8 kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng thành công

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người, do đó kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ không bao giờ hết hot, thu hút nhiều nhà đầu tư khởi nghiệp. Tuy nhiên, thị trường F&B cạnh tranh rất khốc liệt, khi cùng một con phố có 11 nhà thì có đến 7, 8 nhà kinh doanh ăn uống. Để có thể vượt qua được chính những thời điểm khó khăn nhất, hãy nhớ đến những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng sau. 

1. Xác định nguồn vốn

“Kinh doanh nhà hàng có cần nhiều vốn không, bao nhiêu là đủ?”. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm khi có ý định kinh doanh nhà hàng, nhưng lại rất khó để nhận được ngay đáp án. Vốn nhiều hay ít còn tùy thuộc vào quy mô, địa điểm, mô hình nhà hàng mà bạn hướng đến để kinh doanh.

Sẽ thật tốt nếu bạn có nguồn tài chính lớn, để đáp ứng mọi quy mô nhà hàng mà bạn muốn kinh doanh. Nhưng đa số người khi khởi nghiệp đều có nguồn vốn khá hạn hẹp và đặc biệt ở lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Chủ nhà hàng thường gặp khó khăn đầu tiên là về nguồn vốn.

Các chủ nhà hàng để giải quyết vấn đề về vốn, phần lớn sẽ đi vay vốn ngân hàng, nhưng tỉ lệ vay được rất thấp. Vì hầu hết các ngân hàng đều không hứng thú với việc bỏ ra hàng trăm, thậm chí hàng tỷ đồng, cho một người sắp khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng.

Do đó, để vay được vốn từ ngân hàng, hoặc kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư, thì bạn cần phải có một bản kế hoạch kinh doanh rõ ràng và đầy sức thuyết phục. 

Xem thêm: 6 cách kinh doanh nhà hàng vốn ít lợi nhuận cao 

2. Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu

Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu sẽ tác động đến việc quyết định các yếu tố quan trọng như menu món, hương vị, giá cả, cách trang trí nhà hàng, khuyến mãi, chính sách chăm sóc khách hàng…  Kinh doanh nhà hàng phục vụ được tất cả nhóm khách hàng là điều không thể. Do đó, chỉ cần phục vụ khoảng 5-10% thị trường là đã thành công.

Tham khảo một số phân loại nhóm khách hàng mục tiêu:

  • Nhóm khách hàng sành ăn sẵn sàng chi trả tiền cho bữa ăn ngon – chất lượng
  • Nhóm khách hàng tiết kiệm
  • Nhóm khách hàng ít ăn ngoài, thích gọi đồ về
  • Nhóm khách hàng đặc biệt quan tâm tới sức khỏe
  • Nhóm khách hàng thích những món đặc sản dân tộc, vùng miền
  • Nhóm khách hàng dễ ăn uống

Những nhóm khách hàng này sẽ ảnh hưởng tới định các hoạt động kinh doanh ăn uống tại nhà hàng của bạn. Hiểu rõ và lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu sẽ giúp kinh doanh nhà hàng hiệu quả hơn. Chẳng hạn, việc một cửa hàng bán các loại nước ép trái cây lên một thực đơn nước ép 7 ngày trong tuần dành cho những người muốn giảm cân, chị em nào chẳng thích, vừa đẹp da lại vừa đẹp dáng.

3. Lựa chọn mặt bằng, địa điểm mở nhà hàng

Trường hợp nếu bạn phải thuê mặt bằng để mở nhà hàng, thì cần xem xét đến mức giá cho thuê. Điều này ảnh hưởng đến ngân sách của bạn hàng tháng. Vì vậy, tuỳ thuộc vào nguồn vốn bạn dành cho việc kinh doanh nhà hàng và loại hình kinh doanh, để tìm mặt bằng cho phù hợp. Điều quan trọng nhất là vị trí cũng phải hợp với mô hình nhà hàng mà bạn xây dựng.

Bên cạnh mặt bằng thì địa chỉ quán cũng là vấn đề mà bạn cần cân nhắc. Địa chỉ nhà hàng nếu quá khó tìm, thì đồng nghĩa với nhà hàng của bạn sẽ ít được thực khách quan tâm tới. Hãy phân tích đến mật độ dân cư xung quanh địa điểm đó và đặc biệt là mức sống hay mức chi tiêu của họ. Chủ nhà hàng cần xem họ có nằm trong số khách hàng mục tiêu của nhà hàng hay không?

Thêm một yếu tố mang tính phong thuỷ nữa là người chủ nhà hàng cần phải xác định cung, mạng, tuổi của bản thân. Yếu tố này để lựa chọn vị trí đặt nhà hàng phù hợp, nhằm mang đến những điều may mắn, tốt đẹp. 

Xem thêm: Cẩm nang lựa chọn mặt bằng kinh doanh F&B 

4. Kinh nghiệm đặt tên nhà hàng

Tên nhà hàng cần dễ đọc, dễ nhớ, phản ánh được địa điểm hoặc chủ đề của nhà hàng. Ngoài ra, với thời đại hiện nay, tên nhà hàng cần bổ sung thêm yếu tố: đơn giản, ngắn gọn, dễ viết, không bị lỗi phông tiếng Việt để khi gõ tìm kiếm trên các kênh mạng xã hội dễ dàng.

Lựa chọn những cái tên độc lạ có thể gây tò mò cho thực khách. Tuy nhiên, chủ nhà hàng cũng cần phải dựa vào phong thuỷ, để xem ý nghĩa cái tên đấy có thật sự mang lại may mắn và sự thịnh vượng hay không. Cần tránh những cái tên có nghĩa u buồn, thất bại,…

5. Phong cách, mô hình nhà hàng

Bạn cần xác định nhà hàng của mình sẽ phục vụ nhóm đối tượng thực khách như thế nào, phục vụ những loại đồ ăn, thức uống ra sao. Từ đó, chủ nhà hàng xác định được hướng phát triển mô hình nhà hàng. Có rất nhiều loại hình kinh doanh nhà hàng, mà bạn có thể tham khảo như: buffet tự chọn, lẩu nướng, quán ăn sang trọng, quán ăn bình dân, nhà hàng phong cách Tây Âu…

Khi biết được nhà hàng mình kinh doanh mặt hàng gì, thì bạn sẽ tiến đến bước chọn phong cách để trang trí nhà hàng. Bởi khách hàng đến với nhà hàng, ngoài việc ăn để no bụng, họ có thể chấp nhận chi ra một khoản để được dùng bữa trong những không gian sang trọng, ấm cúng. Vì vậy, đầu tư vào việc bài trí không gian quán theo một phong cách nhất định, chính là một việc làm thông minh mà người làm chủ không thể bỏ qua. 

Một không gian nhà hàng đạt tiêu chuẩn không thể bỏ qua 3 yếu tố chính: Phong cách – ấm cúng – tiện dụng. Theo thống kê, có tới 40 – 50% khách hàng tới theo cặp đôi, 30% đi một mình hoặc nhóm 3 người, 20% đi theo nhóm từ 4 người trở lên. Hãy dựa vào các số liệu này để để bố trí nội thất cho phù hợp.  

Kinh doanh nhà hàng

6. Thiết kế thực đơn và định giá món ăn

Thực đơn là thứ cần phải có khi bạn mở nhà hàng. Nguyên tắc xây dựng thực đơn “lấy lòng” khách, về hình thức hoặc là độc đáo hoặc là đơn giản. Hình thức đừng quá rườm rà sẽ khiến cho nội dung bên trong không được chú ý đến. Về thứ tự xuất hiện của các món ăn cần được tính toán kĩ lưỡng, làm bật lên những món best-seller và sắp xếp món khéo léo để khách hàng dễ lựa chọn.

Công thức chung khi định giá bán cho menu nhà hàng là toàn bộ giá món ăn không vượt quá 30% giá thực phẩm, mà bạn đã chi để tạo nên món ăn đó. 

Menu nhà hàng

7. Xây dựng kế hoạch marketing cho nhà hàng

Để thành công trong việc kinh doanh nhà hàng, người chủ rất cần đến những chiến lược marketing thông minh. Hãy tận dụng những kênh mạng xã hội như Facebook, Instagram, TikTok, website,… để tiếp thị quảng bá nhà hàng đến với khách hàng. Bất cứ ai sử dụng mạng xã hội cũng có thể trở thành khách của nhà hàng bạn. Nhưng để hình thức quảng cáo này thành công, bạn cần phải xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu là ai, để từ đó có thể đánh sâu vào trong lòng thực khách. 

Bên cạnh những kế hoạch marketing rầm rộ trên nền tảng internet, thì cũng đừng quên hiệu quả của việc truyền miệng là vô cùng lớn. Đặc biệt trong ngành F&B. Vì vậy, việc để lại ấn tượng tốt trong lòng mỗi khách hàng khi lui tới nhà hàng là điều cực kì cần thiết.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng là cần dự trù những tình huống phát sinh là vô cùng cần thiết. Nếu bạn đang kinh doanh những mặt hàng đặc trưng theo thời tiết, mùa vụ đơn giản như lẩu, nướng làm thế nào để mùa hè nóng nực khách hàng vẫn muốn ăn lẩu? Hay như câu chuyện trời mưa, nhu cầu gọi giao hàng tăng cao, nhân sự của nhà hàng thì có hạn làm thế nào để đảm bảo đơn hàng được chuyển đến nhanh chóng, khách hàng không phải chờ đợi, làm thế nào để giao kịp đơn.

Bởi vậy, hãy dành thời gian chuẩn bị thật chu đáo và dự trù một vài trường hợp phát sinh có thể xảy ra để luôn đảm bảo được chất lượng phục vụ của nhà hàng mình

Xem thêm: 

8. Lựa chọn phần mềm quản lý nhà hàng chuyên nghiệp 

Việc tính toán doan thu – lợi nhuận hoặc quản lý kho nguyên vật liệu bằng excel, sổ sách dễ bị nhầm lẫn, sai sót. Để cho việc kinh doanh nhà hàng diễn ra thuận tiện và dễ dàng hơn, thì việc lựa chọn cho nhà hàng phần mềm quản lý nhà hàng phù hợp là việc làm cần thiết.

Các tiêu chí để chọn phần mềm phù hợp như:

  • Phần mềm dễ sử dụng
  • Chi phí đầu tư hợp lý
  • Đầy đủ tính năng quản lý – bán hàng
  • Chuyên viên hỗ trợ nhiệt tình
  • Nhà cung cấp uy tín

Phần mềm quản lý quán ăn

Một trong những phần mềm quản lý nhà hàng được yêu thích, nhiều người sử dụng là MISA CukCuk. Phần mềm cài đặt được trên nhiều thiết bị (PC, tablet, mobi…) với giao diện thân thiện, dễ sử dụng cùng với nhiều gói giá phần mềm linh hoạt theo quy mô nhà hàng.

Đăng ký dùng thử phần mềm quản lý nhà hàng MISA CukCuk miễn phí 15 ngày: 


9. Tạm kết

Trên đây là những kinh nghiệm kinh doanh nhà hàng được chia sẻ từ nhiều anh chị chủ thành công. Hy vộng sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh nhà hàng thành công.

Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả