Kinh doanh F&B muốn thành công không thể bỏ qua những xu hướng marketing nhà hàng, quán ăn mới nhất! Qua khảo sát 100 hộ kinh doanh lĩnh vực ăn uống, có đến 76% nhà hàng, quán ăn gặp vấn đề vướng mắc trong việc xây dựng chiến lược marketing làm thế nào để thu hút khách hàng, chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả.
Nhiều chủ quán cho rằng, chỉ cần mở quán ra, nếu có đồ ăn ngon, vị thế đẹp vậy là có khách. Lầm tưởng đó dẫn đến cảnh “sớm nở, chóng tàn” hiện nay của phần lớn những người kinh doanh ăn uống. Đối với thị trường đang bão hòa, nhà hàng tìm đâu cho mình chỗ đứng riêng biệt để đảm bảo doanh thu?
Để có thể hỗ trợ thêm cho các chủ quán, MISA CukCuk đã tổng hợp những xu hướng marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe mới nhất qua bài viết sau.
I. Tại sao hoạt động marketing nhà hàng là một yếu tố quan trọng?
Marketing là một yếu tố quan trọng trong việc làm cầu nối trung gian giữa nhà hàng và khách hàng. Đảm bảo cho các hoạt động nhà hàng hướng đến đúng mục tiêu của thị trường là phát triển khách hàng và thu hút kéo khách hàng đến với nhà hàng nhiều hơn.
Các hoạt động marketing còn giúp nhà hàng hiểu rõ khách hàng của mình để phục vụ tốt hơn, mang đến những trải nghiệm ăn uống sử dụng dịch vụ tại nhà hàng, quán ăn, quán cafe tốt hơn.
Đồng thời hiểu rõ được thị trường, đánh giá đúng đối thủ và biết được điểm mạnh – điểm yếu của nhà hàng để có được những chiến lược kinh doanh phù hợp, có ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ.
Như vậy, các hoạt động marketing sẽ góp phần:
- Phát triển thương hiệu ổn định trong thị trường F&B cạnh tranh
- Thu hút được nhiều khách hàng mới và chăm sóc khách hàng cũ hiệu quả hơn
- Đảm bảo về mặt doanh thu và lợi nhuận
Có thể bạn quan tâm: Các bước lập bản kế hoạch marketing quán cafe thu hút khách hàng
II. Những xu hướng marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe phổ biến nhất
2.1. Video marketing nhà hàng, quán ăn lên ngôi
Đối với thế giới, kỷ nguyên của video đã bắt đầu từ khá lâu nhưng tại Việt Nam, dường như yếu tố này không thực sự được tận dụng hiệu quả.
Đúng hơn là người Việt chưa thực sự hiểu được giá trị của kênh này. Hãy đặt mình vào vai trò của một thực khách.
Bạn chắc chắn sẽ không bị thuyết phục nếu chỉ đọc những dòng chữ miêu tả về mùi thơm, màu sắc. Vị giác hoàn toàn “vô cảm” trước câu từ sáo rỗng.
Bởi vậy, đánh thức cảm giác thèm ăn của khách hàng bằng việc cho họ thấy những gì chân thực nhất về món ăn của bạn.
Nếu quán của bạn có thế mạnh về không gian, hãy thể hiện điều đó. Nếu quán của bạn có thế mạnh về độ thơm ngon của các món ăn, thực hiện những video dạng quy trình, từ nguyên liệu đến lúc bày trí và phục vụ. Tham khảo thêm về các ý tưởng thực hiện video marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe.
2.2. Dịch vụ nhắn tin địa điểm
(LBS – Local Base Services) – xu hướng marketing này đặc biệt phù hợp với những nhà hàng, quán ăn mới khai trương hoặc những nhà hàng muốn áp dụng chương trình khuyến mãi dạng miễn phí vận chuyển.
Ưu điểm của loại hình này là việc quảng cáo đúng người. Nhà hàng, quán ăn của bạn muốn gửi SMS marketing, hoặc chạy quảng cáo hiển thị trên các thiết bị di động để quảng bá thương hiệu, nhưng tránh việc lãng phí cho khu vực không nằm trong bản đồ.
Để hình dung dễ hơn, ví dụ của một hãng tín dụng. Hãng này áp dụng chính sách ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng và mua sắm tại trung tâm mua sắm Easton, Ohio của Mỹ vào BLACK FRIDAY. Chiến dịch này không chỉ khiến số lượng người mở mới thẻ tăng mà đồng thời đẩy doanh số của những cửa hàng trong trung tâm
Con số có được sau chiến dịch này cho thấy 39% thuê bao cho rằng vấn đề địa điểm ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ 68% thuê bao muốn đăng ký nhận tin nhắn khuyến mãi gần mình Khách hàng nhận được các tin nhắn từ dịch vụ trên chi trả nhiều hơn tới 24% trong một lần mua sắm.
Bởi vậy anh chị chủ quán đừng bỏ lỡ xu hướng marketing nhà hàng này đối với những dịp trọng điểm gia tăng doanh số như lễ, tết, dịp sale cuối năm.
2.3. Tự động hóa chăm sóc khách hàng
Nhà hàng có rất nhiều ưu đãi dành cho các khách hàng cũ, làm thế nào để họ nhận được thông tin đó? Quảng cáo Facebook, trong số những đối tượng đã từng tương tác với trang của bạn, bao nhiêu người là khách hàng cũ?
Bởi chính sự ước chừng này, dẫn đến tình trạng đối tượng cần nhận được lại không có thông tin, còn những đối tượng khách hàng mới không có thông tin họ cần nên đi ra.
Một trường hợp nữa, lưu trữ lượng thông tin của khách hàng với excel thủ công hoặc sử dụng thẻ cứng. Khách hàng quên thẻ, không muốn ví có quá nhiều thẻ. Lưu thông tin trong excel thì file nặng, cồng kềnh, hay lỗi.
Khách hàng chi tiêu 1 triệu nhưng đến tận 10 lần cũng không phân loại được với khách hàng chi 10 triệu chỉ đến 1 lần.
Một vài ứng dụng đã làm điều này thực sự tốt khi cá nhân hóa được dịch vụ chăm sóc khách hàng. Những hình thức áp dụng phổ biến như nhắn tin, gửi email vào những dịp lễ, tết đặc biệt.
Với xu hướng hiện tại, chăm sóc khách hàng thông qua ứng dụng cũng không quá xa lạ. Vậy với nhà hàng, quán ăn muốn áp dụng hình thức trên cần thực hiện như thế nào?
Điều tất yếu, chúng ta không thể phát triển app cho nhà hàng (nếu quy mô chưa đủ lớn, lý do không đủ thuyết phục để khách hàng tải chúng về máy). Duy trì hệ thống SMS marketing cho toàn bộ khách hàng cũ chi phí tương đối lớn.
Cũng có đơn vị cung cấp những phần mềm quản lý khách hàng riêng, tích hợp trong chính hệ thống quản lý chung. Bỏ qua thẻ cứng, bỏ file excel, nhà hàng có thể phát hành voucher, thẻ thành viên điện tử.
Danh sách khách hàng được cập nhật chi tiết lịch sử giao dịch, giá tiền, thời gian từ đó nhà hàng có thể tổng hợp và có những chính sách chăm sóc hợp lý. Mỗi khi nhà hàng có chương trình khuyến mãi, hệ thống sẽ tự động gửi thông báo chi tiết đến thiết bị di động cá nhân.
Để tham khảo thêm về tính năng Chăm sóc khách hàng được tích hợp ngay trong phần mềm quản lý, bạn có thể tìm hiểu thêm tại MISA CukCuk hoặc chat ngay trên Fanpage MISA CukCuk để nhận được tư vấn nhanh chóng nhất.
Xem thêm bí quyết giữ chân khách hàng thân thiết
2.4. Đăng ký gian hàng trên các app giao hàng trực tuyến
Hình thức quảng cáo ngay trên chính những đối tác giao hàng của quán ăn cũng là một trong trong những cách đơn giản nhất giúp bạn tiếp cận được với khách hàng.
Xuất hiện trên những mục Hotdeal hoặc Combo sáng, trưa, tối. Không chỉ có vậy, các ứng dụng giao hàng còn có chức năng định vị những nhà hàng xung quanh khu vực của khách.
Việc của bạn là cung cấp món ăn với chất lượng và bao gói chuẩn nhất. Một số đối tác giao nhận hiện nay trên thị trường có thể kể đến như GrabFood, ShopeeFood, Baemin…
Mức chiết khấu trên các đơn hàng được thỏa thuận giữa 2 bên. Đặc biệt, với tâm lý ngại xê dịch vào những khoảng thời gian làm việc, nghỉ ngơi ít ỏi, giao đồ ăn vẫn là một trong những thị trường cực kỳ tiềm năng.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể duy trì dịch vụ giao hàng tận nơi của mình để khách hàng không cảm thấy mất quá nhiều chi phí khi gọi thông qua một bên thứ 3.
Đây tuy không còn là xu hướng marketing nhà hàng mới nhưng chúng vẫn còn rất nhiều tiềm năng với thị trường giao nhận đồ ăn trực tuyến hiện nay. Kết nối với GraFood nhanh chóng và đơn giản TẠI ĐÂY.
2.5. WIFI Marketing
Loại hình “cho đi nhận lại” này hiện nay được áp dụng ở rất nhiều quán cafe, nhà hàng, các chuỗi F&B. Vì sao vậy? Đây được xem là một cách trao đổi, khi khách hàng truy cập WIFI miễn phí cung cấp cho nhà hàng thông tin (độ tuổi, giới tính, số điện thoại, email… tùy thuộc vào mục đích sử dụng).
Hiện nay có 4 loại hình triển khai wifi marketing: wifi marketing công cộng, wifi marketing theo chuỗi, wifi marketing theo điểm đơn lẻ, wifi marketing sự kiện…
Tuy nhiên, phù hợp với loại hình nhà hàng, quán ăn thì hình thức theo chuỗi và theo điểm đơn lẻ được xem là hiệu quả hơn với xu hướng marketing nhà hàng này.
- Wifi Marketing theo chuỗi
Loại hình này phù hợp với các nhà hàng, quán ăn, quán cafe kinh doanh theo chuỗi. Việc áp dụng wifi marketing vừa để gia tăng độ nhận diện,vừa để thể hiện sử chỉnh chu, chuyên nghiệp khi phục vụ chuỗi.
- Wifi Marketing tại điểm đơn lẻ
Bỏ qua việc dán mật khẩu xung quanh quán, hay in trên hóa đơn hoặc nhân viên phục vụ được hỏi đi hỏi lại về mật khẩu. Triển khai wifi marketing vừa giúp bạn thu thập thông tin của khách hàng nhanh chóng. Bạn cũng có thể lồng những chương trình khuyến mãi đặc biệt, các ưu đãi hoặc giới thiệu dòng sản phẩm mới đối với khách hàng.
Giá thành trung bình của dịch vụ này rơi vào khoảng 120.000đ – 500.000đ/tháng, phụ thuộc và tốc độ, lượng user truy cập mỗi ngày.
2.6. Review bởi các hội nhóm ẩm thực, các Food Reviewer
Câu nói dành cho loại hình này đó là: ”Điều gì xuất phát từ chính khách hàng, sẽ ở lại với khách hàng lâu nhất”.
Đã qua rồi thời kỳ của những bài PR, quảng cáo chỉ tập trung vào việc nhà hàng của bạn nấu món gì, chất lượng thịt như thế nào, đầu bếp đạt giải gì. Nội dung người dùng quan tâm là không gian thế nào, nên ăn món gì, món gì không ngọn, cách thức phục vụ và giá cả có hợp lý không.
Các group ẩm thực như một miền đất hứa dành cho các nhà hàng, quán ăn.
- Quảng cáo “tự nhiên” trong hội nhóm
Đặc biệt trong thời buổi, ở thị trường, món ăn bạn phục vụ không phải là duy nhất và có vô số đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Một poll topic về buffet hải sản ở đâu ngon tại Hà Nội có tới hơn 10k like, 5.8k bình luận, khen có chê có. Và ai là người được lợi trong tình huống này?
Chính là 5 – 10 cái tên được các khách hàng cũ bầu chọn. Khách hàng mới có thể thử, khách cũ ăn ngon lại muốn quay lại.
Đặc điểm của loại hình này hoàn toàn không phiền phức như quảng cáo. Khách hàng tìm hiểu thông tin khi họ thực sự có nhu cầu.
Nguồn thông tin được cho là “khách quan”. Việc khách hàng tìm kiếm thông tin món ăn, vị trí, giá cả cũng được thực hiện trước khi họ đến cửa hàng.
Điều này làm giảm thiểu cảm giác hụt hẫng hãy “vỡ mộng” khi đến nhà hàng cũng như cách bám đuổi phiền phức, tốn tiền quảng cáo với cả những tệp khách hàng không thực sự có nhu cầu.
- Chi phí và lưu ý
Chi phí trung bình cho một post trên các group ẩm thực, hoặc những reviewer thường dao động trong khoảng từ 1 triệu – 5 triệu bao gồm công viết bài, chụp ảnh, quay những đoạn video ngắn.
Tuy nhiên hãy cân nhắc quán mình hợp với những hội nhóm như thế nào, người review ra sao, cũng như cân bằng với những chi phí mà nhà hàng của mình có thể bỏ ra.
Nói KHÔNG với việc review theo trào lưu, các nhà hàng khác làm mình cũng làm, không hiệu quả mà lại còn mất tiền oan. Xác định đúng đối tượng khách hàng, điều này là bước đầu tiên và cũng là yếu tố quyết định việc bạn sử dụng công cụ này có thực sự đúng đắn.
Đừng quên tận dụng những món ăn là thế mạnh cũng như điểm nổi bật của nhà hàng đến thu hút được sự quan tâm của khách hàng nhiều hơn trong xu hướng marketing nhà hàng này
- Booking KOC, KOL hoặc các food reviewer
Hiện nay nhiều thương hiệu F&B lựa chọn influencer như một chiến lược marketing hiệu quả cho thương hiệu của mình. Tham khảo một số tiêu chí để lựa chọn KOC như:
– Thứ nhất, phải đáp ứng về các chỉ số truyền thông: số follower, tương tác trên các post
– Thứ hai, phần hình ảnh. Họ có phù hợp để tiếp thị món ăn, đồ uống hoặc dịch vụ của bạn không
– Thứ ba, về chi phí. Nên chọn những người phù hợp với ngan sách của bạn. Đôi khi chúng ta cũng phải xem xét một cách kỹ lưỡng về việc mức giá đó có phù hợp đối với người influencer đó hay không.
2.7. Review trên các hệ sinh thái ẩm thực, các hot deal
Đây được xem là một trong những cách thức không mới nhưng vẫn luôn chứng tỏ hiệu quả của mình. Điều cải cách ở đây là thay vì phải thao tác và nhận voucher một cách thủ công như trước đây, các trang deal trực tuyến đã cung cấp những mã đặt bàn. Người dùng hoàn toàn nhanh chóng nhận được ưu đãi chỉ trong vài cú chạm.
Nếu đối tượng mục tiêu của bạn trẻ cũng như là tín đồ của những chương trình giảm giá hoặc tặng kèm thì những kênh trên vô cùng hiệu quả. Một trong những ông lớn như hotdeal, mua chung, adayroi… đã quen thuộc. Những gương mặt mới như Meete, Jamja, 5Food dần khẳng định mình trên đường đua mới này.
2.8. SEO địa điểm trên Google Maps
Google Maps chính là ứng dụng xác định định vị, chỉ đường cho người dùng tìm ra địa điểm mà mình muốn đến, một khi khách hàng muốn tìm kiếm về địa chỉ cũng như thông tin của nhà hàng trên Google Maps, hệ thống Google sẽ tự động quét và xác nhận xem thông tin của bạn cung cấp cho Google bao gồm vị trí, dịch vụ, giờ mở cửa,…). Cách thức marketing nhà hàng, quán ăn này sẽ giúp tiếp cận được nhiều khách hàng vì chính nhà bạn cũng không thể quy định từ khóa để người dùng tìm thấy bản đồ địa chỉ nhà hàng bạn.
SEO địa điểm nhà hàng cũng là một trong nhiều xu hướng marketing nhà hàng. Không thể phủ nhận, kênh tìm kiếm thông tin lớn nhất đến thời điểm hiện tại vẫn là Google.
Không phải lúc nào khách hàng cũng đủ kiên nhẫn để có thể vào từng group cộng đồng hay những hệ sinh thái ẩm thực nói trên để lướt xem thực sự cái mình kiếm tìm ở đâu.
Theo thói quen mọi người sẽ tìm kiếm trên Google ví dụ: “Quán nướng gần đây”, “Quán cafe gần đây”, “Nhà hàng chay gần đây”… Điều này giải thích vì sao câu chuyện của chúng ta cần công cụ này. Để nhận thông tin về cách thức SEO địa điểm ra sao, bạn có thể đọc thêm hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY.
III. Tạm kết
Xây dựng chiến lược marketing thông minh, linh hoạt sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thương hiệu và gia tăng doanh số. Trong bối cảnh các nhà hàng tập trung nhiều vào marketing online và phát triển nhiều kênh, cạnh tranh khốc liệt với nhà hàng của bạn thì những gợi ý về xu hướng marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe trên của MISA CukCuk sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để xây dựng kế hoạch tiếp thị độc đáo.
Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!