lược marketing thành công: Mixue tận dụng tốt truyền thông số, thành công tạo dấu ấn thương hiệu với việc sử dụng mascot ông già tuyết và music marketing.

Điểm yếu (Weaknesses)

  • Chất lượng chưa đồng đều: Sự mở rộng nhanh thông qua nhượng quyền có thể dẫn đến việc kiểm soát chất lượng không đồng đều giữa các cửa hàng, ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng.
  • Hình ảnh thương hiệu phổ thông: Vì tập trung vào giá rẻ, Mixue có thể bị coi là một thương hiệu phổ thông và không đủ hấp dẫn với những khách hàng tìm kiếm trải nghiệm cao cấp.
  • Chưa có sản phẩm đột phá: Menu của Mixue thiếu món “độc” để tạo sự cuốn hút mạnh mẽ với khách hàng. Dù kem tươi là sản phẩm mồi có dấu ấn tốt, nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao và thường bán chậm trong mùa lạnh.

Cơ hội (Opportunities)

Cơ hội của Mixue
Cơ hội của Mixue
  • Xu hướng tiêu dùng tăng cao ở phân khúc giá rẻ: Ngày càng nhiều người tiêu dùng tìm kiếm các lựa chọn đồ uống có giá phải chăng, tạo cơ hội cho Mixue tiếp tục mở rộng.
  • Mở rộng thị trường quốc tế: Mixue có tiềm năng mở rộng thêm tại các thị trường mới ở Đông Nam Á và các khu vực khác, nơi nhu cầu trà sữa và kem đang gia tăng.

Thách thức (Threats)

  • Cạnh tranh khốc liệt: Mixue phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều thương hiệu trà sữa như Gong Cha, Koi Thé, Phúc Long… đòi hỏi thương hiệu phải không ngừng cải tiến và tạo sự khác biệt.
  • Tình trạng bão hòa thị trường: Với số lượng lớn cửa hàng mở nhanh, nguy cơ bão hòa là một vấn đề, đặc biệt khi có sự xuất hiện của các thương hiệu mới liên tục.
  • Kiểm soát chất lượng: Mô hình nhượng quyền mở rộng có thể dẫn đến khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng đồng nhất giữa các cửa hàng, làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu.

>> Tham khảo: Có nên nhượng quyền Mixue? Chi phí nhượng quyền thương hiệu Mixue

3. Chiến lược marketing của Mixue – Marketing Mix 7P

3.1. Chiến lược sản phẩm – Product

Mixue tập trung vào việc phát triển 3 dòng sản phẩm phổ biến có chất lượng ổn định như trà sữa, kem tươi và đồ uống đá xay. Mục tiêu của chiến lược này là đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng trẻ, bao gồm học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng. Mixue không đi theo hướng tạo ra các sản phẩm cao cấp hay phức tạp, thay vào đó, thương hiệu tập trung vào các món cơ bản dễ tiếp cận với mức giá phải chăng.

Chiến lược tập trung vào dòng sản phẩm cơ bản đã giúp Mixue nhận được sự yêu thích từ người tiêu dùng
Chiến lược tập trung vào dòng sản phẩm cơ bản đã giúp Mixue nhận được sự yêu thích từ người tiêu dùng

Menu của Mixue có các món chủ lực như:

  • Trà sữa: Các loại trà sữa với topping đơn giản với hương vị thơm ngon ổn định, giá dao động từ 20.000 – 30.000 VND mỗi ly.
  • Kem tươi: Là sản phẩm mồi, kem tươi của Mixue có giá cực kỳ phải chăng, chỉ khoảng 10.000 – 15.000 VND một phần, giúp thu hút khách hàng và tăng độ nhận diện thương hiệu.
  • Đồ uống đá xay: Các loại đồ uống đá xay như trà chanh, trà hoa quả có mức giá từ 25.000 – 40.000 VND, hấp dẫn đối tượng khách hàng muốn trải nghiệm đồ uống mát lạnh và mới mẻ.

Bên cạnh đó, bao bì của Mixue cũng góp phần quan trọng trong chiến lược sản phẩm, giúp nâng cao nhận diện thương hiệu. Thiết kế bao bì của Mixue thường có tông màu đỏ trắng nổi bật, với hình ảnh linh vật Tuyết Vương (Snow King) đặc trưng, tạo sự vui tươi và gần gũi. Đây là một yếu tố quan trọng giúp khách hàng dễ dàng nhận biết sản phẩm của Mixue ngay từ cái nhìn đầu tiên.

Có thể thấy chiến lược tập trung vào dòng sản phẩm cơ bản đã giúp Mixue xây dựng lòng tin và sự yêu thích từ người tiêu dùng. Tuy nhiên, để tăng trưởng bền vững, thương hiệu cần xem xét việc đổi mới sản phẩm hoặc thêm các lựa chọn sáng tạo hơn nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của thị trường và tránh sự bão hòa trong mô hình hiện tại.

3.2. Chiến lược về giá – Price

Mixue sử dụng chiến lược định giá thâm nhập thị trường (penetration pricing), trong đó sản phẩm được định giá thấp hơn so với đối thủ để nhanh chóng thu hút khách hàng và giành thị phần.

Một điểm đáng chú ý là Mixue giữ chi phí sản xuất thấp nhờ vào mô hình kinh doanh tối ưu và chuỗi cung ứng hiệu quả từ công ty mẹ. Thương hiệu tự sản xuất và cung cấp nguyên liệu như trà, topping từ Trung Quốc, giúp giảm đáng kể chi phí trung gian.

Mixue sử dụng chiến lược định giá thâm nhập thị trường
Mixue sử dụng chiến lược định giá thâm nhập thị trường

Mức giá trung bình của các sản phẩm Mixue như trà sữa dao động từ 20.000 – 30.000 VND, còn kem tươi chỉ từ 10.000 – 15.000 VND, rẻ hơn đáng kể so với nhiều thương hiệu trà sữa quốc tế như Gong Cha hay Koi Thé, nơi giá sản phẩm có thể từ 50.000 – 100.000 VND. Chiến lược giá này giúp Mixue tiếp cận được lượng khách hàng lớn, đặc biệt là học sinh, sinh viên – những người muốn thưởng thức đồ uống chất lượng với mức giá phải chăng.

Case study điển hình là chiến lược bán kem tươi với giá cực thấp. Dù không tạo ra lợi nhuận lớn từ việc bán kem tươi, sản phẩm này đã giúp kéo khách hàng vào quán, từ đó tăng doanh thu cho các sản phẩm khác.

3.3. Chiến lược phân phối – Place

Yếu tố quan trọng trong chiến lược phân phối của Mixue là mô hình nhượng quyền thương hiệu, giúp Mixue phát triển với tốc độ “thần tốc”. Với chi phí nhượng quyền hợp lý và chính sách hỗ trợ chi tiết, Mixue đã thu hút được nhiều đối tác tham gia.

Mixue tập trung mở các cửa hàng tại các khu vực đông dân cư như trung tâm thương mại hay khu phố sầm uất, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Tính đến ngày 31/3/2022, Mixue có tổng cộng 21.619 cửa hàng, trong đó 99,8% là cửa hàng nhượng quyền.

Tại Việt Nam, tính đến đầu năm 2023, Mixue đã có hơn 1.000 cửa hàng, trở thành chuỗi đồ uống có quy mô lớn nhất Việt Nam, vượt qua các thương hiệu như Highland Coffee và Phúc Long.

chiến lược marketing của mixue
Mixue tập trung mở các cửa hàng tại các khu vực đông dân cư

Bên cạnh đó, Mixue còn phát triển phân phối đa kênh bằng cách hợp tác với các ứng dụng giao đồ ăn như GrabFood, ShopeeFood. Điều này giúp mở rộng tệp khách hàng và tăng doanh thu, đặc biệt trong giai đoạn khi nhu cầu mua sắm trực tuyến tăng cao.

Mặc dù mô hình nhượng quyền giúp Mixue mở rộng nhanh chóng, thách thức lớn nhất vẫn là kiểm soát chất lượng giữa các chi nhánh để đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm & dịch vụ đồng nhất. Nếu quản lý tốt, chiến lược này sẽ tiếp tục mang lại lợi thế lớn, giúp Mixue khẳng định vị thế trong thị trường F&B đầy cạnh tranh.

Để hỗ trợ các chủ nhà hàng, quán cafe kinh doanh hiệu quả hơn, MISA CukCuk gửi tặng Template 10+ mẫu kế hoạch marketing thay số dùng được ngay, giúp bạn thu hút khách hàng và tối ưu chiến lược kinh doanh. Nhấn vào ảnh để tải miễn phí!

3.4. Chiến lược xúc tiến – Promotion

Tận dụng truyền thông số & mạng xã hội

Các nền tảng như TikTok, Facebook là nơi Mixue thường xuyên đăng tải nội dung sáng tạo và tương tác với người dùng. Việc này giúp thương hiệu lan tỏa thông điệp một cách nhanh chóng và giữ cho thương hiệu luôn hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng.

Trên Facebook, fanpage chính thức của Mixue tại Việt Nam có hơn 77.000 lượt thích và 100.000 người theo dõi, nơi thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, khuyến mãi và các hoạt động tại cửa hàng.

chiến lược marketing của mixue
Fanpage của Mixue thường xuyên đăng bài và tương tác với khách hàng

Còn trên nền tảng TikTok, tài khoản chính thức của Mixue đạt 82.000 người theo dõi và gần 2 triệu lượt thích, với nhiều video triệu views lên xu hướng. Các video này thường kết hợp các trào lưu, thử thách và trend phổ biến, giúp thương hiệu thu hút sự chú ý của giới trẻ.

Triển khai các chiến dịch “bắt trend”

  • Trend “Bing Chilling”: Thương hiệu này đã tận dụng trend “Bing Chilling” từ John Cena vào năm 2022 để quảng bá sản phẩm kem, giúp gia tăng độ nhận diện đáng kể. 
  • Điệu nhảy Mixue trên TikTok: Mixue đã lan tỏa hình ảnh thương hiệu thông qua điệu nhảy Mixue, dựa trên bài hát “Mixue Song” với giai điệu dễ nhớ và vui nhộn. Chiến dịch này thu hút đông đảo giới trẻ tham gia, không chỉ tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác. Nhiều video đã thu hút hàng triệu lượt xem, tạo hiệu ứng viral mạnh mẽ.
chiến lược marketing của mixue
Điệu nhảy Mixue trên TikTok viral
  • Quà tặng mở túi mù: Mixue đã triển khai chiến dịch quà tặng mở túi mù, một trào lưu đang rất thịnh hành, để tăng sự hấp dẫn và hứng thú cho khách hàng. Khi mua sản phẩm, khách hàng sẽ nhận được một “túi mù” chứa món quà bất ngờ như lật đật hình Tuyết Vương (Snow King) với nhiều biểu cảm khác nhau. Chiến dịch này đánh vào tâm lý tò mò của người tiêu dùng, tạo sự hứng thú và thúc đẩy việc mua sắm.

Sử dụng Brand Mascot (linh vật thương hiệu)

Linh vật Tuyết Vương (Snow King) của Mixue
Linh vật Tuyết Vương (Snow King) của Mixue

Linh vật Tuyết Vương (Snow King) của Mixue không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nhận diện thương hiệu mà còn mang lại cảm giác vui vẻ, gần gũi và thân thiện. Với thiết kế dễ thương, nụ cười rạng rỡ và biểu cảm đáng yêu, Tuyết Vương tạo cảm giác tích cực và vui tươi, thu hút sự chú ý từ khách hàng, đặc biệt là giới trẻ.

Sự xuất hiện của Tuyết Vương trên bao bì sản phẩm, biển hiệu cửa hàng và trong các chiến dịch quảng cáo tạo nên một hình ảnh thương hiệu nhất quán và dễ nhớ. Linh vật này không chỉ làm tăng tính nhận diện mà còn gợi lên cảm giác ấm áp, vui nhộn, khiến khách hàng có ấn tượng tốt và dễ dàng ghi nhớ thương hiệu. 

Mở bán goods

chiến lược marketing của mixue tại Việt Nam
Mixue khéo léo mở rộng kinh doanh bằng các sản phẩm goods

Mixue đã khéo léo mở rộng kinh doanh bằng cách bán các sản phẩm goods mang logo và hình ảnh thương hiệu như lật đật Tuyết Vương, cốc giữ nhiệt, bình nước, móc khóa. Những sản phẩm này không chỉ đóng vai trò là nguồn doanh thu bổ sung mà còn tạo cơ hội để thương hiệu hiện diện trong cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Khi sử dụng các món đồ này, khách hàng vô tình trở thành đại sứ thương hiệu, lan tỏa hình ảnh của Mixue đến cộng đồng xung quanh. 

Áp dụng Music Marketing hiệu quả

Music marketing là một trong những điểm sáng trong chiến lược marketing của Mixue tại Việt Nam. Bài hát “Mixue Song” với giai điệu vui nhộn, dễ nhớ đã trở thành hiện tượng trên các nền tảng như TikTok và YouTube, thu hút hàng triệu lượt xem và chia sẻ. 

Bài hát “Mixue Song” với giai điệu vui nhộn
Bài hát “Mixue Song” với giai điệu vui nhộn

Music marketing từ lâu đã là chiến lược được nhiều thương hiệu áp dụng để tăng cường nhận diện và kết nối cảm xúc với khách hàng. Một ví dụ nổi bật là Điện Máy Xanh với bài hát “Bạn muốn mua Tivi… Đến Điện Máy Xanh”, giai điệu vui nhộn và hình ảnh độc đáo đã gây ấn tượng mạnh và trở thành câu hát quen thuộc. Vinamilk cũng từng áp dụng thành công với bài hát “Chúng tôi là những con bò vui nhộn”, tạo cảm giác thân thiện và dễ nhớ.

Mixue đã áp dụng chiến lược này một cách hiệu quả với bài hát “Mixue Song”, mang giai điệu vui tươi và dễ thuộc. Bài hát có câu lyric nổi bật “Ni ai wo, wo ai ni, Mixue bing cheng tian mi mi” (tạm dịch: “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi, Mixue có Trà và Kem”), đơn giản nhưng bắt tai và dễ ngâm nga. Giai điệu của bài hát nhanh chóng lan tỏa trên các nền tảng như TikTok, YouTube, thu hút hàng triệu lượt xem và nhiều video cover từ người dùng.

3.5. Chiến lược về con người – People

Mixue tập trung vào việc xây dựng đội ngũ nhân viên và hệ thống đối tác nhượng quyền.

Đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng Mixue được đào tạo bài bản. Công ty mẹ cung cấp các chương trình hướng dẫn và quy trình làm việc cụ thể, giúp nhân viên nắm vững kiến thức về sản phẩm, kỹ năng phục vụ khách hàng và quy trình pha chế tiêu chuẩn.

Đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng Mixue được đào tạo bài bản
Đội ngũ nhân viên tại các cửa hàng Mixue được đào tạo bài bản

Hệ thống đối tác nhượng quyền cũng là một phần không thể thiếu trong chiến lược về con người của Mixue. Công ty đưa ra các chương trình hỗ trợ chi tiết cho đối tác, từ cung cấp nguyên liệu, công thức pha chế đến chiến lược marketing, nhằm đảm bảo sự thống nhất trong vận hành và chất lượng sản phẩm. Điều này tạo điều kiện cho đối tác nhượng quyền tự tin phát triển kinh doanh, đồng thời giúp Mixue duy trì được uy tín và độ tin cậy trên thị trường.

3.6. Chiến lược về quy trình – Process

Một cửa hàng của Mixue tại Phú Quốc
Một cửa hàng của Mixue tại Phú Quốc

Mixue đã xây dựng các quy trình chuẩn hóa từ khâu cung ứng nguyên liệu đến phục vụ khách hàng, cụ thể:

  • Quy trình cung ứng nguyên liệu: Mixue tự thiết lập chuỗi cung ứng riêng tại Trung Quốc để đảm bảo nguồn nguyên liệu ổn định và chất lượng cao. Nhờ việc kiểm soát chặt chẽ chuỗi cung ứng, Mixue có thể duy trì giá thành thấp mà không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. 
  • Quy trình pha chế và phục vụ: Mixue chuẩn hóa quy trình pha chế đồ uống và kem tại các cửa hàng thông qua các hướng dẫn chi tiết và công thức cụ thể. Các thiết bị pha chế được chọn lựa kỹ lưỡng và được sử dụng theo tiêu chuẩn chung.
  • Đào tạo và giám sát: Mixue triển khai các chương trình đào tạo nhân viên và đối tác nhượng quyền, bao gồm các khóa học về quy trình làm việc, cách sử dụng thiết bị, cách xử lý tình huống với khách hàng… Ngoài ra, thương hiệu còn có hệ thống giám sát và đánh giá chất lượng dịch vụ định kỳ để đảm bảo mọi cửa hàng tuân thủ các tiêu chuẩn vận hành.

3.7. Chiến lược về cơ sở vật chất – Physical Evidence

Cơ sở vật chất không chỉ bao gồm thiết kế nội thất mà còn là tất cả các yếu tố khách hàng có thể thấy và cảm nhận được, từ biển hiệu đến bao bì sản phẩm. Mixue đã chú trọng xây dựng các yếu tố này một cách nhất quán nhằm tạo ấn tượng tốt với khách hàng.

Chiến lược về cơ sở vật chất của Mixue
Chiến lược về cơ sở vật chất của Mixue
  • Thiết kế cửa hàng: Cửa hàng của Mixue được thiết kế với phong cách trẻ trung, hiện đại và sử dụng tông màu chủ đạo là đỏ và trắng. Không gian được bố trí gọn gàng với hình ảnh Tuyết Vương (Snow King) xuất hiện nổi bật, tạo nên sự vui tươi và thân thiện.
  • Biển hiệu và nhận diện thương hiệu: Biển hiệu của Mixue được thiết kế nổi bật, dễ nhận diện với hình ảnh mascot Tuyết Vương và tên thương hiệu rõ ràng. Việc đồng bộ hóa biển hiệu và cách bài trí cửa hàng giúp Mixue dễ dàng được nhận diện từ xa và tạo sự nhất quán trong toàn hệ thống.
  • Bao bì sản phẩm: Bao bì thường có thiết kế bắt mắt với hình ảnh mascot Snow King và logo Mixue, tạo cảm giác vui vẻ, gần gũi. Bao bì không chỉ đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn được làm từ chất liệu an toàn, chắc chắn, tiện lợi cho việc mang đi.
  • Không gian trải nghiệm khách hàng: Những yếu tố như bàn ghế thoải mái, trang trí phù hợp với xu hướng và bố cục hài hòa là điểm cộng giúp Mixue ghi điểm trong mắt khách hàng trẻ. Một số cửa hàng còn có các khu vực check-in hoặc các phụ kiện trang trí như đèn lồng và cây xanh, mang lại trải nghiệm thú vị.

4. 2 chiến dịch marketing tiêu biểu của Mixue hot rần rần trên Social

Dưới đây là 2 chiến dịch tiêu biểu nhất định các marketer phải học hỏi:

4.1. Chiến dịch “Snow King bị cháy nắng khi hái dâu”

Vào tháng 6 năm 2022, Mixue đã tạo sự chú ý lớn khi thay đổi màu sắc linh vật “Tuyết Vương” thành màu đen trên các kênh truyền thông và tại cửa hàng. Sự thay đổi này gây tò mò và thu hút hàng trăm triệu lượt thảo luận trên mạng xã hội. Sau đó, Mixue tiết lộ rằng đây là một phần của chiến dịch ra mắt sản phẩm trà dâu tằm mới, với thông điệp hài hước: “Tuyết Vương bị cháy nắng khi hái dâu“. Chiến dịch này không chỉ giới thiệu sản phẩm mới một cách sáng tạo mà còn tăng cường nhận diện thương hiệu và tương tác với khách hàng.

chiến lược tuyết vương cháy nắng
Chiến lược tuyết vương cháy nắng

4.2. Chiến dịch Music Marketing với bài hát thương hiệu

Tại Trung Quốc, Mixue đã sáng tạo một bài hát thương hiệu dựa trên giai điệu của một bài hát thiếu nhi, với lời đơn giản: “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi. Kem và trà sữa Mixue”. Bài hát này được phát rộng rãi trên TV và tại các cửa hàng, nhanh chóng lan truyền nhờ giai điệu bắt tai và lời ca dễ nhớ. Chiến dịch này đã tạo ra hơn 500.000 lượt thảo luận trên mạng xã hội Weibo, tăng cường sự nhận diện và yêu thích thương hiệu trong cộng đồng.

4.3. Học được gì từ chiến dịch này?

  • Tận dụng sức mạnh của Brand Mascot

Một biểu tượng mạnh có thể mang đến sự gắn bó dài lâu và tạo dấu ấn riêng, khiến thương hiệu gần gũi và dễ nhớ trong tâm trí khách hàng.

  • Sáng tạo nội dung gắn liền với tính cách thương hiệu

Mixue khéo léo lồng ghép câu chuyện “Tuyết Vương bị cháy nắng khi hái dâu” để quảng bá sản phẩm trà dâu mới. Đây là một cách tạo ra câu chuyện vui nhộn, dễ tiếp cận với khách hàng và tạo cảm giác thích thú. Sáng tạo nội dung phù hợp với tính cách thương hiệu sẽ giúp kết nối cảm xúc với khách hàng và làm cho thông điệp dễ lan tỏa hơn. Câu chuyện hài hước hoặc bất ngờ thường tạo ra hiệu ứng tích cực trên mạng xã hội.

  • Tạo sự tò mò và thúc đẩy tương tác trên mạng xã hội

Thay đổi màu sắc của “Tuyết Vương” khiến khách hàng tò mò và thảo luận rộng rãi trên mạng xã hội trước khi Mixue tiết lộ thông điệp chính thức. Đây là một chiến thuật khéo léo để thu hút sự chú ý và thúc đẩy tương tác từ cộng đồng. Sự bất ngờ hoặc “plot twist” có thể kích thích khách hàng thảo luận, chia sẻ và quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu. Việc tạo sự tò mò có chủ đích và tạo không gian để khách hàng đoán nội dung sẽ làm tăng tính lan truyền.

Thay đổi màu sắc linh vật là một ý tưởng đơn giản, ít tốn kém nhưng lại tạo hiệu ứng mạnh mẽ nhờ vào sự sáng tạo và cách truyền tải khéo léo. Điều này cho thấy rằng không nhất thiết phải chi nhiều tiền để đạt hiệu quả cao trong marketing.

Bài học: Sáng tạo có thể tạo ra sự khác biệt mà không nhất thiết phải tốn nhiều chi phí. Một ý tưởng độc đáo và phù hợp có thể gây ảnh hưởng lớn với nguồn lực tối thiểu.

5. Tạm kết

Trên đây, MISA CukCuk đã chia sẻ chi tiết về chiến lược marketing của Mixue. Hy vọng bài viết này giúp bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về cách Mixue xây dựng thương hiệu và duy trì sức hút toàn cầu. Những phân tích này cũng có thể mang lại ý tưởng và bài học hữu ích cho các doanh nghiệp F&B khi triển khai chiến lược marketing.

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình vận hành cửa hàng, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!

Bài viết liên quan
Xem tất cả