Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe mới nhất

Để mở quán cafe, ngoài việc chuẩn bị mặt bằng và ý tưởng kinh doanh, bạn cần hoàn thiện các thủ tục pháp lý để quán đi vào hoạt động. Vậy giấy tờ pháp lý cần chuẩn bị gồm những gì? Đăng ký như thế nào? MISA CukCuk sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe trong bài viết dưới đây.

1. Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, kinh doanh quán cafe thuộc nhóm ngành dịch vụ ăn uống và có địa điểm cố định, vì vậy bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Điều này áp dụng cho cả các quán nhỏ lẻ như cafe sân vườn, cafe mang đi (take away) đến những mô hình lớn hơn.

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe mới nhất
Mở quán cafe có cần đăng ký kinh doanh không

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp được miễn đăng ký kinh doanh, được quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP. Cụ thể, những người kinh doanh manh mún, không có địa điểm cố định như bán cafe dạo, vỉa hè hoặc kinh doanh thời vụ, thu nhập thấp sẽ không cần đăng ký. Như vậy, nếu quán cafe của bạn có địa điểm cố định, bất kể quy mô lớn hay nhỏ, đều phải xin giấy phép kinh doanh theo đúng quy định.

MISA AMIS
Bạn có ý định mở quán cafe?DÙNG NGAY MISA CUKCUK - X3 DOANH THU

2. Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe chi tiết

Khi mở quán cafe, bạn có thể lựa chọn đăng ký kinh doanh theo mô hình hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cũng là yêu cầu bắt buộc nếu quán phục vụ tại chỗ. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết:

2.1. Đăng ký theo mô hình hộ kinh doanh

Đây là lựa chọn phù hợp cho các quán cafe nhỏ, quy mô gia đình hoặc kinh doanh mang đi. Theo Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh gồm:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  • Bản sao CMND, CCCD hoặc hộ chiếu của chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình nếu đăng ký chung.
  • Bản sao biên bản họp giữa các thành viên gia đình về việc thống nhất thành lập hộ kinh doanh (nếu hộ kinh doanh được đăng ký bởi nhiều thành viên trong gia đình).
  • Bản sao văn bản ủy quyền từ các thành viên trong gia đình cho một người đại diện làm chủ hộ kinh doanh (nếu đăng ký theo hình thức gia đình).
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe

Quy trình thực hiện:

  1. Nộp hồ sơ trực tiếp tại UBND huyện/quận nơi đặt địa điểm kinh doanh hoặc qua cổng dịch vụ công trực tuyến của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  2. Trong vòng 3 ngày làm việc, hồ sơ sẽ được kiểm duyệt. Nếu hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  3. Nhận giấy phép theo thời gian ghi trên giấy hẹn.

2.2. Đăng ký theo mô hình doanh nghiệp

Lựa chọn này phù hợp cho các quán cafe lớn hoặc hướng đến mở chuỗi. Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp bao gồm:

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.
  • Danh sách thành viên góp vốn (công ty TNHH) hoặc danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần).
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông (giấy tờ không quá 6 tháng).
  • Giấy ủy quyền (nếu người làm hồ sơ không phải là đại diện pháp luật).

Quy trình thực hiện:

  1. Nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố hoặc qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  2. Trong vòng 3 ngày làm việc, hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  3. Nhận giấy phép tại Sở KHĐT hoặc qua dịch vụ bưu chính.

2.3. Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Dù kinh doanh theo mô hình nào, nếu quán cafe phục vụ tại chỗ, giấy chứng nhận VSATTP là bắt buộc theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Hồ sơ cần chuẩn bị:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh.
  • Sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh và mặt bằng xung quanh.
  • Giấy khám sức khỏe của chủ quán và nhân viên (có hiệu lực trong 12 tháng).
  • Giấy xác nhận kiến thức về VSATTP của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp làm việc.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Giấy kiểm định nguồn nước và chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu.

Quy trình thực hiện:

  1. Nộp hồ sơ tại Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Bộ Y tế.
  2. Trong vòng 15 ngày làm việc, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận VSATTP nếu đủ điều kiện.

Để hỗ trợ bạn kinh doanh hiệu quả hơn, MISA CukCuk gửi tặng 10+ mẫu file Excel chuyên nghiệp cho quán cafe, giúp bạn dễ dàng theo dõi và quản lý mọi khía cạnh. Bao gồm:

  • File excel dự toán chi phí mở quán
  • File excel quản lý thu chi hàng ngày
  • File excel quản lý công nợ khách hàng & nhà cung cấp
  • File excel quản lý kho…

3. Mở quán cafe cần những giấy tờ gì?

Để mở quán cafe hợp pháp, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh: Đây là giấy tờ bắt buộc để quán cafe hoạt động hợp pháp. Bạn có thể đăng ký dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể hoặc thành lập doanh nghiệp, tùy theo quy mô và định hướng kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm: Do kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, quán cafe cần đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm. Giấy chứng nhận này được cấp sau khi cơ quan chức năng kiểm tra và xác nhận quán đáp ứng đủ điều kiện vệ sinh.
  • Giấy phép phòng cháy chữa cháy: Đối với quán cafe có quy mô lớn hoặc nằm trong khu vực yêu cầu, bạn cần có giấy phép phòng cháy chữa cháy, chứng nhận quán đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn về phòng chống cháy nổ.
  • Giấy phép bán lẻ rượu, bia (nếu có): Nếu quán cafe kinh doanh đồ uống có cồn, bạn cần xin giấy phép bán lẻ rượu, bia theo quy định pháp luật.
  • Hợp đồng thuê mặt bằng hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa điểm kinh doanh.
  • Giấy tờ tùy thân của chủ quán hoặc người đại diện pháp luật: Bao gồm chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

4. Các loại thuế cần biết khi kinh doanh quán cafe

Các loại thuế cần biết khi kinh doanh quán cafe
Các loại thuế cần biết khi kinh doanh quán cafe

Theo Điều 2, Thông tư 92/2015/TT-BTC, các loại thuế mà cơ sở kinh doanh phải nộp bao gồm:

Thuế môn bài theo năm

Theo nghị định 139/2016/NĐ-CP về mức lệ phí môn bài đối với cá nhân, hộ gia đình dựa vào mức thu nhập hằng năm của hộ gia đình đó gồm 3 mức như sau:

  • Doanh thu trên 100 triệu đến 300 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 300.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 300 triệu đến 500 triệu/năm thì nộp thuế môn bài 500.000 đồng/năm
  • Doanh thu từ 500 triệu/năm trở lên thì nộp thuế môn bài 1000.000 đồng/năm

Như vậy, đối với hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu/năm trở xuống thì được miễn thuế môn bài.

Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)

Căn cứ theo thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn nộp thuế giá trị gia tăng như sau:

Số thuế GTGT phải nộp = doanh thu thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

Trong đó Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng được tính theo hướng dẫn tại điểm a và điểm b.3 khoản 2 điều 2, thông tư 92/2015/TT-BTC.

Tỷ lệ thuế GTGT mặt hàng ăn uống là 2% doanh thu.

bằng Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

Tương tự đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân bạn phải nộp:

Số thuế TNCN phải nộp = doanh thu thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN

Đối với mặt hàng kinh doanh quán cafe, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.

Lưu ý: Đối với những quán kinh doanh có mức doanh thu dưới 100 triệu/ năm không phải nộp thuế giá trị gia tăng cũng như không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

Còn với doanh thu trên 100 triệu, bạn cần phải nộp đầy đủ cả 3 loại thuế trên. Mức tỷ lệ thuế cụ thể bạn có thể tham khảo tại cơ quan có thẩm quyền khi ĐKKD. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích và có thể giúp cho bạn không còn bối rối khi đang có ý định mở/làm thủ tục ĐKKD cho quán cafe của mình. 

5. Câu hỏi thường gặp khi làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe

Có cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm khi quán chỉ bán đồ uống mang đi?
Có. Theo Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, bất kỳ quán cafe nào phục vụ đồ uống, dù tại chỗ hay mang đi, đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và có giấy chứng nhận.

Kinh doanh cafe vỉa hè hoặc cafe dạo có cần giấy phép không?
Không. Theo Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP, những trường hợp kinh doanh không có địa điểm cố định, như bán hàng rong, cafe dạo, thường được miễn giấy phép kinh doanh.

Có bắt buộc phải ký hợp đồng lao động với nhân viên quán cafe không?
Có. Theo Bộ Luật Lao động, người lao động làm việc trên 3 tháng cần được ký hợp đồng lao động bằng văn bản, quy định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.

Quy trình vận hành quán cafe mới như thế nào?
Quy trình vận hành quán cafe mới mở thường gồm các bước cơ bản như chuẩn bị nguyên liệu, tổ chức nhân sự, phân chia ca làm việc. Để hiểu rõ hơn và xây dựng quy trình chuyên nghiệp, mời bạn đọc chi tiết tại đây.

Mở quán cafe không đăng ký kinh doanh có bị xử phạt không?
Có. Nếu bạn mở quán cafe mà không đăng ký kinh doanh, bạn sẽ vi phạm quy định pháp luật và bị xử phạt hành chính. Cụ thể, theo Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, hành vi không đăng ký thành lập hộ kinh doanh khi thuộc diện phải đăng ký sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

6. Tạm kết

Trên đây, MISA CukCuk đã chia sẻ chi tiết về thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán cafe. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và thực hiện các bước đăng ký một cách dễ dàng, nhanh chóng. Chúc bạn mở quán thành công!

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình kinh doanh, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!

Bài viết liên quan
Xem tất cả