Gần đây, mô hình nhượng quyền thương hiệu quán cafe đang trở thành một làn sóng mạnh mẽ dữ dội tại Việt Nam. Trước sự khốc liệt ấy, nhượng quyền cafe có phải là miếng bánh béo bở, một cách khởi nghiệp sinh lời cao, thu hồi vốn nhanh?
“Miếng bánh béo bở”
Hiện tại, toàn quốc có khoảng 22.000 quán cafe và con số này vẫn không có dấu hiệu dừng lại. Thị trường này đang được xem là “miếng bánh béo bở” cho nhiều doanh nghiệp. Theo thống kê, mô hình chuỗi cafe ở Việt Nam đang tăng tưởng vượt bậc với niên vụ 2017 -2018 ước tính tiêu thụ khoảng 2,55 triệu bao do sự phát triển nhanh chóng của các cửa hàng cafe đang mọc lên như nấm. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp bởi tệp khách hàng lớn, lợi nhuận cao. Phải kể đến là loại hình kinh doanh nhượng quyền đại lý. Hình thức này đang được ưa chuộng bởi mức độ rủi ro thấp và mức chi phí đầu tư ban đầu không quá cao. Tuy nhiên, không ít start up “chết yểu” khi bước vào cuộc chơi khốc liệt này.
- Hơn 80% quán cafe đóng cửa chỉ sau 6 tháng hoạt động vì 2 lý do này
- Chọn mặt bằng mở quán cafe: Địa phải lợi thì kinh doanh mới lời
Chi phí cao, lợi nhuận có thật sự lớn?
Đúng, bạn muốn có quán cafe mang thương hiệu trên thị trường, bạn phải chi tiền ra chỉ để mua…” thương hiệu” và sau đó, chủ thương hiệu sẽ phải bắt tay vào quản lý toàn bộ hoạt động của quán. Kể cả lợi nhuận của bạn cũng phải tuân thủ…Bạn hãy đặt lên bàn cân so sánh, tại sao chúng ta không tạo ra thương hiệu của riêng mình bởi lẽ nếu kinh doanh theo nhượng quyền mô hình nhỏ chưa có chỗ đứng vì sự phát triển của nó không thể nào bằng cafe cóc, cafe truyền thống và các mô hình quán cafe chính chủ.
Ngoài ra, khi mua thương hiệu bạn phải trả một khoản tiền nào đó, đồng thời bạn cũng không thể nắm được chất lượng nguồn ổn định. Và lại, khi tự mở một quán cafe bạn có thiết kế đẹp hơn như vậy và bạn có thể làm tốt với lợi nhuận khổng lô nếu bạn tuân thủ đầy đủ các bước mở ra một quán cafe mới.
Liệu có an toàn và đảm bảo lợi nhuận lâu dài?
Chưa có một bản cam kết chính xác nào khẳng định rằng quán của bạn sẽ lãi và an toàn. Mà việc lớn nhất bạn được chính là niềm tin ở khách hàng. Và ở mộ đất nước khá nhiều cafe như Việt Nam, mỗi năm xuất khẩu ra nước ngoài hàng trăm tấn thì việc tạo niềm tìn cho khách hàng là điều không khó. Điều này càng khẳng định thói quen uống cafe của người Việt đa phần chưa cao, nên việc chấp nhận uống cafe ở một quán vỉa hè, quán cóc là điều khá dễ dàng.
Mặt khác, khi nhượng quyền thương hiệu, thì bạn là người không thể kiểm soát hay thay đổi tình hình nếu có vấn đề xảy ra. Trong khi nếu bạn tự làm chủ thì bạn sẽ tự xây dựng thương hiệu hay chiến lược kinh doanh của mình và dễ dàng kiểm soát mọi vấn đê. Tránh trường hợp “tôi làm bạn chịu”, bạn có thể xoay chuyển tình hình tránh những hệ lụy xảy ra. Tuy nhiên, nếu áp dụng mô hình nhượng quyền thì bạn không thể làm gì khác ngoài cách trông chờ người khác, hy vọng tình hình sẽ tốt đẹp lên.
>> Để nhận được tài liệu quản lý nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
Đâu là lựa chọn khôn ngoan?
Với hình thức này, theo các chuyên gia thì việc kinh doanh không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đồ uống, thiết kế hay dịch vụ mà chìa khóa thành công nằm ở việc lựa chọn thương hiệu uy tín.
Nhiều người đã phải trả giá bằng bài học đắt giá khi lựa chọn đai lý chưa thật sự nổi bật về chất lượng, hương vị dẫn đến khách hàng quay lại rất hạn chế. Hơn nữa, khi lựa chọn thương hiệu, lưu ý nữa là nên chọn thương hiệu uy tín đủ để khách hàng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiều quán cafe nhượng quyền thất bại nhưng cũng không ít start up khởi nghiệp thành công. Chúc bạn sẽ tìm được hướng đi của mình!