Đứng trước áp lực kinh doanh của đại dịch, thay vì việc chọn lựa buông xuôi, thả trôi, thị trường F&B Việt chứng kiến rất nhiều thương hiệu dám nghĩ, dám làm, cải tiến và thử nghiệm để tồn tại. Họ chọn cách chiến đấu duy trì, để bảo vệ chính thương hiệu của họ, nhân viên của họ. Đó cũng là câu chuyện của The Coffee House, mặc dù kinh doanh chuỗi cafe thời điểm đại dịch cũng giống như việc thuyền càng to thì gặp sóng càng to vậy
Phải tìm ra cách tự cứu mình
Tình hình kinh doanh ngủ đông không chỉ riêng đối với những đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, mà thậm chí còn là cả những đơn vị kinh doanh chuỗi cafe. Chúng ta còn chẳng thấy những câu hỏi thăm như Đi cafe không? Hẹn nhau cafe nhé. Cả xã hội đang thực hiện cách ly dù là thành thị đông đúc hay phố nhỏ thưa thớt. Lần lượt thông báo tạm ngừng hoạt động, hứa hẹn trở lại sau dịch của hàng quán, nhưng chẳng biết có thể trụ nổi sau dịch hay không?
Và trong số đó có cả những người làm nghề dịch vụ, có nhân viên của chúng ta, làm gì để có thể cứu vãn tình hình này đây? Lựa chọn bóng tối hay mảng sáng nằm ở tư duy của người dẫn dắt giữa nền kinh tế ảm đạm hiện tại. Anh Phú Võ – Co Founding của The coffee house chia sẻ: “Bên cạnh những biện pháp nâng cao trải nghiệm của khách hàng, duy trình mảng kinh doanh online, thì chúng tôi vẫn cố gắng đảm bảo phúc lợi cho nhân viên để hộ có thể nghỉ phép mà vẫn được hưởng lương. Cứ như thế, mọi người giúp nhau để không ai bị bỏ lại”
Phải chuyển mình thay đổi
Có thể nói doanh thu của The Coffee House đến phần lớn từ dịch vụ dùng tại chỗ, đó cũng gần như một nét đặc trưng của The Coffee House. Tuy nhiên trước khuyến cáo cách ly của Chính phủ, họ sẵn sàng ngưng phục vụ tại cơ sở. Đối với việc phục vụ khách hàng mua mang về, họ cảm thấy mình chưa đủ khả năng để đáp ứng.
Về cơ bản, việc hạn chế số lượng người ra vào cửa hàng cũng là một trong những bài toán đảm bảo an toàn cho chính đơn vị giao nhận và nhân viên của TCH. Thật tốt rằng The Coffee House đã xây dựng hệ thống giao nhận coffee từ 3 – 4 năm trước. Có thể nói đến nay TCH đã chủ động hơn trong việc xử lý đơn cũng như giải quyết các phát sinh trong quá trình giao nhận khá thành thạo. Cũng nhờ điều này mà doanh thu đến từ mảng online của một đơn vị kinh doanh chuỗi cafe như TCH có khởi sắc hơn, cả về số lượng đơn hàng cũng như số lượng người dùng trên ứng dụng riêng của hãng.
Nhanh chóng, quyết liệt
Càng những đơn vị kinh doanh chuỗi cafe như TCH mới càng thấy tác động, ảnh hưởng của dịch lớn như thế nào. Bởi lẽ để vận hành cả hệ thống như vậy cần rất nhiều chi phí, ở thời điểm này chỉ còn 2 lựa chọn hoặc tìm cách sinh tồn hoặc lựa chọn cái chết từ từ. Trong quá trình đó, TCH buộc mình và đội ngũ thay đổi
- Chương trình shipper nội bộ để tạo điều kiện cho nhân viên vẫn có công việc, nhiệm vụ của họ là tiếp nhận và xử lý đơn hàng giống như cách thức của các đơn vị giao hàng hiện tại. Họ sẵn sàng nhận hàng ngàn đơn hàng mỗi ngày
- Các gói sử dụng combo cho các khách hàng có thói quen dùng cafe theo các 3 – 5 – 7 ngày cam kết với giá cả ưu đãi, cạnh tranh trên thị trường. Khách hàng vẫn có thể thưởng thức cafe mà không cần nhắc nhớ hay đặt qua điện thoại nhiều lần.
Mục đích chiến đấu đến cùng vào thời điểm này vì điều gì?
Tại thời điểm này, TCH thôi không nhắc đến 2 chữ lợi nhuận, điều họ quan tâm là việc hơn 3.500 nhân viên sẽ ra sao, khách hàng sẽ ra sao. TCH có thể làm gì, có thể cống hiến được gì cho cộng đồng nữa hay không. Cũng chính vì điều đó, với mỗi một đơn hàng của thực khách, họ đều trích một phần để có thể hỗ trợ cho các bệnh viện, khu vực cách ly. Còn với khách hàng gọi đồ tại nhà dù chỉ là một ly nước, họ sẵn sàng miễn phí giao hàng để phục vụ.