Chiến lược marketing của Kinh Đô: “Ông vua bánh kẹo” thị trường Việt Nam

Chiến lược marketing của Kinh Đô
Chiến lược marketing của Kinh Đô

Từ một thương hiệu bánh kẹo nhỏ, Kinh Đô đã trở thành “ông vua bánh kẹo” trong lòng người tiêu dùng Việt. Vậy đâu là bí quyết giúp Kinh Đô chinh phục thị trường đầy cạnh tranh này? Hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu chiến lược marketing của Kinh Đô đã làm nên thành công này nhé!

1. Đánh giá thị phần ngành bánh kẹo Việt Nam

1.1. Tổng quan thị trường bánh kẹo Việt Nam

Ngành bánh kẹo Việt Nam là một trong những thị trường giàu tiềm năng với tốc độ tăng trưởng ổn định. Trong những năm gần đây, thị trường này đạt mức tăng trưởng trung bình từ 8-10% mỗi năm. Dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, cùng với các dịp lễ Tết truyền thống đã góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành.

Một số thương hiệu bánh kẹo trên thị trường Việt Nam
Một số thương hiệu bánh kẹo trên thị trường Việt Nam

Theo thống kê, quy mô thị trường bánh kẹo Việt Nam ước tính đạt khoảng 8.5 tỷ USD vào năm 2023 và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong các năm tới.

Thị trường bánh kẹo nội địa hiện chiếm hơn 90% tổng doanh số nhờ sự tin tưởng của người tiêu dùng vào các thương hiệu trong nước như Kinh Đô, Hải Hà, Bibica và sự đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu khách hàng.

1.2. Điểm danh các “ông lớn” trong ngành 

Thị trường bánh kẹo Việt Nam là sân chơi của cả các thương hiệu nội địa và quốc tế. Một số doanh nghiệp chiếm thị phần lớn bao gồm:

  • Kinh Đô (thuộc Mondelez Kinh Đô): Chiếm khoảng 30% thị phần. Với các dòng sản phẩm đa dạng từ bánh trung thu, bánh quy, bánh mì tươi đến bánh snack, Kinh Đô là thương hiệu dẫn đầu và giữ vững vị thế “Ông vua bánh kẹo” nhiều năm qua.
  • Bibica: Chiếm khoảng 15% thị phần. Là một trong những thương hiệu lâu đời, Bibica nổi bật với các sản phẩm bánh quy, kẹo và bánh trung thu.
  • Hải Hà và Hữu Nghị: Mỗi công ty chiếm khoảng 8-10% thị phần. Hai thương hiệu này tập trung vào các dòng sản phẩm kẹo và bánh quy giá cả phải chăng.
  • Các thương hiệu ngoại nhập: Những tên tuổi lớn như Orion (Hàn Quốc), Perfetti Van Melle và Lotte (Nhật Bản) cũng chiếm thị phần đáng kể, đặc biệt ở phân khúc bánh quy và bánh snack.

Nhìn chung, ngành bánh kẹo Việt Nam đang phát triển mạnh với nhiều cơ hội mở rộng thị phần. Vì vậy các thương hiệu lớn nhỏ hay các chiến lược marketing của Kinh Đô cũng cần điều chỉnh chiến lược phù hợp với nhu cầu của khách hàng để tăng cơ hội cạnh tranh.

MISA AMIS
Quản lý sổ sách/excel khó kiểm soát thất thoát doanh thuTHAM KHẢO NGAY MISA CUKCUK & NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

2. Đôi nét về Công ty Cổ phần Mondelez Kinh Đô Việt Nam

Kinh Đô được thành lập vào năm 1993 tại TP. Hồ Chí Minh, khởi đầu là một xưởng sản xuất bánh kẹo nhỏ. Với chiến lược phát triển bài bản và nhạy bén, Kinh Đô nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu bánh kẹo lớn nhất Việt Nam. Đặc biệt, các sản phẩm như bánh trung thu, bánh mì tươi, bánh quy và bánh snack đã gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ người Việt.

Công ty Kinh Đô Miền Bắc
Công ty Kinh Đô Miền Bắc

Sau hơn 20 năm phát triển rực rỡ, cuối năm 2014, Kinh Đô gây bất ngờ khi quyết định bán 80% cổ phần mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International (Mỹ) với mức giá lên tới 370 triệu USD (tương đương khoảng 7.846 tỷ đồng). Đến tháng 7/2015, những người sáng lập Kinh Đô, cụ thể là anh em ông Trần Kim Thành, tiếp tục bán nốt 20% cổ phần còn lại.

Thương vụ M&A (Mua bán và sáp nhập) đình đám này chính thức đưa các thương hiệu nổi tiếng như AFC, Cosy, Solite,… cùng biểu tượng vương miện đỏ của Kinh Đô về tay doanh nghiệp nước ngoài. Quyết định này tuy mang lại lợi ích lớn về tài chính và chiến lược phát triển nhưng cũng để lại nhiều tiếc nuối cho người tiêu dùng Việt, những người luôn xem Kinh Đô là biểu tượng của thương hiệu nội địa.

Sau này khi thương vụ M&A kết thúc, Mondelēz International đã đổi tên thương hiệu Kinh Đô thành Mondelez Kinh Đô. Còn Công ty cổ phần Kinh Đô ban đầu đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn KIDO vào tháng 10/2015 và tập trung vào lĩnh vực kinh doanh khác như dầu ăn, gia vị, kem.

Thương vụ này cho thấy chiến lược marketing của Kinh Đô đã có bước chuyển mình quan trọng giúp thương hiệu tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến và mạng lưới phân phối quốc tế.

Sau sáp nhập, Mondelez Kinh Đô tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở rộng danh mục sản phẩm và tập trung vào cả thị trường nội địa lẫn xuất khẩu. Thương hiệu vẫn giữ được bản sắc Việt, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng và quản lý

3. Giải mã chiến lược marketing của Kinh Đô theo mô hình 4P

Chiến lược marketing MIX của Kinh Đô
Chiến lược marketing MIX của Kinh Đô

3.1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Kinh Đô tập trung vào chiến lược sản phẩm đa dạng, chất lượng cao và phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.

Danh mục sản phẩm đa dạng

Sở hữu danh mục sản phẩm đa dạng với rất nhiều thương hiệu nổi tiếng như:

  • Bánh quy và bánh ngọt: Cosy nổi bật với bánh quy bơ và bánh xốp, AFC mang đến bánh quy giòn giàu dinh dưỡng, Bánh quy sô cô la kẹp kem nổi tiếng thế giới OREO, bánh quy giòn mặn RITZ và bánh quy cao cấp LU đến từ Pháp. Bánh ngọt có Solite là dòng bánh bông lan mềm mịn, dễ ăn.
  • Snack: Khoai tây lát mỏng, giòn tan Slide phục vụ nhu cầu ăn vặt.
  • Kẹo, sô cô la: Thanh sô cô la đặc trưng với vị mật ong và hạnh nhân Toblerone và Sô cô la sữa nổi tiếng toàn cầu mềm mịn, ngọt ngào Cadbury.
  • Bánh mì tươi: Các sản phẩm bánh mì tươi Kinh Đô với đầy đủ hương vị và dinh dưỡng cho bữa sáng năng lượng.
  • Bánh trung thu Kinh Đô: Dòng bánh truyền thống phục vụ riêng dịp Tết Trung Thu, từ hương vị cổ điển đến hiện đại.
Chiến lược sản phẩm Kinh Đô
Chiến lược sản phẩm Kinh Đô

Sản phẩm gắn liền với mùa vụ

Ngoài những chiến lược sản phẩm khác của Kinh Đô, thương hiệu tập trung chủ yếu vào 2 mùa vụ quan trọng của thị trường Việt Nam là Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán.

  • Bánh trung thu: Kinh Đô khai thác triệt để mùa vụ Tết Trung Thu với các chiến dịch truyền thông đậm nét văn hóa và truyền thống Việt Nam. Những hộp bánh trung thu được thiết kế tinh tế, phù hợp cho việc biếu tặng gia đình và đối tác kinh doanh.
  • Bánh Tết Nguyên Đán: Vào mỗi dịp Tết, Kinh Đô kết hợp các sản phẩm và cho ra mắt các set quà tặng gắn liền với thông điệp “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”, giúp thương hiệu ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Chất lượng đặt lên hàng đầu

  • Tiêu chuẩn quốc tế: Kinh Đô áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 22000, HACCP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng đồng nhất. Điều này giúp sản phẩm Kinh Đô chiếm được lòng tin từ người tiêu dùng.
  • Nguồn nguyên liệu chọn lọc: Nguyên liệu như bột mì, bơ, sữa, hạt sen,…. đều được kiểm soát chặt chẽ về nguồn gốc và chất lượng.

Chiến lược sản phẩm của Kinh Đô kết hợp linh hoạt giữa yếu tố đa dạng hóa, chất lượng hàng đầu và tính truyền thống, giúp thương hiệu duy trì vị thế vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam.

Để duy trì chất lượng sản phẩm và kiểm soát chặt chẽ nguyên vật liệu đầu vào, Kinh Đô đã xây dựng một hệ thống quản lý hiệu quả. Điều này không chỉ giúp công ty quản lý số lượng hàng hóa, mà còn kiểm soát được các chi phí và tồn kho, từ đó tối ưu hóa quy trình sản xuất.

Tương tự như vậy, phần mềm MISA CukCuk, cũng cung cấp các tính năng giúp các nhà hàng, cửa hàng kiểm soát nguyên vật liệu đầu vào, theo dõi số lượng hàng hóa và lập báo cáo tồn kho chi tiết. DÙNG THỬ MIỄN PHÍ!

Dùng thử miễn phí

3.2. Chiến lược giá cả (Price)

Kinh Đô áp dụng chiến lược giá linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, từ bình dân đến cao cấp.

Đa dạng mức giá cho từng phân khúc khách hàng

  • Phân khúc bình dân: Các sản phẩm như bánh quy Cosy, AFC, Slide và bánh bông lan Solite có mức giá hợp lý, dao động từ 10.000 – 30.000 đồng/sản phẩm.
  • Phân khúc cao cấp: Các sản phẩm như bánh trung thu Kinh Đô và bánh quy LU hướng đến phân khúc khách hàng sẵn sàng chi trả cao hơn. Giá bánh trung thu dao động từ 300.000 – 1.000.000 đồng/hộp tùy loại và thiết kế bao bì. Dòng bánh quy LU có mức giá từ 50.000 – 250.000 đồng/hộp.

Chính sách giá theo mùa vụ

Kinh Đô áp dụng chiến lược giá linh hoạt trong các mùa cao điểm như Tết Trung Thu và Tết Nguyên Đán:

  • Trong mùa lễ hội, các dòng sản phẩm cao cấp được tung ra với bao bì đẹp mắt và giá trị gia tăng.
  • Các sản phẩm quà tặng có mức giá từ 200.000 – 2.000.000 đồng/hộp, đáp ứng nhu cầu biếu tặng đa dạng từ cá nhân đến doanh nghiệp.
Chiến lược giá Kinh Đô
Chiến lược giá Kinh Đô

Chiến lược khuyến mãi và chiết khấu

  • Chương trình khuyến mãi, giảm giá: Tung ra các chương trình giảm giác đặc biệt giảm giá theo combo, tặng quà kèm sản phẩm,…. cho khách hàng mua qua các kênh phân phối trực tiếp.
  • Chiết khấu cho đại lý và nhà phân phối: Kinh Đô áp dụng chính sách chiết khấu hấp dẫn cho các đại lý, nhà phân phối lớn để khuyến khích nhập hàng với số lượng lớn và đảm bảo hàng hóa luôn được phân phối rộng rãi trên thị trường.

3.3. Chiến lược phân phối (Place)

Mạng lưới phân phối rộng khắp

Kinh Đô có mặt tại hơn 200.000 điểm bán lẻ trên toàn quốc bao gồm các siêu thị lớn như Vinmart, Big C, Coopmart,… Hệ thống phân phối của Kinh Đô không chỉ bao gồm các cửa hàng bán lẻ mà còn mở rộng ra các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, đặc biệt tại các khu vực đô thị và nông thôn, nhằm đảm bảo sản phẩm dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng mọi nơi.

Đặc biệt vào dịp Tết Trung Thu, ngoài phân phối tại các kênh bán lẻ truyền thống, Kinh Đô sẽ cho dựng lên các kiot bán bánh lề đường khắp cả nước, tại các địa điểm đông người qua lại để cạnh tranh với các thương hiệu bánh Trung Thu khác

Phát triển kênh bán hàng online

Kinh Đô gia tăng sự hiện diện trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, và Tiki. Trong năm 2022, Kinh Đô đã ghi nhận mức tăng trưởng 30% doanh thu từ các kênh bán hàng trực tuyến, với các chiến dịch khuyến mãi đặc biệt giúp thu hút khách hàng mua sắm qua các nền tảng này.

Các chương trình khuyến mãi đặc biệt như voucher giảm giá và miễn phí vận chuyển giúp thu hút người tiêu dùng và khuyến khích họ mua sắm nhiều hơn

Đẩy mạnh hệ thống đại lý

Kinh Đô cũng không bỏ qua các kênh phân phối truyền thống qua đại lý và nhà phân phối khu vực với hơn 2000 đại lý. Các đại lý này đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm tới các cửa hàng nhỏ lẻ tại các tỉnh thành, nơi mà các hệ thống bán lẻ hiện đại chưa thể phủ sóng hết. Việc hợp tác với các nhà phân phối lớn trong nước cũng giúp Kinh Đô mở rộng thị trường và đảm bảo sự hiện diện của sản phẩm tại các khu vực khó tiếp cận.

Bên cạnh phân phối cho người tiêu dùng cuối cùng, Kinh Đô cũng phát triển các hợp đồng cung cấp bánh kẹo cho doanh nghiệp trong các dịp lễ tết, sự kiện đặc biệt hoặc dùng trong các chương trình khuyến mãi của đối tác.

>> Xem thêm: Cách quản lý nguyên vật liệu nhà hàng chuyên nghiệp hạn chế thất thoát

3.4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)

Chiến lược xúc tiến của Kinh Đô là một yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy nhận diện thương hiệu và gia tăng doanh thu

Quảng cáo

Các quảng cáo của Kinh Đô đều được đầu tư kỹ lưỡng về hình ảnh, âm thanh, chất lượng. Các câu chuyện của Kinh Đô thường truyền tải thông điệp về sự đoàn viên và tình thân trong mỗi mùa Trung Thu hay ngày Tết cổ truyền. Các quảng cáo thường khắc họa hình ảnh gia đình sum họp, quầy quần bên mâm cỗ, trò truyện vui vẻ.

Cùng nhìn lại mùa Trăng 2023, Kinh Đô đã phối hợp với NielsenIQ Việt Nam thực hiện khảo sát và ghi nhận rằng 92% người Việt Nam mong muốn có thêm thời gian để tổ chức và đón Tết Đoàn Viên cùng gia đình. Thấu hiểu nhu cầu này, Kinh Đô đã triển khai chiến dịch “Một ngày Trung Thu sum vầy”, thu hút sự quan tâm và hưởng ứng mạnh mẽ từ cộng đồng.

Chiến dịch không chỉ được đông đảo khán giả đón nhận mà còn có sự tham gia của 19 công ty cùng cam kết cho nhân viên nghỉ một ngày để sum họp gia đình dịp Trung Thu như: Publicis Groupe, Wavemaker, Brands Vietnam, HT media,.. Đồng thời, Kinh Đô cũng đi đầu khi cho phép 3.000 nhân viên của mình nghỉ lễ để quây quần bên gia đình. Sáng kiến này nhận được hơn 300.000 lượt đồng thuận, thể hiện tinh thần gắn kết và sẻ chia trong ngày lễ truyền thống.

Ngoài ra, chiến dịch đã đạt hơn 200.000 lượt tương tác trên Fanpage và hơn 4.000 lượt tương tác với video quảng cáo của Kinh Đô. Những con số ấn tượng này phản ánh sự thành công trong việc lan tỏa thông điệp đoàn viên và khẳng định vị thế thương hiệu của Kinh Đô trong lòng người tiêu dùng.

Chiến lược marketing của Kinh Đô mùa Trung Thu 2023
Chiến lược marketing của Kinh Đô mùa Trung Thu 2023

Chương trình khuyến mãi theo mùa

Vào các dịp lễ Tết và Trung Thu, Kinh Đô không sử dụng các khuyến mãi thông thường như “mua 1 tặng 1” hay “giảm 50%, thay vào đó Kinh Đô áp dụng chính sách chiết khấu linh hoạt cho cả dòng sản phẩm bình dân và cao cấp khi khách hàng mua từ 5 hộp trở lên.

Để đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại và mang lại trải nghiệm thuận tiện nhất, Kinh Đô còn triển khai dịch vụ giao hàng miễn phí tận nhà, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí​.

Chính sách này không chỉ khuyến khích khách hàng mua với số lượng lớn mà còn giữ được hình ảnh thương hiệu đẳng cấp và chất lượng của Kinh Đô trên thị trường.

Hoạt động xã hội

Kinh Đô cũng chú trọng các hoạt động cộng đồng để xây dựng hình ảnh thương hiệu thân thiện và có trách nhiệm.

Trong mùa Trung Thu, Kinh Đô tổ chức phát bánh miễn phí cho những hoàn cảnh khó khăn. Năm 2023 Kinh Đô đã trao tổng cộng 10.000 phần quà trị giá 550 triệu đồng cho các em thiếu nhi và người già tại các mái ấm, nhà mở và trung tâm dưỡng lão.

Hoạt động xã hội của Kinh Đô
Hoạt động xã hội của Kinh Đô

Tháng 10/2024, miền Bắc Việt Nam phải chịu ảnh hưởng nặng nền từ cơn bão Yagi và lũ lụt, Kinh Đô đã hợp tác với Trung tâm Triển lãm Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam, thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, trao tặng 5.200 chiếc bánh trung thu Kinh Đô cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ngoài ra, thông qua chiến dịch hỗ trợ khẩn cấp S.O.S Food, Kinh Đô đã trao tặng hơn 2.300 thùng bánh kẹo, tương đương 66,400 sản phẩm để hỗ trợ khẩn cấp cho đồng bào vùng bão lũ, phối hợp cùng Ngân hàng thực phẩm Việt Nam (Foodbank Việt Nam).

Xây dựng chiến lược marketing kinh doanh F&B đơn giản hơn với Template 10+ mẫu kế hoạch Marketing chi tiết từ MISA CukCuk. NHẤN VÀO ẢNH ĐỂ TẢI!

4. Điểm qua 3 chiến dịch Tết thành công của Kinh Đô

Mỗi dịp Tết đến xuân về, hương vị bánh kẹo Kinh Đô lại trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi gia đình Việt. Cùng điểm qua 3 chiến dịch Tết nổi bật, thể hiện rõ nét thông điệp gắn kết và sẻ chia của thương hiệu Kinh Đô nhé.

4.1. Thấy Kinh Đô là thấy Tết (2011 – 2023) – Chiến dịch kéo dài hơn 10 năm của Kinh Đô

Chiến dịch “Thấy Kinh Đô là thấy Tết” (2011 – 2023) của Kinh Đô mang thông điệp cốt lõi là gìn giữ và tôn vinh những giá trị truyền thống trong dịp Tết Nguyên Đán.

Chiến dịch "Thấy Kinh Đô là thấy Tết"
Chiến dịch “Thấy Kinh Đô là thấy Tết”

Ý nghĩa chiến dịch:

  • Khai thác cảm xúc và ký ức Tết: Chiến dịch sử dụng những hình ảnh quen thuộc như mâm cỗ Tết, bánh mứt, cành mai, và không khí sum họp để đánh thức ký ức và cảm xúc của khán giả về Tết truyền thống.
  • Thương hiệu gắn liền với Tết: Thông qua thông điệp “Thấy Kinh Đô là thấy Tết:, quảng cáo nhấn mạnh rằng sự hiện diện của bánh kẹo Kinh Đô trên bàn thờ gia tiên hay trong các buổi họp mặt là dấu hiệu báo hiệu Tết đã về.
  • Kết nối thế hệ: Hình ảnh gia đình nhiều thế hệ cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc Tết ấm áp giúp quảng cáo không chỉ bán sản phẩm mà còn củng cố giá trị gắn kết gia đình.

MISA AMIS
Quản lý sổ sách/excel khó kiểm soát thất thoát doanh thuTHAM KHẢO NGAY MISA CUKCUK & NHẬN TƯ VẤN TỪ CHUYÊN GIA

4.2. Lu – Quà hoàn mỹ trao người dẫn lối – 2022 (sử dụng lại chiến dịch của 20/11/2020) 

Kinh Đô đã tái sử dụng lại TVC quảng cáo từ chiến dịch ngày 20/11/2020, mang đậm giá trị văn hóa và truyền thống Việt Nam, đặc biệt là thông điệp qua câu ca dao:

“Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy”

Quảng cáo bắt đầu với cảnh mùng ba Tết, ba người học trò đã trưởng thành, giờ đây đều thành đạt, quyết định quay lại thăm thầy giáo cũ trong dịp Tết. Trong sự ngỡ ngàng của thầy, ba người này cầm theo những hộp bánh LU và bước vào. Câu chuyện trong TVC gợi nhớ lại những kỷ niệm thời học trò: những lần bị thầy phạt hay những câu đùa vui, thể hiện sự tri ân và tôn trọng thầy cô.

Thầy giáo, trong giây phút ngạc nhiên, dường như không nhớ hết những câu chuyện đó vì đã dạy qua nhiều thế hệ học sinh. Tuy nhiên, khi nhìn thấy bức ảnh lớp học năm 1999-2000, thầy bỗng nở nụ cười, nhớ lại những học trò cũ đã trở thành người thành đạt trong xã hội.

Chiến dịch này muốn nhấn mạnh sự biết ơn và tôn vinh những người thầy, những người đã dẫn dắt chúng ta trong cuộc sống. Bánh LU không chỉ là món quà dành tặng thầy cô, mà còn là biểu tượng của sự hoàn hảo, giống như mối quan hệ giữa thầy và trò, đầy ý nghĩa và trân trọng.

Để theo dõi xu hướng và insight khách hàng một cách hiệu quả hay duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng, Kinh Đô đã xây dựng một hệ thống dữ liệu để theo dõi và phân tích hành vi, sở thích của khách hàng từ đó có tối ưu hóa các chiến dịch marketing và chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất.

Tính năng CukCuk Lomas của phần mềm MISA CukCuk cho phép các doanh nghiệp quản lý và chăm sóc khách hàng qua các kịch bản chăm sóc đa dạng, giúp phân tích hành vi và nhu cầu của từng khách hàng để cá nhân hóa thông điệp tiếp cận. DÙNG THỬ MIỄN PHÍ!

  • Kho kịch bản chăm sóc khách hàng đa dạng. Phân tích khách hàng giúp cá nhân hóa thông điệp

Chăm sóc khách hàng trên Zalo ZNS

  • Xây dựng và phân phối các chương trình hấp dẫn: vòng quay may mắn, voucher ưu đãi.. cho khách hàng
  • Tự động phân phối thông điệp và chương trình marketing tới khách hàng qua Facebook hoặc Zalo mà không mất phí

Dùng thử miễn phí

4.3. Cùng Kinh Đô – Tết vui chuyện sum vầy 2024

Chiến dịch marketing của Kinh Đô 2024 thể hiện một sự thay đổi thông minh trong việc hiểu về insight khách hàng. Thông thường, sum vầy được gắn liền với gia đình, đặc biệt trong những dịp lễ quan trọng như Tết. Tuy nhiên, chiến dịch này đã khéo léo mở rộng khái niệm về sum vầy, không chỉ là những khoảnh khắc đón Tết cùng gia đình mà còn là những kết nối yêu thương giữa những người xa lạ, đặc biệt là những người xa quê, không thể về đón Tết với gia đình.

TVC là lấy bối cảnh là một chàng nhân viên quyết định ở lại làm việc trong đêm Giao thừa để kiếm thêm thu nhập. Và ông chủ tiệm đã “lừa” anh nhân viên giao hàng vào đúng dịp Giao thừa, rồi sau đó mời anh vào cùng gia đình ông dùng bữa tối. Đây chính là khoảnh khắc thể hiện sự rộng mở trái tim, nơi mà sum vầy không chỉ là với gia đình mà còn là lan tỏa niềm vui đến những người xung quanh.

Thông qua câu chuyện chiến dịch của Kinh Đô đã truyền tải một thông điệp mạnh mẽ rằng sum vầy không chỉ là đoàn tụ trong gia đình, mà còn là sự chung tay và chia sẻ với những người xung quanh.

>> Xem thêm: Tổng hợp những lời chúc Tết hay, ý nghĩa nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

5. Tạm kết

Trên đây, MISA CukCuk đã chia sẻ chi tiết chiến lược marketing của Kinh Đô. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về thương hiệu Kinh Đô và có những ý tưởng marketing cho chiến dịch Tết sắp tới của mình nhé.

Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình vận hành, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi!

Dùng thử MISA CukCuk

Bài viết liên quan
Xem tất cả