Có những người chạy vạy, vay vốn để có thể có đủ tiền mở quán, nhưng mở ra rồi cũng chẳng bán được, lại vội vàng sang nhượng, tiếp tục kiếm việc để trả nợ những đồng vốn mình đã vay, vòng đời của một quán cafe cứ như vậy mà tiếp diễn với không chỉ 1 người mà là rất nhiều người. Vậy với thị trường như hiện tại, liệu chúng ta có nên kinh doanh quán cafe?
Nguyên nhân dẫn đến những mộng tưởng xa hoa
Họ thường đùa nhau nói về câu chuyện, tích lũy được một khoản, mở quán cafe vừa nhẹ nhàng mà thỉnh thoảng vẫn có đồng ra đồng vào. Với chính những người trong cuộc, quan điểm sai lầm ấy đã khiến họ có đôi chút “ảo tưởng” về một thị trường màu hồng
1. Vốn bỏ ra ít nhưng thu lại lợi nhuận cao
Vấn đề mặt bằng đắt, nhân sự tốn kém, chi phí vận hành cao là thực trạng chung của các mô hình kinh doanh F&B hiện nay không chỉ riêng cà phê. Một vốn bốn lời không còn đúng cho hoàn cảnh của thị trường cà phê hiện tại, kinh doanh quán cafe có thể được xem là một nước đi chưa thực sự đúng đắn. Vốn ít, quán nhỏ thì bán cầm chừng, muốn mở lớn lại phải cắn răng chịu lỗ. Điều này chưa kể việc, nhân viên của bạn nếu không quản lý hiệu quả, ngày có 5 – 6 khách thôi cũng có thể thất thoát tiền.
2. Kinh doanh quán cafe nhàn – Vậy nhàn là như thế nào?
Tiệm cafe đâu chỉ bán mỗi cafe, có rất nhiều nhu cầu của thực khách mà quán cafe của bạn phải đáp ứng trong một ngày. Khách do đâu mà đến với quán của bạn, mùa hạ qua rồi thì mùa thu, mùa đông bán những loại nước gì? Bên kia đường mới mở một quán cafe, cũng đẹp, hiện đại vậy quán của mình để đó hoài không sửa sang đối mới. Nhiều khi đến quán lúc đứng thu ngân, thanh toán, khi đã thấy phục vụ lúc lại làm trông xe, quán của mình, tiền của mình, mình không làm thì ai làm. Bởi vậy mà cũng chẳng thấy nhàn được
3. Rõ ràng là khách hàng có nhu cầu nhưng quán xá lại mọc lên quá tải
Chúng ta thường hay đánh giá những quán lớn, không gian đẹp, đầu tư thấy họ đông khách lại nhầm tưởng là quán đông. Thực chất, xét đến mấy quán quy mô nhỏ, kinh doanh lay lắt, được khách nhớ mặt là đã may mắn chẳng nói đến việc mở được chuỗi, thêm được chi nhánh. Đó là cuộc đua để được khách hàng lựa chọn, quan tâm ghé đến, vậy thì mặt bằng rộng, quán đẹp, đồ uống ngon quán nào cũng đầu tư như vậy, khách biết chọn lựa như thế nào? Qua người quen giới thiệu, thấy quán mới mở ở ngoài đường đẹp nên muốn thử, có nhiều chương trình ưu đãi, giảm giá nên khách vào. Lý do để chọn lựa thì vô cùng nhưng được khách hàng chọn lựa hay không thì lại là câu chuyện khác.
4. Tạm kết
Nhiều người thường hay gặp phải tình trạng như thế này, đi làm dành dụm được một khoản để dành mở quán vừa đi làm vừa mở quán kinh doanh thêm. Sau cùng, quản lý không nổi, doanh thu đi xuống, phải tập trung cho 1 việc vậy là đành nghỉ việc, để trực tiếp đứng ra quản lý. Nợ lãi mẹ đẻ lãi con kinh doanh duy trì rồi đến bước cuối cùng sang nhượng quán, cuối cùng lại kiếm việc làm để trả nợ quán. Bởi vậy nên đã đầu tư phải mang lại tiền bạc, không thể kinh doanh cho có, không có kế hoạch cụ thể cũng không có sự suy tính kỹ càng.
Lời khuyên cho những ông chủ chuẩn bị kinh doanh cafe, biết mình, biết người, nghiên cứu thật kỹ khách hàng của bạn là ai, bạn muốn kinh doanh cafe cũng cần phải cẩn trọng, thực sự bạn có đang chen chân vào một thị trường bão hòa hay không, khả năng cạnh tranh quán của bạn với những đối thủ khác như thế nào? Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp (xung quanh khu vực mở quán), điều kiện khách quan như xu hướng, các loại hình đồ uống mang lại giá trị cho khách hàng cũng cần bận tâm.