Sau thời gian “ngủ đông” kéo dài của các nhà hàng, cơ sở ăn uống theo nghị định giãn cách xã hội của chính phủ nhằm phòng chống dịch Covid-19, chắc chắn thời điểm được mở cửa hoạt động trở lại sẽ là tin vui với các chủ quán. Song, đã có rất nhiều biến động về kinh tế cũng như hoạt động vận hành trong các mô hình dịch vụ ăn uống F&B do hệ lụy tiêu cực của dịch bệnh, đặc biệt là biến động về nhân sự. Bài viết này chia sẻ giải pháp quản trị nhân sự nhà hàng hiệu quả nhất giai đoạn “hậu Covid” giúp vực dậy hoạt động nhân sự, từ đó mô hình F&B dần phục hồi và phát triển
1. Đánh giá lại bộ máy nhân sự
1.1 Cập nhật tình hình nguồn nhân sự nhà hàng
Những cách trở về thời gian và địa lý sau khoảng thời gian dài các nhà hàng, quán ăn tạm thời đóng cửa do dịch bệnh, chắc chắn tạo ra nhiều khoảng cách và sự đứt mạch trong tương tác nhân sự. Ở vai trò người sử dụng lao động, các anh chị chủ quán cần dành thời gian kết nối lại với nhân viên của mình, cập nhật tình hình của họ về sức khỏe, tài chính, dự định cá nhân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động sau thời gian nghỉ dịch.
- Liệu rằng họ có đang khỏe mạnh và sẵn sàng quay trở lại làm việc?
- Địa phương nơi họ sinh sống có đang bị cách ly, phong tỏa hay không thể đi lại không?
- Họ vẫn tiếp tục công việc hay đã có những dự định mới cho riêng mình?
Bạn cần cập nhật, nắm được những thông tin trên để có sự chuẩn bị và điều chỉnh phù hợp về nhân sự của nhà hàng trước khi quán đi vào hoạt động trở lại. Đây cũng là tiền đề để quản trị nhân sự nhà hàng hiệu quả giai đoạn “hậu Covid”.
1.2 Cân đối và tái cơ cấu lực lượng lao động
Dựa trên những thông tin thu thập được sau bước đánh giá lại nhân sự, kết hợp bối cảnh chung của nền kinh tế sau đại dịch cùng những định hướng tồn tại và phát triển khác nhau của mỗi doanh nghiệp, các anh chị chủ quán cần cân đối lại và tái cơ cấu lực lượng lao động nếu điều đó là cần thiết.
Dưới đây là 2 điều mà các chủ quán cần triển khai nhằm tái cơ cấu lực lượng lao động hiệu quả:
a. Đối với nhóm nhân sự hiện có:
- Nỗ lực trong việc duy trì nhân viên đặc biệt là các vị trí quan trọng chủ chốt như: cấp quản lý nhà hàng, nhân viên xuất sắc… Đây là nguyên tắc căn bản trong quản trị nhân lực: ưu tiên cho nguồn nhân lực sẵn có, tránh ảnh hưởng hiệu suất công việc và tiết kiệm các chi phí đào tạo, chi phí nhân sự liên quan.
- Với các trường hợp người lao động gặp khó khăn về tài chính, hoặc muốn thay đổi công việc vì lý do tài chính (điều này xảy ra nhiều ở nhóm lao động phổ thông như: nhân viên phục vụ, chạy bàn, thu ngân, bảo vệ… hơn là khối vận hành nhà hàng, bởi đặc thù thu nhập bình quân thấp và thường là các bạn sinh viên…), chủ nhà hàng hãy quan tâm, động viên tinh thần “anh em”, thậm chí xây dựng chính sách lương thưởng, hỗ trợ riêng nếu thực sự cần “giữ người”, hạn chế tối đa biến động nhân sự đối với nguồn nhân giỏi lực sẵn có.
b. Đánh giá lại năng lực và tái cơ cấu bộ máy nhân sự:
Đánh giá lại toàn bộ đội ngũ nhân viên, đặc biệt kỹ càng hơn ở các vị trí chiến lược của nhà hàng. Hãy có cái nhìn tổng quan và sâu sắc về vấn đề này, bởi nhân viên chính là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Để có những quyết định đúng đắn trong tổ chức tái cơ cấu nhân sự, chủ nhà hàng cần xác định rõ ràng định hướng phát triển của mình giai đoạn “hậu Covid” là gì, sau đó lập kế hoạch, chiến lược và chuyển đổi lực lượng lao động.
2. Tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự nhà hàng
2.1 Tái đào tạo công việc thường xuyên
Công tác đào tạo định kỳ cho nhân viên vốn được xem là đặc biệt quan trọng đối với ngành dịch vụ F&B. Bạn biết đấy khi một khách hàng có trải nghiệm không tốt tại nhà hàng, họ có thể không bao giờ quay lại và việc lan truyền thông tin tiêu cực chính là những “kẻ giết người thầm lặng” trong kinh doanh. Đào tạo nhân viên phục vụ khách hàng tốt là cốt yếu cho sự thành công và phát triển của nhà hàng.
Điều này càng cấp thiết ở thời điểm hoạt động trở lại sau dịch, khi đội ngũ nhân viên đã có thời gian dài không thường xuyên tham gia công tác phục vụ khách hàng. Chủ nhà hàng cần tổ chức đào tạo lại toàn bộ nghiệp vụ tiếp đón, phục vụ, chăm sóc khách hàng, vệ sinh nhà hàng…, đảm bảo người lao động nắm vững các công tác này để việc nhà hàng vận hành trở lại được trơn tru và tạo những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng.
>> Đọc thêm: 4 cách tạo động lực giúp nhân viên nhà hàng làm việc năng suất hơn
2.2 Phổ biến, đào tạo nhân viên về quy định phòng dịch
Ở trạng thái “bình thường mới” các nhà hàng, quán ăn cần gắn liền hoạt động kinh doanh với việc tuân thủ quy định về phòng chống dịch Covid-19 của chính quyền. Cần phổ biến, đào tạo một cách bài bản và có trách nhiệm cho nhân viên về các quy định phòng dịch.
- Nhân viên chế biến thực phẩm khu bếp, nhân viên phục vụ tại nhà hàng bắt buộc phải đeo khẩu trang trong suốt ca làm việc.
- Không nhận nhiều khách cùng lúc, ưu tiên khách đặt bàn trước, đối với khách không đặt trước nên cân nhắc nhận hay không tùy theo số lượng khách hiện có tại nhà hàng.
- Nếu người chế biến thực phẩm, nhân viên phục vụ tại nhà hàng có bất kỳ biểu hiện sốt, ho không được chế biến thực phẩm, phục vụ đồ ăn.
- Trong ca làm việc, nhân viên không được cười đùa, nói to, cố gắng hạn chế tiếp xúc gần.
- Đo thân nhiệt và yêu cầu khách hàng rửa tay bằng dung dịch rửa tay khô trước khi vào quán. Nếu khách có biểu hiện sốt ho, nhà hàng xin lỗi khách và khéo léo từ chối nhận khách.
- Khuyến khích khách hàng thanh toán online thay vì tiền mặt để hạn chế tiếp xúc.
- Chủ nhà hàng thường xuyên đôn đốc nhắc nhở để nhân viên hiểu, nhận thức được tầm quan trọng và tuân thủ quy định, thay vì thực hiện gượng ép.
- Đào tạo tăng cường quy trình vệ sinh giữa các phiên phục vụ khách và vệ sinh chung toàn nhà hàng.
- Triển khai chấm công nhân viên bằng phần mềm MISA CukCuk thay cho hệ thống chấm công vân tay, hạn chế lây nhiễm dịch bệnh.
- Cập nhật liên tục các quy định về phòng dịch tại Trang tin chính thức của Bộ Y Tế.
2.3 Chuyển đổi số “hậu Covid” – học tập và áp dụng công nghệ
Giao dịch thương mại điện tử trở nên phổ biến hơn do ảnh hưởng của giãn cách xã hội và hạn chế tiếp xúc. Khách hàng dần quen với mua sắm trực tuyến và gọi món về dùng bữa tại nhà. Các mô hình F&B cần đẩy mạnh công cuộc chuyển đổi số, áp dụng các phần mềm quản lý và bán hàng từ xa để luôn sẵn sàng cho hoạt động đặt món online của khách hàng.
Kéo theo đó, công tác đào tạo nhân viên nhà hàng làm quen và thích nghi với công nghệ là vô cùng thiết yếu và cấp bách để duy trì chất lượng phục vụ với khách hàng ngay khi quán hoạt động trở lại. Ví dụ, một nhân viên order vốn quen với việc tương tác khách hàng trực tiếp, nay cần sử dụng thành thạo phần mềm đặt món và quy trình xác nhận đơn hàng online, tương tự là nhân viên bếp nhận order chế biến qua phần mềm, nhân viên thu ngân xác nhận thanh toán online cho khách hàng… Nhân viên của bạn cần được đào tạo nhanh chóng, bài bản và sử dụng công nghệ thuần thục để đáp ứng khẩn trương sự dịch chuyển trong thói quen ăn uống của khách hàng.
>> MISA CUKCUK là phần mềm quản lý nhà hàng, quán ăn, quán cafe thịnh hành nhất trên thị trường. Chúng tôi tổ chức đào tạo sử dụng phần mềm, đảm bảo mang lại cho khách hàng cảm giác tin cậy trong giao dịch và chuyển giao tri thức, công nghệ.
Tạm kết:
Hy vọng với những giải pháp quản trị nhân sự hiệu quả “hậu Covid” MISA CukCuk vừa chia sẻ, các anh chị chủ quán sẽ thêm kinh nghiệm và có cái nhìn đa chiều hơn về những biến động cũng như giải pháp kiện toàn, phát triển và quản trị nhân sự nhà hàng. Từ đó nhanh chóng phục hồi và tăng trưởng doanh số.