Dịch Covid – 19 đã và đang tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế. Tuy nhiên không chỉ là thời điểm hiện tại mà kể cả sau này khi dịch đã qua đi. Điều này đồng nghĩa với việc toàn bộ thói quen tiêu dùng vì đó cũng thay đổi, thắt chặt kinh tế, có thể khách hàng của chúng ta sẽ không còn hào phóng như trước nữa. Đó cũng là khi những người kinh doanh F&B cần tìm cho mình hướng đi dài hơi để “hồi sinh” sau khủng hoảng.
Những con số không biết nói dối
Ông Nguyễn Hòa Bình – Chủ tịch tập đoàn Nexttech chia sẻ: “Virus Corona có thể sẽ khiến cho số người vì nó mà phá sản nhiều hơn cả số người tử vong vì nó”. Đánh giá với các cuộc khủng hoảng của năm 2001 hoặc năm 2008, khủng hoảng về dịch lần này có thể ảnh hưởng kinh khủng hơn khi vừa khiến thị trường giảm cung, vừa khiến người tiêu dùng giảm cầu. Kèm theo đó là tâm lý hoang mang khiến mọi người càng dè dặt, chấp nhận trạng thái ngủ đông để chờ đợi qua dịch.
Theo nghiên cứu, có đến 73% người tiêu dùng Mỹ không có thói quen tích lũy tiết kiệm mà tài chính của họ phụ thuộc khá nhiều vào tín dụng bởi vậy nếu trường hợp xấu nhất xảy ra, khi họ thất nghiệp, hành vi tiêu dùng của họ cũng vì thế mà thay đổi. Đương nhiên đến lúc đó, nền kinh tế hàng đầu của toàn cầu ảnh hưởng, hoạt động sản xuất của chúng ta vì thế mà cũng chịu ảnh hưởng không kém. Ngay cả khi dịch qua đi, thói quen tiêu dùng cũng không thể nhanh chóng khôi phục như thời điểm trước dịch được, và khi càng sợ những diễn biến tương tự xảy ra chúng ta càng thấy người tiêu dùng thắt chặt túi tiền của mình hơn nữa.
Đóng cửa không có nghĩa là ngừng kinh doanh
Nếu chúng ta vẫn tiếp tục đầu hàng tình thế như hiện tại thì khả năng rất cao, đến khi dịch bệnh thực sự qua đi, chúng ta sẽ chẳng thể tiếp tục duy trì hoạt động thêm nữa, chỉ là ngày đóng cửa được kéo dài hơn một thời gian thôi. Nói đến một ví dụ điển hình của loài gấu. Chúng tồn tại được trong kì ngủ đông nhờ có nguồn thức ăn dự trữ, tuy nhiên sau khi kết thúc kì ngủ đông nếu chúng không có đồ ăn, chúng vẫn sẽ chết như thông thường. Đó là viễn cảnh không xa nếu chúng ta không chịu thay đổi tư duy và hành động trong thời điểm này. Cho dù có khủng hoảng chúng ta vẫn phải tiếp tục bán hàng và đó là lối thoát duy nhất.
Kinh doanh chuỗi lẩu nướng quyết không chịu khuất phục trước đại dịch
Vẫn tuân thủ quy định, chỉ thị của Chính phủ nhưng vẫn phải hoạt động kinh doanh
Đối với các hộ kinh doanh F&B, tận dụng triệt để hình thức giao hàng tận nơi. Chúng ta có hình thức phục vụ tại bàn, mang về và giao hàng tận nơi. Nếu đã không thể tập trung đông người theo chỉ thị thì hoạt động giao hàng và mang về phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Dịch được coi là một cuộc sàng lọc tự nhiên, khi mà những mô hình vận hành bài bản, chuyên nghiệp hoàn toàn thích ứng được với hoàn cảnh dịch xảy ra. Họ có cách để duy trì đội ngũ, vận hành với chi phí thu hẹp.
Đương nhiên, những đơn vị kinh doanh F&B theo trào lưu, sớm muộn cũng bị dập tắt. Bởi vậy, trong các hoạt động bán hàng thì việc xác định tầm nhìn, xu hướng là điều vô cùng quan trọng. Nếu có thể chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến các hình thức hợp tác, giữa các đơn vị kinh doanh để đôi bên cùng có lợi.
Nhiều người thường hay có quan niệm, khi hoạt động kinh doanh không ổn định, họ thường sẽ cắt giảm hoạt động marketing, bán hàng để thu hẹp chi phí nhưng đây lại chính là những bộ phận mang lại nguồn khách hàng cho doanh nghiệp. Điều chúng ta cần lúc này là khách hàng, vậy có những cách nào để tiếp cận họ, hãy tận dụng chúng một cách triệt để.