Chuyển đổi số ngành F&B khi thị trường buộc mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải trí phải thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống để tồn tại. Số hóa với F&B không còn quá xa lạ từ việc áp dụng công nghệ trong quản lý, bán hàng và giờ đây là kinh doanh online. Vậy chuyển đổi số như thế nào, áp dụng cho các mô hình hộ kinh doanh hoặc các doanh nghiệp vừa, nhỏ ra sao? Trong bài viết dưới đây, MISA CukCuk sẽ giúp anh chị có cái nhìn toàn cảnh hơn về hoạt động này.
1. Tổng quan ngành F&B
Theo báo cáo của D’Corp, cả nước hiện có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, trong đó có 278.424 mô hình quy mô siêu nhỏ, 153.576 quy mô nhỏ, 34.128 quy mô vừa và 73.872 quy mô lớn.
Tại Việt Nam, chi tiêu trung bình của người dân cho ngành dịch vụ ăn uống là $361/tháng, cao hơn các quốc gia như Indonesia, Thái Lan, Phillipines, Malaysia. F&B (ngành Food and Beverage) là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của người Việt, chiếm 35% chi tiêu hàng tháng và 15% GDP cả nước, con số này vẫn dự kiến sẽ phát triển trong những năm tới.
2. Xu hướng chuyển đổi số ngành F&B
a. Xu hướng mua đồ ăn Online và dịch vụ giao đồ ăn phát triển
5 năm trở lại đây chứng kiến sự lên ngôi của những ứng dụng công nghệ đặc biệt là những nền tảng bán và giao đồ ăn Online như Now, Grabfood, Baemin, Loship… Sự tiện lợi, uy tín và chất lượng trên những ứng dụng này đã kích thích nhu cầu mua hàng cũng như tạo sự tin tưởng cho thực khách.
b. Ứng dụng công nghệ hiện đại
Thay vì việc bán hàng và quản lý thủ công như 5 – 10 năm về trước, các mô hình kinh doanh F&B đã, đang và sẽ từng bước chuyển đổi số bằng việc áp dụng các phần mềm bán hàng, quản lý, tự động đặt bàn, đặt món và sử dụng hình thức thanh toán mới mẻ như trả thẻ, ví điện tử hay quét mã QR Code. Việc chuyển đổi số sẽ giúp ngành phát triển bền vừng và gia tăng doanh thu đáng kể
c. Mô hình bán hàng nhanh
Cách thức mua hàng và trả tiền tại quầy cũng đang dần trở thành 1 xu thế cho ngành café hiện nay. Cách thức này giúp hàng quán tiết kiệm nhiều chi phí nhân sự và giảm thiểu thất thoát.
d. Mô hình chuỗi bền vững
Trong những năm gần đây, mô hình chuỗi, chuỗi nhượng quyền không còn xa lạ với ngành F&B. Sự duy trì của mô hình này trong giai đoạn dịch Covid-2019 cho thấy tiềm năng và tính bền vững của mô hình.
e. Ẩm thực xanh, sống xanh
Đồ ăn, đồ uống có lợi cho sức khỏe và thành phần dinh dưỡng đang được chú trọng và phát triển. Đặc biệt, sau khi đối mặt với dịch Covid-2019, xu hướng tiêu dùng của người dân chuyển sang những món ăn, đồ uống để tăng sức đề kháng và lợi ích cho sức khỏe.
3. Lộ trình chuyển đổi số ngành F&B
Lộ trình này được xem như kim chỉ nam, giúp các doanh nghiệp, mô hình kinh doanh ngành F&B chuyển đổi số thành công. Tham khảo mô tả quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp F&B:
Giai đoạn 1 | Giai đoạn 2 | Giai đoạn 3 | |
Mô tả | Sẵn sàng chuyển đổi số | Tăng trưởng trong kinh tế số | Vượt bậc bằng áp dụng giải pháp số |
Mục tiêu |
|
|
|
Giải pháp bán hàng |
|
|
|
Giải pháp quản lý |
|
|
|
>> Nhận ngay ebook Chuyển đổi số ngành F&B cho doanh nghiệp vừa và nhỏ << |
4. Giai đoạn 1: Sẵn sàng chuyển đổi số
STT | Loại giải pháp | Tính năng | Tác dụng |
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG | |||
1 | Phần mềm bán hàng | Sử dụng phần mềm bán hàng |
|
2 | Thanh toán Online | Cho phép khách hàng thanh toán qua các giải pháp như thẻ, chuyển khoản, ví điện tử hay QR Code |
|
3 | Mua hàng Online | Cho phép khách hàng mua hàng qua các trang bán đồ ăn hoặc tự tạo những site riêng cho cửa hàng để bán hàng |
|
4 | Đặt bàn tự động | Kết hợp những công cụ cho phép khách hàng tự đặt bàn, đặt chỗ hoặc những website đặt bàn khác |
|
5
|
Quản lý vận chuyển |
Kết nối ứng dụng cung cấp giao vận và thiết bị hiển thị vị trí của giao hàng |
|
6 | Quản lý bếp | Sử dụng máy in để in phiếu chế biến, tem nhãn
|
|
7 | Thiết bị thông báo |
Tích hợp với thẻ báo rung hay điện thoại của khách hàng để thông báo cho khách hàng khi món ăn sẵn sàng |
|
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ | |||
8 | Quản lý từ xa | Có hệ thống để dễ dàng kiểm soát được tình trạng kinh doanh, từ xa
|
|
9 | Quản lý kho | Có hệ thống để dễ dàng kiểm soát được tình trạng kho |
|
5. Giai đoạn 2: Tăng trưởng trong kinh tế số
STT | Loại giải pháp | Tính năng | Tác dụng |
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG | |||
1 | Tự đặt món, thanh toán | Khách hàng tự đặt món, thanh toán mà không cần có nhân viên thu ngân thông qua quét mã QR Code tại bàn, máy kios, tablet, thiết bị đặt bàn |
|
2 | Quản lý các thiết bị nhà bếp kết nối internet | Sử dụng thiết bị hiển thị và quản lý quy trình chế biến món tại bếp |
|
3 | Quản lý thẻ thành viên | Xây dựng ứng dụng điện thoại cho phép khách hàng mua hàng, đặt bàn, nhận ưu đãi, quản lý thẻ thành viên,…
|
|
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ | |||
4 | Phân tích số liệu kinh doanh | Sử dụng các công cụ phân tích số liệu
|
|
5 | Phân tích hành vi tiêu dùng | Sử dụng các công cụ chăm sóc khách hàng, phần mềm phân tích số liệu chuyên sâu
|
|
6. Giai đoạn 3: Vượt bậc bằng áp dụng giải pháp số
STT | Loại giải pháp | Tính năng | Tác dụng |
NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG | |||
1 | Robot lễ tân, phục vụ, bếp | Thay thế một số bộ phận trong khâu vận hành bằng robot |
|
2 | Bếp trên mây (Cloud Kitchen) |
Chia sẻ khu vực bếp cho nhiều bên và dùng ứng dụng, phần mềm để quản lý chung |
|
3 | Hệ thống dự đoán đặt bàn được vận hành bởi Trí tuệ nhân tạo (AI) | Sử dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để cung cấp thông tin chi tiết về hành vi khách hàng, chất lượng dịch vụ và hiệu quả quản lý, vận hành |
|
4 | Trợ lý ảo/ Chatbot |
Sử dụng rô bốt thông minh để thực hiện các hoạt động hỗ trợ khách hàng như giải đáp thắc mắc, hướng dẫn mua hàng, tư vấn bán hàng… |
|
6 | Quản lý bếp | Sử dụng máy in để in phiếu chế biến, tem nhãn
|
|
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ | |||
8 | Dự báo tình hình kinh doanh | Sử dụng phần mềm phân tích số liệu, trí tuệ nhân tạo tạo ra những công cụ, mô hình dự báo |
|
7. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk có thể giúp anh chị hình dung rõ nét hơn về hoạt động chuyển đổi số ngành F&B và có thể áp dụng trong chính mô hình kinh doanh của mình.
Chúc anh chị kinh doanh thành công!