Thuộc top các nhà hàng nổi tiếng thế giới của Đan Mạch, Noma luôn khiến khách hàng đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác khi chế biến những thương hiệu đặc biệt, tươi mát có nguồn gốc từ thiên nhiên. Thực khách được du hành vị giác từ vùng đất này qua vùng đất khác. Điều đáng học tập ở đây là cách họ tiếp cận khách hàng cũng như làm mới mình, làm mới sản phẩm đặc biệt tư duy sáng tạo trong việc quản lý nhân viên. MISA CukCuk sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết cách thức quản lý của nhà hàng Noma trong bài viết dưới đây.
- Quản lý nhân sự – sai một ly, đi một nhà hàng
- Cách quản lý nhân viên nhà hàng: “Trung thành có phải cụm từ xa xỉ”?
1. Đôi nét về nhà hàng Noma
Nhà hàng Noma được thành lập vào năm 2003. Tên gọi được lấy ý tưởng từ “Nordisk” (Bắc Âu) và “Mad” (điên). Thời gian đầu, thương hiệu này chưa nhận được sự ủng hộ của người dân khi đó khi cho rằng thực phẩm Bắc Âu không được ưa chuộng.
1.1. Những thành tựu đạt được
Tuy nhiên, sau đó 3 năm, nhà hàng này đã lọt vào top 50 nhà hàng ngon nhất thế giới với vị trí thứ 33. Tiếp đó là 2 ngôi sao Michelin đã khiến tên tuổi của thương hiệu này “nổi như cồn” trên khắp thế giới. 4 lần giành vị trí số 1 trong số những nhà hàng ngon nhất thế giới từ 2010 – 2014, nhà hàng Noma đã tạo ra tiền lệ chưa có của giới ẩm thực khi liên tiếp nhận được đánh giá xuất sắc vậy.
Để có được thành công nói trên, không thể không nhắc đến người đầu bếp Rene Redzepi đã giúp Đan Mạch ghi tên vào bản đồ ẩm thực thế giới bằng chính niềm đam mê sáng tạo ẩm thực và lan tỏa chúng đến thế hệ đầu bếp trẻ. Bám sát tiêu chí đơn giản, tinh tế, tươi mát, các thực phẩm được sử dụng theo mùa và cũng là đặc sản địa phương, nhiều thực khách không thể ăn lại món mình đã thưởng thức cách đó chỉ vài tháng. Một điểm cộng cũng rất đáng chú ý là sự bày trí vô cùng bắt mắt, vừa đủ độ tinh tế nhưng vẫn thể hiện đẳng cấp của một nhà hàng hàng đầu thế giới.
1.2. Thành công với sự ra mắt vô cùng ấn tượng tại nhiều quốc gia trên thế giới
Sự thành công của Noma tại thị trường Đan Mạch đã thúc đẩy đội ngũ của nhà hàng Noma mở những nhà hàng popup (nhà hàng tạm thời) tại các thị trường mới. Trong hoạt động đó, nhà hàng này sẽ dừng chân một vài tuần cũng như sử dụng chính những đặc sản tại các địa phương trở thành nguyên liệu cho món ăn đầy sáng tạo của mình.
Việc nhà hàng xuất hiện tại các thị trường mới đã mang đến hiệu ứng vô cùng tích cực khi ở Nhật có tới 60.000 người trong danh sách đặt bàn của nhà hàng Noma hay như ở Úc, bữa ăn có giá trị tới 1.160 USD (tương đương 26 triệu). Tất cả đều tạo ra những hiệu ứng tốt.
2. Cách thức quản lý quản lý của nhà hàng Noma
2.1. Mỗi món ăn là một câu chuyện, là một cuộc hành trình
Trong căn bếp của nhà hàng Noma, mỗi món ăn được một vị đầu bếp lành nghề nhất chuẩn bị với toàn bộ tâm huyết và sự thấu hiểu nguyên liệu nhất định. Mùi hương đánh thức vị giác ra sao, có nguồn gốc từ vùng đất nào. Câu chuyện xoay quanh món ăn thu hút khách hàng bằng cách thức giản dị nhất, chân thành nhất. Đôi khi chính những nguyên liệu đầu bếp sử dụng có thể khiến khách hàng cảm thấy ngon miệng hơn. Thậm chí họ còn vô cùng thích thú với những gì mình được trải nghiệm tại nhà hàng dù chỉ là một mẩu chuyện cười về lá thông Thụy Điển trang trí trên món ăn.
Khi bạn khiến khách hàng thích thú với quán ăn của mình, thực khách sẽ có xu hướng ghé thăm thường xuyên để tiếp tục đón nhận những trải nghiệm dễ chịu ấy thêm một lần nữa. Ban đầu là sự tò mò sau đó là việc hình thành thói quen. Họ cũng có thể nhân rộng sự hài lòng của mình với bạn bè, vô hình chung bạn được “kể chuyện” với rất nhiều khách hàng tiềm năng khác.
2.2. Đặt nhân viên làm trung tâm thay vì khách hàng
Đặt nhân viên làm trung tâm? Tin được không? Ở nhà hàng Noma, nhân tố đóng vai trò trung tâm là nhân viên. Cách thức họ quản lý nhân viên cũng đặc biệt hơn. Khách hàng nào không thích một nhân viên có thể tư vấn giúp họ chọn lựa món ăn hợp khẩu vị hoặc một chuyên gia sành về các loại rượu, uống rượu nào vào thời điểm nào, dùng với món ăn gì.
Bởi vậy, người có thể khiến khách hàng chi tiêu nhiều hơn trong một lần gọi món không ai khác chính là nhân viên. Bản thân cách đào tạo, quản lý nhân viên của các nhà hàng khác nhau sẽ khác nhau, tuy nhiên điều kiên quyết là việc biến họ thành những vị chuyên gia và có thể tư vấn ngược lại cho khách hàng, đánh giá cao sự sáng tạo.
>> Để nhận được tài liệu quản trị nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
2.3. Lan tỏa sự sáng tạo
Có rất nhiều đầu bếp tìm đến nhà hàng Noma để được làm việc trong bầu không khí lao động tuyệt vời ở đây. Chính sự ăn ý trong khâu chế biến và bộ phận phục vụ đã khiến cho tiến độ công việc được đẩy lên cao và giúp khách hàng giảm thiểu thời gian chờ đợi trong tình trạng cơ thể mệt mỏi, đặc biệt trong trạng thái đói. Vậy đối với các đầu bếp mới từ những vùng miền khác, họ có thể tham gia vào việc chế biến của nhà hàng hay không? Câu trả lời là có nhưng chỉ dừng lại ở mức độ học hỏi, đóng góp và trong khuôn khổ nhất định.
2.4. Dành thời gian đầu tư cho sự sáng tạo
Các đầu bếp được khuyến khích sự sáng tạo của mình bằng việc cho thành viên của mình tự sáng tạo thực đơn mỗi ngày. Bằng cách này, các đầu bếp cảm thấy mình có trách nhiệm hơn với công việc và luôn sẵn sàng, chiến đấu với những áp lực tại nhà hàng. Thậm chí có riêng một phòng thí nghiệm dành riêng cho đầu bếp để họ thỏa sức sáng tạo, phòng thí nghiệm này còn hoạt động 24/7.
3. Tạm kết
Hy vọng những chia sẻ trên của MISA CukCuk về nhà hàng Noma nổi tiếng có thể giúp bạn có thêm những kinh nghiệm quản lý vận hành, đặc biệt là vấn đề về con người một cách hiệu quả nhất. Chúc bạn kinh doanh thành công!