Menu tại Starbucks được đầu tư thiết kế với một mục đích: khiến khách hàng cảm thấy “tâm phục khẩu phục” khi tiêu tiền. Quy các mức giá được thay đổi linh hoạt nhưng đều tuân thủ 4 triết lý của chuỗi cà phê lớn nhất thế giới đúc kết 50 năm kinh doanh.
- Ngành F&B: tư duy đã làm, làm phải lớn của những người dẫn đầu
- Mở chuỗi nhà hàng: lửa thử vàng, gian nan thử “sức bền” của thương hiệu
Giữa là tốt nhất
Nếu các bạn để ý thì sẽ thấy các sản phẩm ở giữa luôn được người dùng ưu ái lựa chọn:
Đối với một bài thi trắc nghiệm, 55% đáp án đúng thường rơi vào đáp án giữa. Tại siêu thị, các sản phẩm ở kệ giữa luôn có doanh thu cao hơn ít nhất 8% các kệ khác. Tại sao chúng ta lại thích vị trí ở giữa như thế? Chính nhà tâm lý Starbucks đã nhận ra. Chỉ cần 0,05 giây để một thông tin được ghi lại trong tiềm thức, nhưng 0,03 – 0,04 giây đó là dành cho các thông tin nằm giữa. Nếu càng quan sát nhiều bạn sẽ càng thích, nếu khi càng thích bạn lại sẽ tiếp tục quan sát. Nhìn lại menu “kinh điển” của Starbucks:
Khi bị “áp lực” lựa chọn từ cả nhân viên và những vị khách đứng sau bạn đợi chờ, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng chọn lựa sản phẩm đầu tiên mà họ nhìn thấy. Và các sản phẩm ở giữa đa phần sẽ ngay lập tức bị thu hút. Thậm chí, nhiều khách hàng đã nghĩ sẵn trong đầu món mà họ sẽ gọi, nhưng trong tiềm thức họ vẫn bị “lay động” bởi những sản phẩm ở giữa. Bài học rút ra: Hãy lựa chọn những thức uống có tỉ suất lợn nhuận cao hoặc các sản phẩm mới ra mắt, sản phẩm theo mùa…để ngay giữa menu.
Từ thấp đến cao
Tâm lý đặc trưng của khách hàng thường không muốn chọn sản phẩm đắt nhất hoặc rẻ nhất. Đây còn gọi là “Hiện tượng thỏa hiệp”.
Theo một cuộc khảo sát sản phẩm Camere, khi có cơ hội lựa chọn giữa 2 sản phẩm, khách hàng thường chọn sản phẩm 1 và 2 tương đương nhau. Nhưng khi xuất hiện camera thứ 3 được đưa vào lựa chọn, có hơn 50% khách hàng chọn sản phẩm ở giữa.
Bài học rút ra: Để lợi dụng tiềm thức này, sản phẩm mà người bán mong muốn gia tăng doanh thu thường được định giá ngay giữa, với hai sản phẩm rẻ hơn và đắt hơn được định giá một cách “thuyết phục”.
Quay lại Starbucks, cho đến những năm 1990, Starbucks thường có 3 kích cỡ: Short, Tall và Grande, và cũng không quá bất ngờ khi Tall là sự lựa chọn phổ biến nhất.