F&B vốn được xem là “ngành khởi nghiệp quốc dân” vì dễ tiếp cận, nhu cầu thị trường cao, và khả năng sinh lời nhanh. Tuy nhiên, do tính cạnh tranh cao đòi hỏi người khởi nghiệp phải có chiến lược, thấu hiểu thị trường và sẵn sàng ứng phó với nhiều thách thức đặc thù trong ngành. Nhằm giúp chủ hàng quán có thêm kinh nghiệm, công cụ hiệu quả trong việc quản trị, vận hành doanh nghiệp F&B, MISA CukCuk đã xuất bản Tạp chí Chuyện nghề F&B với số đầu tiên mang chủ đề “Sống sót trong ngành F&B: Đâu là chìa khóa?”.
1. Có gì trong Tạp chí Chuyện nghề F&B 01 với chủ đề “Sống sót trong ngành F&B: Đâu là chìa khóa?”
Số đầu tiên của Tạp chí Chuyện nghề F&B, Ban biên tập lựa chọn chủ đề được đông đảo cộng đồng chủ quán quan tâm là “Sống sót trong ngành F&B: Đâu là chìa khóa?”. MISA CukCuk sẽ cùng bạn giải mã những yếu tố quan trọng để kinh doanh F&B thành công, vững vàng đối mặt với thách thức đồng thời tìm ra bí quyết cạnh tranh bền vững.
- Xu hướng F&B 2025
2024 được xem là một năm khá sôi động của thị trường F&B khi một loạt các món ăn và thức uống bỗng dưng nổi như cồn trên mạng xã hội khiến người người xôn xao kéo nhau đi săn lùng, nhà nhà mở quán đu trend chanh giã tay, lạp xưởng nướng đá, bánh phô mai đồng xu … Tuy nhiên khi cơn sốt hạ nhiệt, một số hot trend càng mau nổi thì càng nhanh tàn thì đâu là xu hướng bền vững và dài hạn trong kinh doanh F&B 2025? Tất cả sẽ được bật mí trong Tạp chí Chuyện nghề F&B 01 của MISA CukCuk.
- 3 cấp độ cạnh tranh quyết định Sống Còn & Phát Triển của doanh nghiệp F&B
Đối với các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ F&B, khó khăn lớn nhất chính là mức độ cạnh tranh và tỷ lệ đào thải cao. Trong khi tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp mới trong ngành F&b có thể lên đến 60% trong vòng 3 năm đầu hoạt động.
Vậy trong ngành F&B sẽ có những cấp độ cạnh tranh nào. Cùng lắng nghe Mr.Hoàng Tùng phân tích trong Chuyện nghề F&B 01.
- Trải nghiệm WOW cho khách hàng với tư duy Extra Miles – thêm chút nữa
Trong vài năm trở lại đây, trải nghiệm khách hàng trở thành một từ khóa quan trọng. Đặc biệt trong ngành F&B, cơ hội để thương hiệu tiếp xúc và kết nối với khách hàng nhiều hơn so với các ngành khác.
Từ trải nghiệm trực tiếp tại nhà hàng, đặt hàng qua ứng dụng di động đến tương tác qua mạng xã hội và các kênh trực tuyến khác. Việc khách hàng thường xuyên tiếp xúc với thương hiệu qua rất nhiều điểm chạm mỗi ngày mở ra cơ hội lớn để hàng quán xây dựng và duy trì mối quan hệ.
Vậy làm thế nào để tạo được những trải nghiệm WOW cho khách hàng trong kinh doanh F&B? Mr.Hoàng Tùng đã phân tích rất chi tiết 04 tư duy, bạn đừng bỏ lỡ tại Chuyện nghề F&B 01.
- Bí quyết đứng vững trước làn sóng nhượng quyền F&B
Theo Euromonitor International, giá trị thị trường F&B tại Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 10,25% từ năm 2023 đến 2027, đạt khoảng 34,9 tỷ USD vào năm 2027. Doanh thu từ các chuỗi cửa hàng dự kiến sẽ tăng nhanh hơn so với các cửa hàng F&B độc lập, với tốc độ tăng trưởng hàng năm kép là 14,6%.
Trong bối cảnh thị trường F&B cạnh tranh khốc liệt, nhượng quyền thương hiệu là “cửa sáng” của nhiều nhà đầu tư, mở ra cơ hội nhân bản mô hình kinh doanh thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong hướng đi này. Làm thế để thắng trong cuộc đua nhượng quyền? Bạn chắc chắn sẽ tìm thấy câu trả lời trong Chuyện nghề F&B 01 của MISA CukCuk.