Điều khiến đa số các quán ăn nhỏ lẻ “sớm nở chóng tàn” là do việc các người quản lý hay người chủ của quán ăn tự hạn chế tầm nhìn và khả năng quản lý trong việc kinh doanh. Trong kinh doanh dù quán với số vốn nhỏ thì việc quản lý và kinh doanh cũng nên được người đứng đầu chăm sóc và xem xét kỹ lưỡng. Nếu lơ là việc kinh doanh và không tập trung cải thiện cả về sản phẩm lẫn mặt quản lý thì việc thì đào thải là điều không thể tránh khỏi. Vậy để kinh doanh quán ăn hiệu quả thì mọi người cần làm gì, cùng tham khảo những kinh nghiệm sau.
1. Đảm bảo vệ sinh ATTP và chất lượng món ăn
Một trong những tiêu chí hàng đầu để quán ăn của bạn có thể tồn tại đó chính là vệ sinh an toàn thực phẩm. Quán của bạn đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đó là điều không chỉ thực khách để ý, mà đến cả các cơ quan ban ngành cũng rất quan tâm.
Do đó, để xây dựng lòng tin với khách hàng, cũng như duy trì việc kinh doanh quán ăn thì bạn cần phải xin được giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, nếu quán của bạn có phục vụ thức uống có cồn thì bạn cũng cần xin giấy phép kinh doanh bán lẻ rượu, bia.
Giấy chứng nhận ATTP chỉ là trên lý thuyết, còn thực tế quán của bạn vệ sinh có sạch sẽ hay không, món ăn có đảm bảo về mặt chất lượng hay không là do chính thực khách nhìn nhận và đánh giá. Giấy ATTP cho phép bạn kinh doanh nhưng để duy trì việc kinh doanh quán ăn hiệu quả thì bạn cần phải đảm bảo vệ sinh ATTP và chất lượng món ăn để luôn làm hài lòng khách hàng.
Xem thêm: Thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống, đóng thuế ra sao?
2. Xây dựng được quy trình quản lý kho nguyên vật liệu để kinh doanh quán ăn hiệu quả
2.1. Công việc quản lý kho nguyên vật liệu của quán ăn
Nguyên vật liệu đảm bảo các hoạt động bán hàng diễn ra bình thường, do đó cần phải giám sát và kiểm kê số lượng, khối lượng. Tuỳ vào quy mô quán ăn mà lượng nguyên vật liệu có thể tăng lên hoặc giảm xuống, nhưng tính chất chung là phải kiểm kê liên tục.
Để làm tốt việc này, cần có giải pháp quản lý phù hợp với quy mô và quy trình hoạt động của quán ăn. Bạn có thể xây dựng quy trình quản lý kho theo cách phân loại hàng theo hàng cột, hoặc dán mã vạch. Đối với hàng mới nhập bạn có thể sắp xếp theo hàng bên phải, hàng tồn kho sẽ chuyển sang hàng bên trái.
Mỗi lượng hàng nhập vào kho sẽ được dán tem ghi ngày nhập và số lượng. Bạn có thể sử dụng thêm phần mềm và dán mã vạch quét mã kiểm kê sẽ nhanh hơn. Việc quản lý nguyên vật liệu rõ ràng từ khâu nhập sẽ cho bạn thấy lượng hàng tồn để có kế hoạch nhập hàng tiếp, đảm bảo nguyên liệu luôn tươi ngon nhất. Ngoài ra, việc quản lý giúp bạn kiểm soát thất thoát tốt hơn.
2.2. Tầm quan trọng của việc quản lý kho nguyên vật liệu
Xây dựng quy trình quản lý kho nhà hàng, quán ăn chuyên nghiệp sẽ giúp bạn:
- Vận hành trơn tru, khoa học và xuyên suốt: Điều đó giúp cho chủ quán có thể dễ dàng theo dõi tình hình xuất/nhập kho, nắm được số lượng và chất lượng thực phẩm, nguyên vật liệu. Duy trì mức tồn kho hợp lý nhằm tránh tình trạng thiếu hay dư nguyên liệu. Ngoài ra, vào những giai đoạn nguyên vật liệu biến động (ví dụ như theo mùa, biến động kinh tế,…) việc quản lý kho hiệu quả giúp bạn có giải pháp để dự trữ hàng phù hợp, kịp thời.
- Việc kiểm kê kho hàng giúp cho lượng hàng hóa được lưu trữ hợp lý, tránh trường hợp tồn đọng quá nhiều dẫn tới hư hỏng, thất thoát.
- Nắm bắt số lượng và chất lượng hàng hóa một cách chính xác để biết được tình trạng còn hay hết hạn sử dụng, từ đó có những biện pháp xử lí kịp thời.
- Sắp xếp không gian lưu trữ hàng hoá một cách khoa học nhằm tiết kiệm diện tích lưu trữ, đồng thời hỗ trợ cho người sử dụng nguyên liệu có thể xác định vị trí thực phẩm một cách nhanh chóng.
- Giảm thiểu sai sót: Chỉ khi kiểm kê thường xuyên, bạn mới có những phát hiện về sự sai số giữa lượng hàng tồn thực tế và trên sổ sách để từ đó có hướng điều chỉnh phù hợp.
2.3. Quy trình quản lý kho nguyên vật liệu khoa học, hiệu quả
Kiểm kê hàng hoá là công việc chủ yếu của vị trí quản lý kho nguyên vật liệu. Người quản lý phải thường xuyên kiểm kê hàng hoá có trong kho, để làm tốt công việc này, cần nắm rõ 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Trước khi kiểm kê hàng tồn kho
Những người được phép làm công việc kiểm kê nguyên vật liệu trong quán ăn có thể là: chủ quán, người quản lý quán ăn hoặc kế toán/thủ kho. Để đảm bảo việc kiểm kê diễn ra chính xác nhất thì việc lựa chọn thời điểm kiểm kê cũng rất quan trọng. Thời điểm đó nên vào cuối ngày khi quán đã ngưng nhận khách. Cần lên kế hoạch kiểm kê cụ thể: kiểm kê vị trí nào trước, mặt hàng nào trước,…
- Giai đoạn 2: Tiến hành kiểm kê nguyên vật liệu
Bước 1: Căn cứ trên danh mục hàng hóa trên các phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho để lập bảng biên bản kiểm kê.
Bước 2: Đếm số lượng thực tế từng mặt hàng và ghi vào biên bản kiểm kê.
Bước 3: Trường hợp chủ hoặc quản lý quán ăn kiểm kê thì cần chuyển số liệu kiểm kê về cho bộ phận kế toán.
Bước 4: Kế toán sẽ đối chiếu cụ thể số liệu tồn kho trên phần mềm kế toán và phần mềm quản lý kho so với số lượng thực tế tồn kho để xác định phần chênh lệch. Chênh lệch có thể là thừa hàng hoặc thiếu hàng, nếu vượt mức chênh lệch cho phép thì cần tiến hành rà soát lại để tìm nguyên nhân.
Bước 5: Kế toán điều chỉnh kho về bằng với số liệu thực tế tại quán sau khi hoàn tất khâu đối chiếu và xác định nguyên nhân để tiếp tục nhập xuất hàng hóa, đối chiếu ở các kỳ kiểm kê tiếp theo.
3. Muốn kinh doanh quán ăn hiệu quả cần quản lý nhân viên chuyên nghiệp
Muốn kinh doanh quán ăn hiệu quả, thành công, người làm chủ bắt buộc phải nâng cao chất lượng dịch vụ của quán ăn. Đầu tiên, cần tuyển một đội ngũ nhân viên có ngoại hình ưa nhìn, vì nhân viên phục vụ chính là bộ mặt của quán ăn.
Sau khi tuyển dụng, người quản lý cần đào tạo nhân viên để họ có được phong cách làm việc chuyên nghiệp. Chính thái độ phục vụ và quy trình làm việc của nhân viên sẽ quyết định đến doanh thu của quán ăn.
Chủ quán cũng cần phải quản lý đội ngũ nhân viên thật tốt, thường xuyên phải giám sát quá trình làm việc của họ. Nếu không thể có mặt tại quán, bạn hoàn toàn có thể theo dõi quy trình hoạt động của quán thông qua các thiết bị camera giám sát hoặc sử dụng phần mềm quản lý nhân viên nhà hàng MISA CukCuk.
Phần mềm quản lý nhân viên spa MISA CukCuk giúp bạn quản lý nhân viên hiệu quả ở bất cứ đâu và bất kì thời gian nào:
- Theo dõi ca làm việc, thời gian làm việc của từng nhân viên
- Quản lý doanh thu của nhân viên theo ca làm, đảm bảo tính công bằng và quyền lợi cho nhân viên
Sử dụng MISA CukCuk quản lý nhân viên chuyên nghiệp giúp kinh doanh quán ăn hiệu quả vừa tránh những tổn thất không đáng có. Dùng thử ngay!
|
4. Chiến lược chăm sóc và giữ chân khách hàng của quán ăn
Để có thể kinh doanh thành công quán ăn, bạn cần phải lập nên những chiến lược để chăm sóc khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới. Đối với những khách hàng đã đến quán, bạn cần có những ưu đãi riêng dành cho họ như tích điểm tặng quà, tặng kèm món ăn, giảm giá món, giảm giá trên tổng bill,… Chiến lược của bạn càng thông minh thì lợi nhuận thu về càng lớn. Đừng tiếc một khoản phí nhỏ mà bỏ qua mục chăm sóc khách hàng cũ nhé.
Trên phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk, có thể tạo các chương trình khuyến mãi như giảm giá món ăn, giảm giá tổng hóa đơn, mua n tặng m… vào những dịp lễ, Tết để thu hút khách hàng.
Ví dụ, với khách hàng mới: Giảm 25% khi khách hàng đi ăn vào ngày sinh nhật. Tặng đồ uống khi đi 6 người…. Hút khách với 10 chương trình khuyến mãi hay cho nhà hàng
Các chương trình khuyến mãi có thể áp dụng đồng thời hoặc chạy riêng lẻ. Sử dụng MISA CukCuk bạn sẽ không lo nhầm lẫn các chương trình khi triển khai cùng lúc. Bên cạnh đó, phần mềm cho phép chủ nhà hàng dễ dàng thiết lập áp dụng riêng biệt từng cái hoặc gộp các chương trình khuyến mại ngay trên phần mềm.
5. Quản lý doanh thu – lợi nhuận quán ăn khoa học
Yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng giúp kinh doanh quán ăn hiệu quả đó chính là quản lý doanh thu – lợi nhuận quán ăn một cách khoa học. Thay vì ghi chép sổ sách mất nhiều thời gian, excel với nhiều hàm tính khó nhớ, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý nhà hàng.
Không chỉ hỗ trợ bạn trong việc quản lí nhân viên, quản lý đơn hàng, mà còn giúp bạn quản lý doanh thu và tính lợi nhuận của quán ăn. Dựa vào đó, bạn có thể nắm được tình hình kinh doanh của quán ra sao để có những phương hướng giải quyết, điều chỉnh kịp thời.
6. Tạm kết
Quan niệm sai lầm nhất của chủ quán là việc tự giới hạn tầm nhìn và khả năng kinh doanh của mình, đặc biệt với những người kinh doanh quán ăn nhỏ lẻ. Hy vọng với những kinh nghiệp kinh doanh quán ăn hiệu quả trên sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng vận hành bán hàng để kinh doanh thành công hơn.
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!