Từ 1 cửa hàng bán đá xay nhỏ ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đến hơn 36.000 cửa hàng trên khắp thế giới. Gia nhập thị trường F&B Việt Nam vào năm 2008 đến giữa tháng 4/2023, Mixue thông báo chạm mốc 1.000 cửa hàng tại Việt Nam. Đâu là bí quyết giúp thương hiệu này trở thành “đế chế nhượng quyền” hàng đầu trong lĩnh vực F&B? Hãy cùng MISA CukCuk giải mã chiến lược kinh doanh của Mixue qua bài viết dưới đây.
1. Giới thiệu về thương hiệu Mixue
Mixue – thương hiệu F&B quen thuộc với giới trẻ Việt Nam với các sản phẩm kem, trà sữa. Khởi đầu từ một cửa hàng nhỏ tại Trung Quốc vào năm 1997 bởi Zhang Hong Chao với số vốn ít ỏi và quy mô hạn chế nhưng nhờ chiến lược kinh doanh hiệu quả, Mixue đã phát triển thành một chuỗi nhượng quyền khổng lồ.
Mixue nổi tiếng với mô hình kinh doanh “giá rẻ, chất lượng ổn định”, hướng tới đối tượng khách hàng chính là học sinh, sinh viên và giới trẻ. Các sản phẩm của Mixue bao gồm kem tươi, trà sữa, trà trái cây với mức giá vô cùng phải chăng nhưng vẫn đảm bảo hương vị thơm ngon và trải nghiệm nhất quán.
Tính đến thời điểm hiện tại, Mixue đã có hơn 32.000 điểm bán tại Trung Quốc và hơn 4.000 điểm bán tại các thị trường khác như Singapore, Indonesia, Thái Lan, Malaysia,… và đang tiếp tục nhân rộng ra các thị trường mới.
Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm của Mixue khi có hơn 1.000 cửa hàng tại Việt Nam trong chưa đầy 5 năm gia nhập thị trường (tính đến 4/2023).
Theo số liệu của Vietdata, tại Việt Nam, Mixue đã đạt được tốc độ tăng trưởng doanh thu ấn tượng trong năm 2023 với doanh thu gần 1.260 tỷ đồng, tăng hơn 160% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế của Mixue cũng tăng mạnh đạt hơn 200 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm trước.
Những chiến lược kinh doanh của Mixue gắn liền với các giai đoạn hình thành & phát triển của thương hiệu như sau:
- 1997: Khởi nghiệp khiêm tốn với quy mô nhỏ, chủ yếu phục vụ khách địa phương.
- 1999: Ra mắt sản phẩm kem ốc quế giá rẻ, tạo ra sức hút lớn trong giới trẻ, làm thay đổi thị trường kem Trung Quốc.
- 2007: Mixue bắt đầu nhượng quyền và tập trung chủ yếu ở các thành phố cấp 3-4 tại Trung Quốc với chi phí nhượng quyền thấp đã giúp Mixue thu hút nhiều đối tác tham gia vào hệ thống.
- 2012: Phát triển hệ thống chuỗi cung ứng bằng cách xây nhà máy sản xuất và phát triển hệ thống giao vận để đảm bảo chất lượng và giảm chi phí vận hành.
- 2018: Tái định vị thương hiệu, thay đổi nhận diện về logo và tạo ra linh vật Snow King (Tuyết Vương) và cũng là cột mốc Mixue tiến tới thị trường quốc tế.
- 2020: Cán mốc 10.000 cửa hàng trên toàn cầu, khẳng định vị thế là một trong những chuỗi trà sữa và kem lớn nhất thế giới.
- 2023: Cán mốc hơn 36.000 cửa hàng trên toàn cầu, tiếp tục tăng trưởng và phủ sóng mạnh mẽ tại nhiều thị trường mới.
2. Phân tích mô hình SWOT của Mixue
Mô hình SWOT là công cụ để doanh nghiệp nhìn nhận rõ ràng về Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Giúp doanh nghiệp hiểu rõ mình đang làm tốt điều gì, cần cải thiện gì, cơ hội nào có thể tận dụng và nhận định rủi ro nào cần phòng tránh để phát triển kinh doanh.
Đối với trà sữa Mixue, những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của thương hiệu này có thể được phân tích như sau:
2.1. Điểm mạnh (Strengths) của Mixue
- Giá cả cạnh tranh: Các sản phẩm của Mixue có mức giá rẻ từ 20.000 – 30.000đ bao gồm cả topping. Mức giá phù hợp với đại đa số khách hàng, đặc biệt là học sinh, sinh viên.
- Hệ thống nhượng quyền hiệu quả: Chi phí nhượng quyền thấp, quy trình hỗ trợ toàn diện giúp Mixue mở rộng nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng và trải nghiệm đồng nhất.
- Chuỗi cung ứng tự chủ: Mixue sở hữu hệ thống kho lạnh và sản xuất riêng giúp tối ưu hóa chi phí, đảm bảo chất lượng và tốc độ cung cấp nguyên liệu.
- Nhận diện thương hiệu độc đáo: Biểu tượng Snow King (Tuyết Vương) thân thiện và màu sắc đặc trưng giúp Mixue dễ dàng ghi dấu ấn với khách hàng.
- Sản phẩm đa dạng: Kết hợp giữa kem, trà sữa và trà trái cây giúp đáp ứng nhiều sở thích và nhu cầu của khách hàng.
2.2. Điểm yếu (Weaknesses) của Mixue
- Phụ thuộc vào mô hình nhượng quyền: Chất lượng dịch vụ có thể không đồng đều giữa các cửa hàng nhượng quyền, ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.
- Hình ảnh gắn liền với phân khúc giá rẻ: Điều này có thể khiến thương hiệu khó mở rộng lên phân khúc cao cấp hơn.
- Khả năng đổi mới hạn chế: Mixue chưa thực sự nổi bật trong việc ra mắt sản phẩm mới hoặc cải tiến công thức, dễ bị các đối thủ cạnh tranh vượt qua.
2.3. Cơ hội (Opportunities)
- Thị trường F&B đang phát triển: Nhu cầu về các món ăn vặt và đồ uống giải khát ngày càng tăng, đặc biệt là ở các quốc gia Đông Nam Á và châu Á.
- Xu hướng tiêu dùng bình dân: Người tiêu dùng trẻ ưu tiên lựa chọn sản phẩm có giá cả hợp lý, tạo cơ hội cho Mixue mở rộng thị phần.
- Mở rộng thị trường quốc tế: Mixue có thể tiếp cận thêm các thị trường tiềm năng như châu Âu, Trung Đông và châu Mỹ.
- Ứng dụng công nghệ trong vận hành: Tối ưu hóa quy trình qua công nghệ số sẽ giúp Mixue nâng cao hiệu quả kinh doanh và trải nghiệm khách hàng.
2.4. Thách thức (Threats)
- Cạnh tranh khốc liệt: Thị trường F&B có nhiều đối thủ mạnh như Trung Nguyên, Highland, The Coffee House, Phúc Long,… hay các thương hiệu địa phương khác đi theo mô hình và chiến lược sản phẩm của Mixue.
- Rủi ro pháp lý và quy định quốc tế: Mỗi quốc gia có quy định về thực phẩm và nhượng quyền khác nhau gây khó khăn cho việc mở rộng thị trường.
- Xu hướng thay đổi nhanh chóng: Thị hiếu khách hàng thay đổi liên tục. Nếu không kịp thích ứng, Mixue có thể mất dần sự hấp dẫn.
Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp nhận diện rõ hơn các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình vận hành và phát triển. Trong bối cảnh kinh doanh F&B khốc liệt hiện nay, việc quản lý nguyên vật liệu hiệu quả là yếu tố quan trọng để giảm thiểu chi phí, hạn chế lãng phí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh lâu dài.
Phần mềm bán hàng MISA CukCuk tích hợp các tính năng chuyên sâu về quản lý nguyên vật liệu giúp các doanh nghiệp F&B tối ưu hóa quy trình cung ứng và sử dụng nguyên vật liệu. Phần mềm giúp theo dõi số lượng nguyên liệu trong kho, cảnh báo khi hàng hóa gần hết, và giúp quản lý các đơn hàng một cách chặt chẽ. Từ đó giảm thiểu rủi ro hết hàng hoặc dư thừa nguyên liệu.
3. Phân tích chi tiết chiến lược kinh doanh của Mixue
Mixue đã và đang gây ấn tượng mạnh mẽ trong ngành đồ uống và kem. Không chỉ bởi những sản phẩm chất lượng mà còn nhờ vào chiến lược kinh doanh thông minh và linh hoạt. Để hiểu rõ hơn về sự thành công vượt trội của Mixue, sau đây MISA CukCuk sẽ phân tích những yếu tố cốt lõi trong chiến lược kinh doanh của Mixue nhé.
3.1. Chiến lược giá cả cạnh tranh
Giá cả là một trong những yếu tố quan trọng giúp Mixue “thâu tóm” thị trường trà sữa, “đánh bật” các đối thủ cạnh tranh khác.
Giá rẻ là cốt lõi
Mixue theo đuổi chiến lược “Giá rẻ” nhằm tiếp cận đông đảo khách hàng, đặc biệt là giới trẻ như học sinh sinh viên, nhóm đối tượng không có nhiều thu nhập.
Tại quê nhà Trung Quốc, Mixue bán sản phẩm “mồi” là kem 2 tệ (7.000VNĐ), giá thấp hơn nửa so với các thương hiệu kem trên thị trường giúp thương hiệu nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường kem tại Trung Quốc.
Tương tự, tại thị trường quốc tế, đặc biệt tại Việt Nam, một cây kem tươi Mixue có giá 10.000 – 15.000đ. Đắt hơn so với kem tươi được bán tại Lotteria hay KFC nhưng bù lại cây kem lớn và tươi ngon hơn.
Các sản phẩm trà sữa của Mixue giao động từ 20.000 – 30.000đ cho một cốc trà sữa đã bao gồm 1-3 loại topping, rẻ hơn so với các thương hiệu trà sữa khác trên thị trường, nơi có giá từ 50.000 – 100.000đ/ly.
Tối ưu chi phí sản xuất
Mixue sở hữu chuỗi cung ứng khép kín với 5 nhà máy sản xuất lớn giúp Mixue tự chủ trong khâu cung cấp nguyên vật liệu cho các đối tác. Việc tự chủ trong khâu cung cấp nguyên liệu giúp Mixue kiểm soát chi phí chặt chẽ và giảm thiểu các chi phí trung gian từ đó giá thành của các cốc trà sữa bán ra sẽ rẻ hơn so với thị trường.
Và đóng góp một phần doanh thu không nhỏ cho thương hiệu mẹ Mixue đến từ bán máy móc và bán nguyên liệu cho các đối tác nhượng quyền.
3.2. Chiến lược sản phẩm đa dạng
Danh mục sản phẩm phong phú
Để thâu tóm thị trường trà sữa tỷ dân, chiến lược kinh doanh của Mixue là cho ra mắt sản phẩm kem Bing Chilling giá rẻ, thách thức mọi đối thủ.
Sản phẩm chủ lực làm nên thương hiệu của Mixue là dòng kem tươi ốc quế có giá 10.000 – 15.000đ với vị vani ngọt dịu, tự nhiên giúp thu hút đông đảo khách hàng là học sinh, sinh viên hay những gia đình có con nhỏ,… Bên cạnh kem ốc quế, Mixue có phiên bản kem ly siêu to với đầy đủ topping ăn kèm.
Ngoài kem, 2 nhóm sản phẩm chính của Mixue là:
- Trà sữa: Trà sữa của Mixue chỉ tập trung vào các loại trà sữa đơn giản nhưng hương vị thơm ngon, khác biệt với đầy đủ topping trong mỗi ly như trân châu, thạch dừa, thạch đào, lô hội,…
- Trà trái cây: Các dòng trà trái cây mát lạnh, tươi mới mỗi ngày có mức giá từ 20.000 – 25.000đ/ly.
Liên tục thử nghiệm sản phẩm
Ngoài những sản phẩm cố định trong menu, Mixue thường xuyên cho ra mắt các dòng sản phẩm mới lạ, độc đáo để luôn giữ chân khách hàng và bắt kịp xu hướng thị trường.
Mỗi lần ra mắt sản phẩm thử nghiệm, Mixue sẽ đi theo bộ đôi hoặc bộ ba sản phẩm gồm kem, trà sữa hoặc trà trái cây, tạo nên những trải nghiệm thú vị và đa dạng cho khách hàng.
Bên cạnh đó, Mixue còn khéo léo tận dụng các hiệu ứng tâm lý để tăng sự hấp dẫn của sản phẩm. Việc giới hạn thời gian và địa điểm bán hàng tạo ra cảm giác khan hiếm (Scarcity Effect), khơi gợi sự tò mò và FOMO (Fear Of Missing Out) sợ bỏ lỡ ở khách hàng. Điều này khiến khách hàng cảm thấy như mình đang bỏ lỡ một cơ hội đặc biệt và thôi thúc họ nhanh chóng trải nghiệm sản phẩm mới.
Để đảm bảo rằng tất cả khách hàng đều có cơ hội thưởng thức các sản phẩm mới, Mixue thường xuyên thay đổi điểm bán. Chiến lược này không chỉ giúp tạo sự bất ngờ mà còn giúp mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng, đồng thời duy trì sự hứng thú của khách hàng đã từng trải nghiệm sản phẩm trước đó.
>> Có gì trong Mixue menu – Thương hiệu đang hot rần rần trên mạng xã hội?
3.3. Chiến lược mở rộng thị trường
Yếu tố quan trọng giúp Mixue có hơn 36.000 cửa hàng trong thời gian ngắn như hiện tại là nhờ những chiến lược mở rộng thị trường thành công.
Mô hình nhượng quyền thông minh
Mixue áp dụng chính sách nhượng quyền với chi phí đầu tư ban đầu thấp hơn so với các đối thủ cùng ngành. Giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào hệ thống và mở cửa hàng với rủi ro tài chính thấp.
Bên cạnh đó, Mixue cung cấp gói hỗ trợ đầy đủ cho đối tác từ đào tạo nhân viên, cung cấp nguyên liệu, quản lý vận hành cho đến các chiến lược marketing. Nhờ vậy, các cửa hàng nhượng quyền có thể nhanh chóng hoạt động hiệu quả và duy trì chất lượng đồng đều.
Việc một cửa hàng nhượng quyền thành công đã kéo theo “hiệu ứng dây chuyền” thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới, tạp ra tốc độ mở rộng mạng lưới chóng mặt.
Chiến lược thâm nhập thị trường mới
Bạn có để ý thấy, tất cả các cửa hàng của Mixue đều tập trung mở tại các khu vực đông dân cư như trung tâm thương mại, khu phố sầm uất hay là gần các khu vực trường học. Với giá thành một que kem 10.000đ đã nhanh chóng thu hút lượng lớn khách hàng trong khu vực lân cận.
Mixue tập trung lựa chọn các thị trường mới nổi như Đông Nam Á và các nước châu Á nơi nhu cầu tiêu thụ đồ uống giải khát tăng cao và khách hàng ưa chuộng sản phẩm giá rẻ. Minh chứng là mới du nhập Việt Nam được khoảng 5 năm nhưng số lượng cửa hàng đã lên đến 1.000 chi nhánh, cho thấy mức độ tăng trưởng chóng mặt của Mixue.
3.4. Định vị thương hiệu và chiến lược marketing thông minh
Mixue đã không chỉ thành công nhờ mô hình nhượng quyền và chiến lược sản phẩm đa dạng mà còn nhờ vào một chiến lược marketing thông minh, tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và kết nối với khách hàng.
Sử dụng Brand Mascot (Linh vật thương hiệu)
Linh vật Tuyết Vương (Snow King) là chiến dịch tái định vị thương hiệu thành công của Mixue, giúp hình ảnh thương hiệu trở nên phổ biến bậc nhất trong thị trường F&B.
Hình ảnh linh vật Mixue là một người tuyết đầu đội vương miện, mặc áo choàng màu đỏ, tay cầm quyền trượng hình cây kem cùng ngoại hình mũm mĩm, dễ thương giúp Mixue xây dựng hình ảnh thương hiệu gần gũi, thân thiện với giới trẻ.
Linh vật Tuyết Vương xuất hiện xuyên suốt trong hình ảnh sau này của Mixue từ bao bì sản phẩm, cửa hàng hay các chiến dịch quảng cáo tạo sự nhận diện thương hiệu mạnh mẽ.
Chiến lược Music Marketing
Mixue có bước đi sáng tạo trong việc sử dụng music marketing thông qua tạo một bài hát riêng của thương hiệu với giai điệu vui nhộn, dễ nhớ được phát ở tất cả các cửa hàng trên toàn cầu.
Ca khúc chỉ có đúng hai câu được lặp đi lặp lại “Ni ai wo, wo ai ni, Mixue bing cheng tian mi mi” (tạm dịch: “Tôi yêu bạn, bạn yêu tôi, Mixue có Trà và Kem”). Mỗi quốc gia đều được phiên dịch theo ngôn ngữ và video sử dụng hình ảnh đặc trưng của từng quốc gia.
Chiến dịch này đã nhanh chóng viral trên tất cả các nền tảng mạng xã hội như Tiktok, Facebook, Youtube,… Kéo theo đó là trào lưu nhảy trên nền nhạc Mixue, giúp thương hiệu tiếp cận hàng triệu khách hàng trẻ tuổi.
Tận dụng MXH
Mixue khai thác các xu hướng trên mạng xã hội như TikTok, Facebook, Instagram để tạo ra các video hài hước, thử thách nhảy, meme vui nhộn liên quan đến thương hiệu.
Thương hiệu cũng thường xuyên trả lời bình luận, tổ chức mini-game và khuyến khích khách hàng chia sẻ trải nghiệm với Mixue trên mạng xã hội, tạo sự kết nối và xây dựng cộng đồng người hâm mộ trung thành.
Bên cạnh đó, Mixue cũng tận dụng MXH để giới thiệu các sản phẩm mới hay các khuyến mãi, hoạt động tại cửa hàng giúp khách hàng tiếp cận thông tin nhanh chóng.
Để hỗ trợ các chủ nhà hàng, quán cafe kinh doanh hiệu quả hơn, MISA CukCuk gửi tặng Template mẫu Kế hoạch Kinh doanh cho nhà hàng, quán cafe. Bao gồm:
|
3.5. Vận hành hiệu quả nhờ công nghệ
Mixue xây dựng các nhà máy sản xuất lớn với công nghệ tự động hóa cao, giúp tăng năng suất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều. Điều này giúp tối ưu chi phí sản xuất và giảm thiểu sai sót trong quá trình vận hành.
Mixue đầu tư vào các trung tâm lưu trữ và vận chuyển kho lạnh quy mô lớn, giúp bảo quản nguyên liệu và thành phẩm hiệu quả. Điều này đảm bảo sản phẩm luôn được vận chuyển trong điều kiện tốt nhất và giảm thiểu hao hụt.
Trong tối ưu vận hành, không thể thiếu việc sử dụng phần mềm quản lý để tự động hóa các quy trình như gọi món, tính tiền, quản lý kho quỹ, và theo dõi doanh thu.
Sử dụng phần mềm quản lý như MISA CukCuk giúp hàng quán theo dõi hoạt động kinh doanh một cách toàn diện. Dễ dàng đưa ra quyết định dựa trên số liệu thực tế thay vì cảm tính. Cụ thể phần mềm giúp:
- Quản lý bán hàng: Gọi món, thanh toán, in hóa đơn nhanh chóng trên mọi thiết bị (máy tính, điện thoại, máy POS)
- Quản lý kho: Theo dõi chi tiết lượng hàng xuất nhập, tồn kho nguyên liệu theo thời gian thực, tự động cảnh báo khi lượng hàng tồn kho thấp hơn định mức hoặc nguyên liệu sắp hết hạn.
- Chăm sóc khách hàng: Tích hợp chương trình thẻ thành viên, tích điểm và các chương trình khuyến mãi để giữ chân khách hàng.
- Báo cáo trực quan: Hệ thống báo cáo đầy đủ, dễ hiểu, có thể xem ngay trên điện thoại, giúp chủ quán theo dõi tình hình kinh doanh mọi lúc mọi nơi.
- Liên kết FoodApp: Liên kết với các ứng dụng giao hàng như Grab, Be, ShopeeFood để tránh tình trạng sót đơn, nhầm đơn.
4. Tạm kết
Trên đây là những phân tích chi tiết về chiến lược kinh doanh của Mixue. Hi vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về ngành F&B và có thể áp dụng những chiến lược marketing thành công như Mixue.
Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình vận hành nhà hàng, quán cafe, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý F&B chuyên nghiệp, tối ưu quy trình từ gọi món, thanh toán đến quản lý chi phí nguyên vật liệu, tồn kho chính xác, báo cáo doanh thu tự động mọi lúc mọi nơi! NHẤN VÀO ẢNH ĐỂ DÙNG THỬ!