Chiến lược kinh doanh của Sabeco: Bài học từ thương hiệu bia quốc dân

Là thương hiệu bia hàng đầu Việt Nam với hơn 148 năm lịch sử, Sabeco đã duy trì được vị thế vững chắc trên thị trường. Chiến lược kinh doanh của Sabeco toàn diện trên nhiều khía cạnh và không ngừng đổi mới để thích nghi với thị trường. Bài viết dưới đây MISA Cukcuk sẽ phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Sabeco và bài học rút ra để doanh nghiệp F&B có thể áp dụng trong thực tiễn.

1. Giới thiệu tổng quan về Sabeco

Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là một trong những doanh nghiệp sản xuất bia hàng đầu Việt Nam, sở hữu thương hiệu bia Sài Gòn nổi tiếng. Được thành lập từ năm 1875, Sabeco có hơn 148 năm phát triển, gắn liền với sự thay đổi của thị trường bia trong nước và quốc tế.

Thương hiệu bia Sabeco và Chiến lược kinh doanh của Sabeco
Thương hiệu bia Sabeco

Sabeco hiện sở hữu hệ thống 26 nhà máy bia trên toàn quốc, cung cấp các dòng sản phẩm chủ lực như Bia Saigon Lager, Saigon Special, Saigon Export và Bia 333. Với mạng lưới phân phối rộng khắp, thương hiệu này không chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa mà còn xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia.

Năm 2017, Sabeco đánh dấu bước ngoặt lớn khi ThaiBev – tập đoàn đồ uống hàng đầu Thái Lan trở thành cổ đông chiến lược. Từ đó, doanh nghiệp tập trung vào tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả vận hành, đẩy mạnh chuyển đổi số và tăng năng lực cạnh tranh nhằm duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành bia Việt Nam.

Đến năm 2022, Sabeco đã đạt mức lợi nhuận kỷ lục. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19, Sabeco đã có sự phục hồi mạnh mẽ và đạt lợi nhuận sau thuế hơn 5.5 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.

Với vị thế là doanh nghiệp bia số một Việt Nam, Sabeco đang tiếp tục mở rộng thị phần, phát triển sản phẩm và đẩy mạnh xuất khẩu. Công ty hướng đến mục tiêu “Vươn tầm quốc tế”, trở thành thương hiệu bia Việt Nam có sức ảnh hưởng toàn cầu.

MISA AMIS
Bạn có ý định kinh doanh nhà hàng, quán cafe nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu?THAM KHẢO NGAY MISA CUKCUK & NHẬN TƯ VẤN 1-1 TỪ CHUYÊN GIA

2. Phân tích chiến lược kinh doanh của Sabeco

Chiến lược kinh doanh của Sabeco kết hợp giữa việc đa dạng hóa sản phẩm, tối ưu hóa giá cả, mở rộng kênh phân phối, đổi mới tiếp thị, xây dựng thương hiệu mạnh mẽ và hợp tác toàn cầu. Những bước đi này giúp Sabeco duy trì vị thế số 1 tại Việt Nam và có cơ hội mở rộng phát triển ra thế giới.

2.1. Chiến lược sản phẩm (Product Strategy)

Sabeco theo đuổi chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng danh mục để đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Hiện tại, danh mục sản phẩm của Sabeco được chia thành ba nhóm chính:

Dòng sản phẩm bia Sabeco và chiến lược kinh doanh của Sabeco
Dòng sản phẩm bia Sabeco
  • Dòng bia phổ thông: Đây là phân khúc cốt lõi, chiếm phần lớn doanh thu của Sabeco với các sản phẩm quen thuộc như Saigon Lager, Saigon Export và Bia 333. Những sản phẩm này hướng đến nhóm khách hàng trung lưu và phổ thông, với giá cả hợp lý, phù hợp cho các bữa tiệc, quán nhậu và tiêu dùng hàng ngày.
  • Dòng bia cao cấp: Nhằm cạnh tranh với các thương hiệu quốc tế như Heineken, Budweiser, Sabeco đã phát triển dòng sản phẩm Saigon Special và Lạc Việt. Những sản phẩm này tập trung vào phân khúc khách hàng trẻ, có thu nhập cao và thích trải nghiệm mới mẻ.
  • Dòng sản phẩm đổi mới: Nhận thấy xu hướng tiêu dùng thay đổi, Sabeco bắt đầu thử nghiệm các dòng bia không cồn, bia ít calo và bia có hương vị đặc biệt để tiếp cận nhóm khách hàng quan tâm đến sức khỏe.

Bên cạnh việc mở rộng danh mục sản phẩm, Sabeco cũng tập trung vào việc nâng cấp chất lượng bằng cách sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại, tăng dùng nguyên liệu nội địa và cải tiến quy trình ủ bia để đảm bảo hương vị ổn định, phù hợp với người tiêu dùng.

2.2. Chiến lược giá (Pricing Strategy)

Sabeco áp dụng chiến lược giá linh hoạt để tối ưu doanh thu và giữ vững thị phần. Mô hình giá của Sabeco được phân chia theo từng phân khúc khách hàng:

  • Dòng bia phổ thông: có mức giá dao động từ 20.000 – 30.000 VNĐ/lon, cạnh tranh trực tiếp với các thương hiệu nội địa khác như Hanoi Beer, Tiger Beer. Việc duy trì mức giá hợp lý giúp Sabeco giữ vững thị phần tại các tỉnh thành nhỏ và khu vực nông thôn.
  • Dòng bia cao cấp: được định giá ngang bằng hoặc nhỉnh hơn so với đối thủ ngoại, ở mức 30.000 – 50.000 VNĐ/lon. Chiến lược này nhằm tạo ra cảm nhận về chất lượng và đẳng cấp, đồng thời mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty.
  • Giá bán linh hoạt theo vùng miền: Ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, mức giá có thể cao hơn so với các khu vực tỉnh lẻ do chi phí vận hành và mức sống cao hơn. Ngược lại, Sabeco áp dụng chính sách giá ưu đãi hơn ở miền Tây và miền Trung để phù hợp với thu nhập người dân.

Ngoài ra, công ty cũng thực hiện chính sách chiết khấu mạnh cho nhà phân phối và các chương trình khuyến mãi như “Mua 5 tặng 1” tại các quán nhậu, siêu thị để khuyến khích tiêu dùng.

Nếu bạn muốn xây dựng lộ trình kinh doanh khởi nghiệp rõ ràng, từ việc dự toán chi phí, phân bổ nguồn lực đến định hướng phát triển lâu dài, MISA CukCuk gửi tặng 10+ file Mẫu kế hoạch kinh doanh, giúp bạn lên kế hoạch chuẩn chỉnh ngay từ đầu. Ấn vào ảnh để tải miễn phí!

2.3. Chiến lược phân phối (Place Strategy)

SABECO sở hữu hệ thống toàn quốc gồm 26 nhà máy, 11 công ty thương mại thành viên và mạng lưới phân phối với hơn 200.000 điểm bán trải dài khắp cả nước. Mô hình phân phối của Sabeco gồm:

Hệ thống phân phối Sabeco và chiến lược kinh doanh của Sabeco
Hệ thống phân phối Sabeco
  • Kênh truyền thống: Đây là kênh phân phối chủ lực, đóng góp tới 70% doanh thu của Sabeco. Các sản phẩm chủ yếu được bán qua các quán nhậu, nhà hàng, quán ăn và cửa hàng tạp hóa. Sabeco có hệ thống nhà phân phối lớn mạnh, giúp sản phẩm có mặt tại hầu hết các tỉnh thành.
  • Kênh hiện đại: Sabeco đang mở rộng hệ thống phân phối tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi như WinMart, Bách Hóa Xanh, Circle K nhằm tiếp cận đối tượng là các khách hàng trẻ, dân văn phòng.
  • Thương mại điện tử: Bia Sabeco hiện đã xuất hiện trên các nền tảng như Tiki, Shopee, Lazada kèm theo các chương trình khuyến mãi hấp dẫn, nhằm nâng cao nhận diện và tăng doanh thu. Đây là bước đi chiến lược nhằm thích nghi với xu hướng mua sắm online ngày càng phát triển.

Ngoài thị trường nội địa, Sabeco cũng mở rộng hệ thống phân phối quốc tế. Hiện tại, bia Sabeco đã có mặt tại hơn 40 quốc gia, bao gồm Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc và Mỹ. Nhờ sự hỗ trợ từ ThaiBev, công ty có thể tận dụng mạng lưới phân phối quốc tế để mở rộng thị trường xuất khẩu.

2.4. Chiến lược tiếp thị và truyền thông (Promotion Strategy)

Chiến lược tiếp thị của Sabeco tập trung vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, thông qua các chiến dịch truyền thông đa kênh và các hoạt động tài trợ sự kiện lớn. Một số hoạt động nổi bật gồm:

Chiến lược truyền thông của Sabeco
Chiến lược truyền thông của Sabeco
  • Tài trợ các sự kiện thể thao lớn: Một trong những chiến lược quan trọng của Sabeco là tài trợ các sự kiện thể thao, đặc biệt là bóng đá. Việc hợp tác với Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF, tài trợ SEA Games và các giải đấu quốc gia giúp Sabeco tăng cường nhận diện thương hiệu và kết nối với người tiêu dùng.
  • Chiến dịch truyền thông số: Sabeco cũng đẩy mạnh chiến lược digital marketing, tận dụng Facebook, TikTok, YouTube để tiếp cận nhóm khách hàng trẻ. Các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, sử dụng influencer marketing và video viral giúp thương hiệu trở nên gần gũi hơn với giới trẻ.
  • Tổ chức sự kiện và hoạt động cộng đồng: Sabeco đã triển khai chương trình “Bật nắp Saigon Lager – Lên đời bất ngờ” tại 19 tỉnh thành và khu vực Bắc – Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhằm tăng cường sự tương tác với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng.
Sabeco tham gia chương trình thể thao Việt Nam
Sabeco tham gia chương trình thể thao Việt Nam

Sabeco góp mặt tại hội chợ “Liên hoan ẩm thực món ngon các nước” tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh niên TP.HCM. Sự kiện thu hút hơn 50.000 khách tham dự, mang đến cơ hội để  cả người dân Việt và các du khách quốc tế trải nghiệm hương vị bia Việt truyền thống.

Năm 2023, tại Lễ hội Tự hào hàng Việt Nam – Tinh hoa hàng Việt Nam, đội ngũ Sabeco cùng hơn 1.000 vận động viên đã tham gia chạy quanh hồ Hoàn Kiếm nhằm lan tỏa thông điệp “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và khuyến khích tinh thần ủng hộ sản phẩm nội địa.

Bên cạnh đó, Sabeco cũng triển khai các trương trình thiện nguyện mở rộng hình ảnh. Năm 2024, Sabeco đã hỗ trợ cho 6 tỉnh phía Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão Yagi. Với tổng ngân sách hơn 4,2 tỷ đồng, công ty đã phối hợp cùng các tổ chức để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn sau thiên tai.

2.5. Chiến lược thương hiệu (Brand Strategy)

Sabeco đã thực hiện chiến lược tái định vị thương hiệu, hướng đến hình ảnh trẻ trung, hiện đại hơn, đồng thời vẫn giữ được bản sắc truyền thống.

Sabeco tái định vị thương hiệu trẻ
Sabeco tái định vị thương hiệu trẻ
  • Tái định vị thương hiệu: Trước đây, Bia Sài Gòn gắn liền với hình ảnh quen thuộc của người tiêu dùng trung niên, những buổi nhậu truyền thống. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng đang thay đổi, đặc biệt là ở giới trẻ và dân văn phòng. Do đó, Sabeco đã điều chỉnh hình ảnh thương hiệu theo hướng năng động và trẻ trung hơn. 
  • Xây dựng thương hiệu gắn với văn hóa Việt Nam: Một trong những điểm mạnh của Sabeco so với các thương hiệu ngoại là tính bản địa. Công ty đã triển khai các chiến dịch như “Bản sắc Việt, tiên phong khác biệt”, nhấn mạnh vào giá trị truyền thống của người Việt. Thiết kế bao bì sản phẩm cũng được đổi mới với hình ảnh mang đậm văn hóa Việt Nam như trống đồng, rồng vàng, hoa sen.
  • Tăng cường trải nghiệm thương hiệu: Sabeco không chỉ tập trung vào quảng cáo mà còn tổ chức nhiều sự kiện, chương trình giao lưu nhằm giúp khách hàng cảm nhận rõ hơn về thương hiệu. Các chương trình như “Lên cùng Việt Nam” hay chuỗi sự kiện âm nhạc, lễ hội bia giúp Sabeco tăng cường sự kết nối với người tiêu dùng.

Việc xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ, vừa mang tính hiện đại, vừa giữ được giá trị truyền thống là yếu tố quan trọng giúp Sabeco cạnh tranh với các hãng bia ngoại nhập.

2.6. Chiến lược hợp tác toàn cầu (Global Cooperation Strategy)

Sabeco đã tập trung vào chiến lược hợp tác toàn cầu để mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh. Dưới sự hỗ trợ của ThaiBev, công ty có nhiều lợi thế trong việc tiếp cận thị trường quốc tế thông qua mạng lưới phân phối rộng lớn của tập đoàn này.

Sabeco mở rộng thị trường toàn cầu
Sabeco mở rộng thị trường toàn cầu
  • Mở rộng thị trường xuất khẩu: Hiện nay, Sabeco đã xuất khẩu sản phẩm sang hơn 40 quốc gia, bao gồm các thị trường quan trọng như Đông Nam Á, Trung Quốc, Úc, Mỹ và châu Âu.
  • Tận dụng hệ thống phân phối của ThaiBev: Việc ThaiBev trở thành cổ đông chiến lược giúp Sabeco dễ dàng tiếp cận các thị trường Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Myanmar, Philippines và Campuchia. ThaiBev có hệ thống phân phối rộng khắp, giúp Sabeco nhanh chóng mở rộng độ phủ.
  • Tham gia các sự kiện quốc tế: Để quảng bá thương hiệu ra toàn cầu, Sabeco tích cực tham gia các triển lãm, hội chợ ngành bia lớn trên thế giới. Việc xuất hiện tại những sự kiện này giúp thương hiệu bia Việt Nam có cơ hội giới thiệu sản phẩm đến nhiều thị trường tiềm năng.

Nhìn chung, chiến lược hợp tác toàn cầu của Sabeco không chỉ tập trung vào việc mở rộng thị phần mà còn hướng đến nâng cao giá trị thương hiệu và tận dụng tối đa lợi thế từ ThaiBev.

3. Định hướng chiến lược dài hạn của Sabeco

Sabeco đã xây dựng chiến lược dài hạn nhằm củng cố vị thế dẫn đầu trong ngành đồ uống tại Việt Nam và mở rộng tầm ảnh hưởng trên thị trường quốc tế.

Phát triển thương hiệu và sản phẩm

Phát triển sản phẩm bia Sabeco
Phát triển sản phẩm bia Sabeco

Năm 2019, Sabeco đã thay đổi diện mạo của Bia Saigon và Bia 333, với thiết kế bao bì mới mang phong cách trẻ trung và hiện đại, nhằm thu hút thế hệ người tiêu dùng trẻ tuổi. 

Trong năm 2020, Sabeco giới thiệu hai dòng sản phẩm mới là Bia Lạc Việt và Saigon Chill. Bia Lạc Việt mang đậm chất Việt, được tạo ra từ công thức bí truyền của các nghệ nhân nấu bia Việt Nam, trong khi Saigon Chill hướng đến phân khúc thị trường tiêu dùng cao cấp.

Tăng cường hiệu quả hoạt động và chuỗi cung ứng

Giai đoạn 2021-2024, Sabeco triển khai dự án SABECO Supply Chain 4.0 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thông qua việc tự động hóa quy trình quản lý vận tải và kho bãi, nhằm tối ưu hóa hiệu quả vận hành và giảm thiểu chi phí.

Cuối năm 2024, Sabeco đã khánh thành Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ngành bia (SRC), đánh dấu bước tiến mới trong việc làm chủ công nghệ và tạo ra các sản phẩm chất lượng cao

Phát triển bền vững

Sabeco thực hiện chiến lược 4C phát triển bền vững tập trung vào bốn mục tiêu chính: Đất nước (Country), Văn hóa (Culture), Bảo tồn (Conservation) và Tiêu thụ (Consumption). Các hoạt động bao gồm thúc đẩy và hỗ trợ phát triển tài năng trẻ, bảo tồn văn hóa truyền thống, khuyến khích lối sống lành mạnh và bảo vệ môi trường.

Sabeco đặt mục tiêu phát triển bền vững bằng cách áp dụng các giải pháp tiết kiệm nước trong sản xuất. Công ty triển khai hệ thống thu hồi và tái sử dụng nước, đồng thời cải tiến công nghệ CIP (Cleaning in Place) để giảm lượng nước tiêu thụ.

Mở rộng thị trường và tăng trưởng kinh doanh

Mở rộng thị trường quốc tế
Mở rộng thị trường quốc tế

Sabeco củng cố vị thế tại thị trường nội địa. Công ty mở rộng mạng lưới phân phối, tối ưu hóa kênh bán hàng trực tuyến và phát triển thêm các dòng sản phẩm cao cấp. Đồng thời, hãng tận dụng mạng lưới của ThaiBev để mở rộng ra thị trường quốc tế.

Với chiến lược mở rộng thị trường, Sabeco đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận bền vững. Hãng đẩy mạnh tự động hóa trong sản xuất nhằm tăng năng suất lao động, kiểm soát tốt chi phí nguyên vật liệu.

>> Xem thêm: Giải mã chiến lược kinh doanh của Mixue – Mở hàng nghìn cửa hàng trong 5 năm tại Việt Nam

4. Bài học từ sự thành công của Sabeco

Bài học từ sự thành công của Sabeco
Bài học từ sự thành công của Sabeco

Sabeco duy trì hương vị bia truyền thống nhưng liên tục cải tiến sản phẩm, bao bì và chiến lược tiếp thị để phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Doanh nghiệp cần thay đổi để phát triển, nhưng không được đánh mất bản sắc.

Giữ vững giá trị cốt lõi nhưng linh hoạt đổi mới 

Sabeco tài trợ SEA Games, hợp tác với bóng đá Việt Nam và đẩy mạnh digital marketing để thu hút khách hàng trẻ. Một thương hiệu bền vững không chỉ bán sản phẩm mà còn phải xây dựng cảm xúc và trải nghiệm cho người tiêu dùng.

Xây dựng thương hiệu mạnh, gắn kết với khách hàng

Việc xuất khẩu sang hơn 40 quốc gia giúp Sabeco giảm phụ thuộc vào thị trường nội địa. Doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào một nguồn doanh thu duy nhất mà cần tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới.

Mở rộng thị trường để giảm rủi ro

Sabeco đẩy mạnh quảng bá trên Facebook, TikTok, YouTube, kết hợp với influencer marketing để tiếp cận khách hàng trẻ. Doanh nghiệp muốn phát triển trong thời đại số phải tận dụng các nền tảng trực tuyến để gia tăng nhận diện.

Tận dụng mạng xã hội để quảng bá

Sabeco giảm mức tiêu thụ nước trong sản xuất bia, đầu tư vào chuỗi cung ứng xanh và tham gia các hoạt động cộng đồng. Doanh nghiệp thành công không chỉ nhờ doanh thu, mà còn nhờ trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Phát triển bền vững, không chỉ chạy theo lợi nhuận

5. Tạm kết

Chiến lược kinh doanh của Sabeco đã giúp hãng này khẳng định vị thế thương hiệu bia hàng đầu tại Việt Nam. Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thương hiệu đình đám này và có cái nhìn sâu sắc hơn về cách xây dựng và phát triển thương hiệu F&B cho doanh nghiệp của mình. 

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình kinh doanh, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Giải pháp quản trị nhà hàng, chuỗi F&B toàn diện – tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!

Bài viết liên quan
Xem tất cả