Cuộc chiến cạnh tranh giành giật “miếng bánh” F&B

Chuyện nghề F&B: Xu hướng F&B 2025

Vốn được xem là “ngành khởi nghiệp quốc dân”, khi ai đó muốn kinh doanh sẽ nghĩ ngay đến mở quán cafe, mở quán sinh tố – nước ép. Đặt trong bối cảnh công nghệ phát triển hiện nay, việc mở một quán nhỏ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Nếu trước đây khởi nghiệp với quán cafe cần vài trăm triệu đồng, bây giờ các bà mẹ bỉm sữa chỉ cần vài triệu đồng là có thể bắt đầu kinh doanh.

Mặt khác, các nền tảng công nghệ phát triển mạnh mẽ, bán hàng trên Food App hoặc TikTok Shop đã giúp kết nối và hỗ trợ rất nhiều cho người kinh doanh F&B nên sức cạnh tranh càng khốc liệt. Để có thể trụ vững, doanh nghiệp phải chủ động đón đầu xu hướng, nâng cao trải nghiệm khách hàng và linh hoạt phát triển sản phẩm. 

Đối với các cá nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ F&B, khó khăn lớn nhất chính là mức độ cạnh tranh và tỷ lệ đào thải cao. Trong khi tỷ lệ thất bại của các doanh nghiệp mới trong ngành F&b có thể lên đến 60% trong vòng 3 năm đầu hoạt động. 

Theo nhận định của Mr.Hoàng Tùng – Chủ tịch F&B Investment đồng thời cũng là chuyên gia uy tín trong lĩnh vực F&B, trong ngành F&B sẽ có 3 cấp độ cạnh tranh: sản phẩm, mô hình kinh doanh & đúng xu hướng. 

Chuyện nghề F&B: Xu hướng F&B 2025

Cạnh tranh về sản phẩm trong ngành F&B là một yếu tố quan trọng và thường là cấp độ cạnh tranh đầu tiên mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Điều này bao gồm việc cải thiện chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa thực đơn và sáng tạo trong cách chế biến và trình bày món ăn. 

Ví dụ, hai quán phở có thể cạnh tranh bằng cách nấu một bát phở ngon hơn, sử dụng nguyên liệu tươi ngon hơn hoặc tạo ra những biến tấu mới lạ của món phở truyền thống. Tuy nhiên, khi các sản phẩm đạt đến chất lượng tương đương nhau đặt ra bài toán cần tìm cách khác để nổi bật, chẳng hạn như cải thiện trải nghiệm khách hàng hoặc phát triển mô hình kinh doanh độc đáo. 

Cấp độ thứ hai trong cạnh tranh ngành F&B là cạnh tranh về mô hình kinh doanh. Khi các sản phẩm đạt đến chất lượng tương đương nhau, hàng quán cần tìm cách khác để nổi bật. Điều này bao gồm việc phát triển các mô hình kinh doanh độc đáo và hiệu quả hơn 

Mô hình kinh doanh của bạn có tiện lợi hơn, nhanh hơn hoặc có những điểm đặc sắc riêng biệt. Mô hình kinh doanh không chỉ bao gồm sản phẩm mà còn bao gồm trải nghiệm khách hàng và yếu tố không gian. Một ví dụ điển hình là McDonald’s, không chỉ là một chuỗi cửa hàng bán burger mà còn là một mô hình kinh doanh toàn diện khi sở hữu công ty bất động sản thuộc TOP 5 thế giới. Đó cũng là lý do giúp họ có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. 

Cấp độ thứ ba trong cạnh tranh ngành F&B là chọn đúng xu hướng của mô hình kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công bền vững của hộ kinh doanh, doanh nghiệp F&B. Chọn đúng xu hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường mà còn đón đầu những thay đổi trong tương lai. 

Mô hình kinh doanh của McDonald’s rất mạnh mẽ nhưng khi vào Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các thương hiệu F&B địa phương vì xu hướng đồ ăn nhanh ở Việt Nam đang chững lại. Minh chứng này cho thấy, dù sản phẩm và mô hình kinh doanh có tốt đến đâu, nếu không phù hợp với xu hướng thị trường, doanh nghiệp F&B cũng khó có thể cạnh tranh hiệu quả.

2024 được xem là một năm khá sôi động của thị trường F&B khi một loạt các món ăn và thức uống bỗng dưng nổi như cồn trên mạng xã hội khiến người người xôn xao kéo nhau đi săn lùng, nhà nhà mở quán đu trend chanh giã tay, lạp xưởng nướng đá, bánh phô mai đồng xu … Tuy nhiên khi cơn sốt hạ nhiệt, một số hot trend càng mau nổi thì càng nhanh tàn thì đâu là xu hướng bền vững và dài hạn trong kinh doanh F&B 2025?  

Muốn cạnh tranh phải chọn đúng xu hướng mà xu hướng F&B lại được chia thành 4 “cửa sáng” khác nhau:   

Xu hướng thực phẩm dựa trên sức khỏe (health-based) đang ngày càng trở nên quan trọng trong ngành F&B. Đồ ăn ít đường, ít muối, vegan-base (gốc thực vật), siêu thực phẩm (gốc từ cá và thực vật biển) được người tiêu dùng quan tâm và lựa chọn. 

Trung Quốc gần đây đã chứng kiến sự gia tăng đột biến các bệnh liên quan đến bệnh tiểu đường. Do đó, Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các sản phẩm đồ uống no-sugar. Nongfu Spring là brand được hỗ trợ và đã tung ra hàng loạt loại trà không đường Oriental Leaf và Tea π được yêu thích. 

Còn tại Việt Nam, thực phẩm hữu cơ và quy trình chế biến ngay thu hoạch ngày càng được ưa chuộng cũng như số lượng nhà hàng, quán ăn chay phát triển rất mạnh trong thời gian vừa rồi chứng minh rằng thực khách Việt sẵn sàng chi để nhận được giá trị tương xứng về sức khỏe.   

Qua phân tích bức tranh thị trường trên, anh Hoàng Tùng đưa ra nhận định: “Năm 2025 mọi người nên tập trung vào xu hướng mang tính chất thực phẩm, đặc biệt là các loại đồ ăn healthy tốt cho sức khỏe. Đây là xu hướng bền vững và dài hạn sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới”.

Sự phổ biến của các Food Apps và xu hướng đặt đồ giao hàng trực tuyến cũng thay đổi cách thức tiếp cận sản phẩm buộc các hộ kinh doanh, doanh nghiệp F&B phải đầu tư vào kênh bán hàng số hóa để duy trì lợi thế cạnh tranh. 

Cần tối ưu hóa sự hiện diện của mình trên các nền tảng giao đồ ăn như GrabFood, Shopee Food và các ứng dụng tương tự. Việc này không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn mà còn cải thiện trải nghiệm mua sắm của người tiêu dùng, có những chiến lược kinh doanh phù hợp.  

Khi đồ ăn, đồ uống tương đối giống nhau thì điều gì sẽ khiến bạn lựa chọn địa điểm ăn uống? Có lẽ sẽ bởi concept của quán đó! Case study xây dựng concept kinh doanh thành công phải kể đến Phê La – brand F&B chiếm giữ vị thế top of mind với concept cắm trại với ghế bạt ngồi thoải mái và không gian chill gợi nhớ về trải nghiệm nghỉ ngơi sau những chuyến đi phượt. Đây cũng là một trải nghiệm nổi bật của giới trẻ ngày nay. Đọc thêm về Case Study Xây dựng thương hiệu – Học gì từ Phê La? 

Sau này có một số brand cũng làm concept cắm trại với ghế bạt nhưng Phê La kịp dấn thêm một bước nữa với những điểm bán thực sự lớn, không gian trải nghiệm vượt trội và duy trì vững chắc vị trí top of mind trong concept mà mình đã tiên phong.

Thị trường F&B đã từng rất sôi động với trà mãng cầu, trà sữa đất nung Vân Nam, gỏi gà măng cụt, cafe muối …Có những thứ là trend ngắn lên nhanh xuống cũng nhanh. Ngược lại, có món ăn đồ uống “dài hơi” mang tính ổn định hơn, bền vững hơn. Rất nhiều bạn mới khởi nghiệp kinh doanh bắt được những trend này và scale đến vài chục quán trong một thời gian ngắn. 

CEO Xiaomi Lôi Quân từng rất nổi tiếng nhờ câu nói: “Một con lợn cũng có thể bay nếu nó đứng ở trung tâm một cơn bão”. Không cần biết bạn là ai, làm điều gì, chỉ cần chọn đúng xu hướng, đúng thời điểm, bạn sẽ thành công. 

Để đạt được “quả ngọt” như kỳ vọng, các doanh nghiệp F&B đã, đang và sẽ vững vàng vượt qua hàng loạt thách thức liên tiếp trong đó có nỗi lo về sức mua yếu cùng sức ép cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ hơn. 

Vốn được xem là “ngành khởi nghiệp quốc dân”, khi ai đó muốn kinh doanh sẽ nghĩ ngay đến mở quán cafe, mở quán sinh tố – nước ép. Trong bối cảnh công nghệ hiện nay, việc mở một quán nhỏ trở nên dễ dàng và đơn giản hơn nhiều. Trước đây, để mở một quán cafe cần vài trăm triệu đồng nhưng bây giờ các bà mẹ bỉm sữa chỉ cần vài triệu đồng là có thể bắt đầu kinh doanh F&B. Các nền tảng công nghệ như bán hàng trên Food App hoặc TikTok Shop đã giúp kết nối và hỗ trợ rất nhiều cho người kinh doanh F&B nên sức cạnh tranh càng khốc liệt.  

Một khía cạnh khác là áp lực phải phát triển thành chuỗi. Về lâu dài, hàng quán đơn lẻ sẽ khó cạnh tranh vì người tiêu dùng có xu hướng tìm đến các chuỗi F&B nhiều hơn. 

Theo ông Vũ Trường Giang – founder chuỗi cà phê …Ka Coffee, từ năm 2025 trở đi mọi người đừng mở quán mà hãy mở chuỗi. Có thể thời gian đầu bạn chưa mở chuỗi luôn nhưng xác định ngay từ ban đầu là thương hiệu sẽ phát triển thành chuỗi thì mới gia cố sức mạnh cạnh tranh được. Bởi nhỏ lẻ thì năng lực cạnh tranh sẽ yếu. 

Chuyển đổi số trong ngành F&B không còn là chuyện của tương lai mà đã trở thành một bước đi tất yếu. Để thích nghi nhanh chóng với xu hướng phát triển và tăng cường năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp F&B cần tiếp cận các phương thức giao nhận linh hoạt và ứng dụng các giải pháp quản lý vận hành. Điều này giúp tự động hóa quy trình, giảm chi phí đầu vào và nâng cao chất lượng trải nghiệm dịch vụ.  

Xu hướng được hình thành từ những nhu cầu thiết yếu và sự thay đổi mạnh mẽ của toàn thị trường. Hộ kinh doanh, doanh nghiệp F&B cần nắm bắt xu hướng phù hợp với định hướng phát triển và tệp khách hàng mục tiêu của mình. Quan trọng nhất là phải có tầm nhìn dài hạn để tạo ra những bước đột phá, tăng khả năng dẫn đầu và chiếm lĩnh thị trường F&B.