Các mô hình kinh doanh dịch vụ làm đẹp đang ngày một phát triển, trong đó phải kể đến hoạt động của các mô hình spa. Một trong nhưng nhánh kinh doanh vô cùng tiềm năng cũng như được quan tâm hiện nay chính là các spa mẹ và bé. Tuy nhiên, để mở được mô hình này, chủ đầu tư không chỉ cần nắm chắc kiến thức về làm đẹp như với các spa thông thường mà còn cần thấu hiểu tâm lý của mẹ cũng như em bé đồng thời, việc chọn lựa mỹ phẩm cũng cần đặc biệt cẩn trọng hơn lúc nào. Nếu bạn đang băn khoăn và có dự định mở mô hình spa này hay cần tìm hiểu thêm thông tin về cách vận hành thì trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk xin chia sẻ với bạn kinh nghiệm mở spa chăm sóc mẹ và bé một cách cụ thể hơn.
1. Đặc điểm của các mô hình spa mẹ và bé
1.1. Đối tượng khách hàng mục tiêu
Điều đầu tiên cần xác định khi mở spa chăm sóc mẹ và bé chính là hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai, đặc điểm của họ như thế nào, họ thường có thói quen ra sao và ưa thích sử dụng sản phẩm gì. Đặc biệt với mô hình mở spa chăm sóc mẹ và bé, các sản phẩm sử dụng càng cần đảm bảo về thành phần, xuất xứ hơn bao giờ hết.
Các mô hình này thường là những mô hình kết hợp việc thư giãn phục hồi sức khỏe cho mẹ đồng thời kết hợp thêm hoạt động chăm sóc em bé. Điều này tiết kiệm thời gian để các mẹ không cần phải di chuyển nhiều nơi, đi nhiều buổi mà vẫn có thể chăm sóc sắc đẹp của bản thân cũng như chăm sóc, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ sự phát triển của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, với mô hình spa chăm sóc mẹ và bé, do đặc thù của mô hình cũng như nhu cầu mà thông thường, các mô hình này có mặt chủ yếu ở các đô thị, thay vì các thị trấn, huyện nông thôn. Một phần nữa là do giá cả của những dịch vụ này ở mức trung bình cao nên đôi khi không thực sự phù hợp với đặc điểm tiêu dùng của khách hàng tại khu vực này.
1.2. Loại hình phục vụ
Mở một spa chăm sóc mẹ và bé sẽ có nhiều loại hình dịch vụ bao gồm:
- Massage mẹ bầu: Đây là dịch vụ hiện được rất nhiều mẹ bầu cần. Bởi quá trình bầu, phụ nữ rất hay mệt mỏi, đau nhức khắp nơi, khiến quá trình mang bầu càng nặng nề. Để giảm thiểu điều đó các mẹ sẽ có nhu cầu đi massage để cơ thể được khỏe mạnh, tâm lý được thư thái. Việc massage cho mẹ bầu đòi hỏi nhiều nghiệp vụ hơn massage thông thường, các kỹ thuật viên cũng được đào tạo chuyên sâu để có thể đảm bảo sự an toàn cho mẹ và em bé.
- Chăm sóc sau sinh: Sau sinh phụ nữ cũng cần được chăm sóc rất nhiều. Từ việc chăm sóc cơ thể (vùng kín, vết mổ) đến việc chăm sóc bầu sữa để không bị viêm tắc. Việc chăm sóc góp phần rất lớn giúp các mẹ sau sinh có thể phục hồi cơ thể nhanh chóng, việc chăm sóc con nhỏ cũng sẽ bớt mệt mỏi, sữa mẹ tràn trề con khỏe mạnh.
- Massage và tắm bé: Không chỉ có mẹ, mà các em bé cũng cần được chăm sóc rất kỹ. Nhất là thời điểm 3 tháng đầu đời, bé cần được chăm sóc để thích nghi với môi trường. Khi sử dụng dịch vụ bé sẽ được massage 30 phút để cơ thể được tiếp xúc làm quen với từng bộ phận trên cơ thể. Hơn thế nữa, bé mới chào đời chưa được hoạt động nhiều, việc massage sẽ giúp bé được vận động giãn gân cốt thúc đẩy cho những quá trình phát triển của bé tốt hơn. Việc tắm cho bé sẽ trở lên không còn đáng lo ngại nhiều đến sức khỏe, mà bé vẫn sạch sẽ, thơm tho ngăn chặn những vi khuẩn có hại.
- Dịch vụ bơi thủy liệu: Đây là dịch vụ khá mới mẻ. Song các mẹ khi quan tâm tới bé sẽ biết nhiều đến việc bơi thủy liệu này. Nó giúp cơ thể bé dẻo dai hơn, tay chân linh hoạt hơn, tâm lý vui vẻ hơn, đặc biệt kích thích trí não bé phát triển ngay từ giai đoạn đầu phát triển cơ thể.
2. Kinh nghiệm mở spa chăm sóc mẹ và bé
Trước khi làm bất cứ một điều gì thì điều đầu tiên bạn phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Việc đầu tiên bạn phải xác định được mục tiêu chính của quán spa của mình là các mẹ và em bé, lợi nhuận muốn hướng tới là bao nhiêu? Từ đó quá trình đầu tư, vốn bỏ ra của bạn sẽ được tối ưu hơn. Và hơn hết bạn cần nắm bắt được xu thế, tìm hiểu những đối thủ cạnh tranh và tạo nên được chiến lược phát triển riêng cho quán spa của chính bạn.
Lĩnh vực làm đẹp và chăm sóc sức khỏe luôn làm một trong những ngạch kinh doanh tiềm năng nhưng cũng đòi hỏi sự đầu tư chuyên sâu cả về nguồn lực lẫn nhân sự. Bên cạnh đó, việc nắm bắt, thấu hiểu thị trường, thấu hiểu khách hàng luôn là bài toán đặt lên hàng đầu với mỗi người làm chủ mô hình kinh doanh. Trong ngành này, đôi khi chỉ cần một chút sơ sót cũng có thể dẫn đến những sai lầm không đáng có. Bởi vậy, MISA đã tổng hợp một số kinh nghiệm dưới đây để hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của bạn một cách chi tiết nhất.
2.1. Vốn
Khi đã xác định được đối tượng khách hàng, hình thức kinh doanh của quán spa mẹ và bé, cũng như quy mô quán, lớn nhỏ như thế nào, thì bạn sẽ dễ xác định được số vốn mà bạn cần phải bỏ ra, cho cửa hàng spa của mình.
Nếu spa của bạn chọn đối tượng nhắm đến là những khách hàng có nguồn thu nhập trung bình, dịch vụ bạn cung cấp ít (massage mẹ bầu, mẹ sau sinh, em bé, thông tắc tia sữa), quán mở tại những vùng nông thôn, thì nguồn vốn bạn chi ra khá ít. Bởi lẽ cơ sở vật chất dùng cho dịch vụ không cần quá cao cấp, hay nhiều, mà phụ thuộc chính vào tay nghề nhân viên. Vốn mà bạn cần phải chi cho loại hình spa này chỉ rơi vào khoảng 50 – 70 triệu.
Tuy nhiên, nếu spa bạn hướng đến những khách hàng có thu nhập cao, dịch vụ bạn cung cấp nhiều (massage, thông tắc tia sữa, bơi thủy liệu, chăm sóc dưỡng sinh…), quán mở tại khu đô thị đông dân cư, thì bạn cần tập trung kỹ lưỡng trang thiết bị hiện đại, trang trí không gian, nên mất nhiều chi phí hơn rất nhiều. Khoảng chi phí bạn cần bỏ ra sẽ tầm 100 – 150 triệu.
2.2. Mặt bằng
Mặt bằng luôn là yếu tố quyết định đến việc thắng, hay bại của cửa hàng spa. Nó sẽ giúp bạn thu hút khách, đưa cửa hàng đi theo đúng chiều hướng và hơn thế nữa là mang lại nguồn thu lợi nhuận lớn. Bạn phải dành ra một khoản tiền cho riêng tiền mặt bằng và nhớ rằng địa điểm đẹp, sẽ đồng nghĩa với việc là tiền mặt bằng sẽ cao.
Nếu như số tiền vốn của bạn nhiều, thì nên đầu tư ở những nơi có mặt tiền đẹp để thu hút khách hàng. Tuy nhiên đôi khi sự phù hợp lại quan trọng hơn cả xu thế. Những địa điểm phù hợp để bạn có thể bắt đầu cửa hàng spa của mình, có thể kể đến như : trường học, gần những khu chung cư, khu dân cư, khu vực bệnh viện, phòng khám sức khỏe,…đây được đánh giá là những vị trí đắc địa và vô cùng hợp lý để mở spa cho mẹ và bé đấy. Thông thường bạn nên để ra chi phí từ 10 – 30 triệu cho việc thuê mặt bằng.
2.3. Không gian trang trí
Đi kèm với vị trí đẹp, thì không gian trong spa bạn cũng nên thiết kế theo một xu hướng tối giản, sạch sẽ, thoáng đãng, để đem lại cảm giác thư thái, thoải mái nhất cho khách hàng của mình.
Các khách hàng đến đây thường là các bà mẹ và các em bé, vì thế nên bạn nên thiết kế không gian làm sao để cho mẹ và bé có một cảm giác nhẹ nhàng, thư giãn nhất. Hạn chế lựa chọn những màu sắc chói, hoặc nhiều ánh đèn lấp lánh.
Chúng tôi khuyên bạn nên thiết kế không giản rộng rãi, với màu sắc nhẹ nhàng tươi sáng như trắng, xanh nhạt, xám,…Những gam màu này, sẽ giúp cho không gian cửa hàng của bạn trở nên hài hòa và dễ chịu hơn. Kết hợp với một chút nhạc dưỡng sinh, piano nhẹ nhàng, sẽ giúp cho khách hàng có được trải nghiệm tốt nhất khi đến với spa của bạn.
2.4. Nhân viên
Đội ngũ nhân viên spa chăm sóc mẹ và bé là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì spa dịch vụ chủ yếu từ sự chăm sóc. Vì thế khi lựa chọn nhân viên, chủ cửa hàng phải có những buổi training tập huấn sâu, cho nhân viên của mình. Phân chia từng khu vực và từng nhiệm vụ khác nhau cho nhân viên. Việc này có vai trò vô cùng quan trọng, trong sự phát triển về lâu về dài của quán bạn, vì thế nên tuyệt đối không được qua loa và phải thật sự chỉn chu nhé.
2.5. Marketing
Marketing là một điều không thể thiếu khi mở một loại hình dịch vụ. Hiện nay có rất nhiều cách để marketing hiệu quả. Bạn có thể chạy quảng cáo lên facebook, tiktok hay instagram để marketing. Cách marketing hiệu quả nhất hiện nay, đó chính là xây dựng và tạo content thông điệp cho mô hình spa của bạn, từ đó sẽ tạo sự thu hút cho quán của bạn. Tuy nhiên, về cơ bản bạn phải đảm bảo được chất lượng dịch vụ và sản phẩm thì khách hàng mới quay lại lần hai.
2.6. Sản phẩm sử dụng trong spa
Các sản phẩm được ưu tiên lựa chọn sử dụng trong spa của bạn nên có nguồn gốc từ thiên nhiên, để an toàn, lành tính với em bé cũng như mẹ của bé. Đối với các liệu trình mát xa thư giãn cơ thể, bạn cũng cần chú trọng đặc biệt tới thể trạng của mẹ bầu để đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe trong thai kỳ. Các kỹ thuật viên cũng cần có chuyên môn, thực hành bài bản giúp mẹ bầu có được sự thư giãn, phục hồi tốt nhất.
2.7. Vận hành
Để đảm bảo hoạt động vận hành được diễn ra mượt mà, đồng bộ và tạo trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng, các mô hình spa chăm sóc mẹ và bé hiện tại đã áp dụng công nghệ hỗ trợ để giúp khách hàng của mình có thể tận hưởng dịch vụ mà không gặp bất kỳ vướng mắc nào.
Phần mềm quản lý spa sẽ giúp bạn có thể dễ dàng lưu lại lịch hẹn của khách hàng đảm bảo họ không cần chờ đợi quá lâu hoặc để spa trong tình trạng quá tải, khiến khách hàng tốn thời gian mà không hề có những trải nghiệm vui vẻ. Thay vào đó, với việc phân bổ nhân sự dựa trên lịch đã được đặt từ trước, spa có thể chủ động nguồn lực, cũng như nắm bắt được các khung giờ trống lịch từ đó tư vấn và sắp xếp lịch cho khách hàng một cách nhanh chóng hơn. Cùng với đó, spa cũng có thể nhận được ý kiến đánh giá của khách hàng một cách kịp thời thông qua hệ thống chăm sóc khách hàng và có các chương trình chăm sóc, hỗ trợ ưu đãi với voucher giảm giá. Hoạt động tích điểm, nâng hạng thẻ từ đó cũng được thuận tiện hơn.
Bạn có thể theo dõi được lịch sử ghé thăm spa và biết được khách hàng đã ghé spa trung bình bao nhiêu lần/tháng, lịch sử chi tiêu của họ ở spa là gì, họ thường thích sử dụng gói dịch vụ gì với sản phẩm như thế nào. Từ đó, bạn có thể đánh giá và cải thiện chất lượng các dịch vụ không được nhiều khách hàng lựa chọn đồng thời tiếp tục phát triển thêm các gói dịch vụ đang làm tốt.
>> Phần mềm quản lý spa chuyên nghiệp, dễ dùng nhất 2022 <<
3. Những lưu ý khi mở spa cho mẹ và bé
Mở spa nhất là spa dành cho mẹ và bé, cũng có những lưu ý để phát triển thành công:
- Trước hết bạn phải có một kế hoạch kinh doanh thật cụ thể rõ ràng.
- Chủ spa hay các nhân viên spa cần phải có ít nhất, là những kiến thức cơ bản về cách chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé, có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho mẹ và bé.
- Ngoài ra bạn cũng nên tham khảo ý kiến từ nhiều phía, không ngừng nỗ lực và sửa chữa. Luôn tạo ra những chiến dịch marketing mới mẻ để bạn có thể gửi gắm thông điệp đến nhiều khách hàng hơn.
4. Lời kết
Trên đây là những chia sẻ của Misa về những kinh nghiệm mở chăm sóc spa mẹ và bé. Thông qua bài viết này, bạn sẽ có được những cái nhìn cụ thể và tổng quan hơn. Từ đó có thể đưa ra những chiến lược phát triển tối ưu, cũng như cách để vận hành cho quán của mình đạt hiệu quả cao.