Trong thời đại số hóa hiện nay, nhiều công ty công nghệ đang phát triển mạnh mẽ và Amazon là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới. Vậy đâu là bí quyết thành công của Amazon? Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ đi sâu phân tích mô hình kinh doanh của Amazon, giúp bạn cái nhìn tổng quát và khám phá ra những cơ hội tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh.
1. Tổng quan về Amazon
Amazon được sáng lập bởi Jeff Bezos vào năm 1994 tại Seattle, Hoa Kỳ. Bắt đầu ý tưởng từ một trang web bán sách trực tuyến, sau 30 năm Jeff Bezos đã nhanh chóng phát triển Amazon trở thành một hệ sinh thái toàn diện. Là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, cung cấp từ sản phẩm tiêu dùng đến dịch vụ điện toán đám mây.
Amazon cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội, và xây dựng một hệ sinh thái khép kín, từ thương mại điện tử (Amazon Marketplace), dịch vụ thành viên Prime, đến các sản phẩm công nghệ như Kindle và Echo. Đặc biệt, một trong những lĩnh vực quan trọng tạo nên thành công của Amazon là dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Services (AWS), chiếm phần lớn lợi nhuận và định hình thị trường công nghệ toàn cầu.
Sự thành công của Amazon ngày càng lớn mạnh nhờ khả năng liên tục đổi mới và đi đầu trong việc ứng dụng các xu hướng công nghệ tiên tiến như AI, tự động hóa, big data để tối ưu hóa quy trình vận hành, nâng cao sự hài lòng của khách hàng.
Một số cột mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của Amazon:
- 1994: Jeff Bezos thành lập Amazon tại Seattle, ban đầu chỉ bán sách trực tuyến.
- 1997: Amazon trở thành công ty đại chúng, bán nhạc và video.
- 2002: Thành lập Amazon Web Services (AWS), nơi cung cấp dữ liệu về mức độ phổ biến của trang web, mô hình lưu lượng truy cập Internet và các số liệu thống kê khác cho các nhà tiếp thị và nhà phát triển.
- 2005: Ra mắt dịch vụ Amazon Prime, cung cấp giao hàng miễn phí trong hai ngày cho thành viên.
- 2006: Thành lập Fulfillment by Amazon, nơi quản lý tài sản của các cá nhân và công ty nhỏ.
- 2012: Amazon đã mua Kiva Systems để tự động hóa hoạt động kinh doanh quản lý hàng tồn kho, mua chuỗi siêu thị Whole Food Market 5 năm sau vào năm 2017.
- 2015: Amazon vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ có giá trị nhất tại Hoa Kỳ tính theo giá trị vốn hóa thị trường.
- 2017: Amazon mua lại Whole Foods Market với giá 13,4 tỷ đô la, mở rộng sự hiện diện trong lĩnh vực bán lẻ truyền thống.
- 2018: Dịch vụ giao hàng trong hai ngày của Amazon Prime đạt trên 100 triệu người đăng ký trên toàn thế giới.
Amazon hiện là một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới, với vốn hóa thị trường và doanh thu ấn tượng. Sự đa dạng trong các lĩnh vực kinh doanh và chiến lược đổi mới liên tục đã giúp Amazon duy trì vị thế dẫn đầu trong ngành công nghệ và thương mại điện tử.
2. Các mô hình kinh doanh của Amazon
Mô hình kinh doanh khổng lồ của Amazon đang ngày càng mở rộng, dưới đây là các mô hình kinh doanh chủ chốt của Amazon.
2.1. Amazon Marketplace
Amazon Marketplace là nơi kết nối hàng triệu sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua website của Amazon. Đây cũng là sàn thương mại điện tử lớn nhất thế giới, có mặt ở hầu hết các quốc gia.
Hàng triệu sản phẩm thuộc đủ loại danh mục từ thời trang, mỹ phẩm, đồ gia dụng, công nghệ, đến các lĩnh vực đời sống, thực phẩm,… giúp khách hàng mua sắm nhanh chóng, tiện lợi.
Không chỉ có lợi cho người mua mà còn là thị trường tiềm năng dành cho người bán hàng nền tảng Amazon Marketplace:
- Với quy mô rộng lớn, Amazon Marketplace giúp người bán tiếp cận được lượng khách hàng khổng lồ trên toàn thế giới, không cần giới hạn ở một khu vực nhất định
- Amazon còn cho phép người bán sử dụng dịch vụ hệ thống kho bãi và vận chuyển của Amazon để tiết kiệm thời gian và tối ưu hóa chi phí.
- Bán hàng trên Amazon còn giúp thương hiệu của bạn tăng khả năng nhận diện và tăng độ tin cậy vì số lượng truy cập hàng ngày lớn, sẽ khiến khách hàng dễ dàng ghi nhớ thương hiệu.
Với dữ liệu khách hàng rộng lớn, Amazon Marketplace đã ở ra cơ hội kinh doanh tiềm năng cho tất cả các cá nhân và doanh nghiệp.
Nếu bạn đang có ý định kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, MISA CukCuk gửi bạn bộ tài liệu “Bí quyết X3 doanh số bán hàng online” sử dụng được trên tất cả các nền tảng. Tải ngay!
2.2. Amazon Web Services (AWS)
Amazon Web Services (AWS) cung cấp các dịch vụ điện toán đám mây như lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích và trí tuệ nhân tạo cho các doanh nghiệp và tổ chức trên toàn cầu. AWS đóng góp một phần lớn vào lợi nhuận của Amazon.
Ra mắt vào năm 2006 cho đến nay, AWS cung cấp hơn 200 dịch vụ điện toán đám mây bao gồm lưu trữ dữ liệu, máy chủ ảo, phân tích dữ liệu, trí tuệ nhân tạo, mạng lưới thiết bị kết nối Internet,…. và các dịch vụ không được phơi bày trực tiếp với người dùng cuối.
Khách hàng của AWS bao gồm các startup phát triển nhanh, doanh nghiệp lớn và các cơ quan chính phủ hàng đầu. Mục tiêu giúp giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Một số đối tác lớn tin dùng Amazon Web Services trên thế giới như: NASA, Netflix, Reddit, Pinterest,…
AWS cung cấp một hệ thống máy chủ dữ liệu lớn đặt ở các trung tâm dữ liệu phủ khắp các khu vực quan trọng trên thế giới giúp cho các doanh nghiệp tận dụng tối đa sức mạnh tính toán và lưu trữ.
Để hiểu hơn về AWS, bạn có thể theo dõi video dưới đây:
2.3. Amazon Prime
Amazon Prime là một dịch vụ đăng ký thành viên trả phí của Amazon, cung cấp cho người dùng quyền lợi truy cập độc quyền vào các đợt giảm giá của Amazon, giao hàng miễn phí, và vô vàn các lợi ích khác của hệ sinh thái Amazon
Được thành lập vào năm 2005 tại Hoa Kỳ với dịch vụ vận chuyển miễn phí. Sau đó, mở rộng chương trình qua các thị trường lớn. Mỗi thị trường, Amazon Prime sẽ có các ưu đãi riêng. Tính đến năm 2024, Amazon Prime đã có mặt tại hơn 25 quốc gia lớn trên toàn thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Nhật,….
Lợi ích chính khi sử dụng Amazon Prime:
- Giao hàng miễn phí: Khi là thành viên của Amazon Prime, khách hàng có thể nhận hàng trong vòng 1-2 ngày mà không mất phí ship.
- Prime Video: Dịch vụ streaming phim và chương trình truyền hình, cho phép người dùng truy cập hàng ngàn nội dung giải trí, các bộ phim mới ra mắt. Là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Netflix, Hulu và HBO NOW
- Prime Music: Khám phá hàng triệu bài hát và danh sách phát với quyền truy cập không giới hạn, hoàn toàn không bị quảng cáo làm gián đoạn. Trải nghiệm thưởng thức âm nhạc liền mạch và tải xuống hàng triệu bản nhạc có bản quyền để nghe mọi lúc, mọi nơi.
- Prime Reading: Cho phép người dùng đọc hàng ngàn đầu sách nổi tiếng thế giới, đọc hàng trăm cuốn tạp chí mới mỗi tháng.
Tại Việt Nam, chi phí đăng ký Amazon Prime là $14.99 mỗi tháng hoặc $139 mỗi năm. Bạn có thể đăng ký trực tiếp trên trang web Amazon hoặc thông qua ứng dụng Amazon trên thiết bị di động.
*Lưu ý: Một số dịch vụ như như Amazon Fresh – Dịch vụ giao hàng thực phẩm tươi sống chưa khả dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, các dịch vụ như Prime Video, Amazon Music và Prime Reading đều có sẵn và mang lại nhiều giá trị cho thành viên.
>> Xem thêm: 10 cách hóa giải buôn bán ế ẩm trong kinh doanh hiệu quả nhất
2.4. Thiết bị công nghệ
Kindle là dòng thiết bị đọc sách điện tử (e-reader) do Amazon phát triển, ra mắt lần đầu vào năm 2007. Kindle cho phép người dùng tải hàng ngàn cuốn sách từ cửa hàng điện tử Amazon mà không cần kết nối internet.
Nổi bật với thiết kế nhỏ gọn, sử dụng màn hình E-Ink, đem lại trải nghiệm đọc sách gần giống với giấy thât và không gây mỏi mắt.
Thời gian gần đây, Amazon cũng vừa cho ra mắt Kindle Colorsoft Signature Edition (thế hệ 12), chiếc máy đọc sách đầu tiên của Amazon được trang bị màn hình màu
Ngoài phiên bản máy đọc sách, Kindle còn có phiên bản ứng dụng, giúp người dùng trải nghiệm trực tiếp trên điện thoại di động.
Hơn thế nữa, Kindle mở ra cơ hội kinh doanh qua việc cung cấp nền tảng Kindle Direct Publishing (KDP), cho phép các tác giả tự xuất bản sách. Giúp cho nhà văn và các doanh nghiệp nhỏ tiếp cận độc giả toàn cầu.
2.5. Amazon Alexa
Amazon Alexa là trợ lý ảo điều khiển bằng giọng nói được phát triển bởi Amazon, có chức năng tương tự như Siri hay Google Assistant, được sử dụng lần đầu tiên trên loa thông minh Amazon Echo.
Alexa có thể thực hiện tất cả các yêu cầu từ chọn bài hát, lên danh sách đến cung cấp thông tin đời sống.
Ngoài ra, Alexa có thể kích hoạt hầu hết các thiết bị có cài đặt Alexa. Nó hoạt động như một trung tâm điều khiển, nhận lệnh của bạn và điều khiển các thiết bị thông minh khác ví dụ như loa thông minh, tivi, điện thoại, máy tính bảng, tai nghe, đèn, khóa cửa thông minh,….. Nếu căn nhà của bạn có nhiều thiết bị thông minh thì Alexa là một sự lựa chọn hoàn hảo.
3. Lợi thế cạnh tranh của Amazon trong thế giới số
3.1. Đổi mới sáng tạo công nghệ
Đầu tư vào công nghệ và đổi mới không ngừng là chìa khóa giúp Amazon luôn duy trì vị thế tiên phong trong nhiều lĩnh vực, từ thương mại điện tử cho đến điện toán đám mây.
- AI và Big data (dữ liệu lớn) giúp Amazon có khả năng phân tích dữ kiệu khổng lồ về hành vi của khách hàng
- Machine learning (Máy học) giúp đề xuất sản phẩm và dự đoán nhu cầu sản phẩm trong tương lai
- Trợ lý ảo Alexa sử dụng công nghệ AI để điều khiển các thiết bị công nghệ khác, tạo ra hệ sinh thái thông minh toàn diện
- Hệ thống Robot tự động hóa của Amazon gia tăng tốc độ xử lý đơn hàng và giảm thiểu sai sót, giảm thiểu chi phí nhân công
- Điện toán đám mây cung cấp các dịch vụ lưu trữ, phân tích dữ liệu,….
Sự cam kết không ngừng nghỉ của Amazon đối với đổi mới sáng tạo không chỉ giúp công ty đứng vững trước cạnh tranh mà còn mở ra những cơ hội mới, tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng và cộng đồng.
>> Có thể bạn quan tâm: Những người khởi nghiệp thành công ở Việt Nam
3.2. Trải nghiệm khách hàng vượt trội
Chiến lược kinh doanh của Amazon là “Lấy khách hàng làm trung tâm”. Amazon kinh doanhtập trung vào các nhu cầu, mong muốn của khách hàng từ đó có thể chăm sóc khách hàng một cách toàn diện nhất
Cũng vì đó, Amazon luôn chú trọng vào việc cá nhân hóa trải nghiệm cho từng khách hàng. Amazon gợi ý các sản phẩm, dịch vụ phù hợp dựa vào các thuật toán thu thập dữ liệu, từ đó có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng, giữ chân khách hàng lâu hơn.
3.3. Hệ sinh thái sản phẩm và dịch vụ đa dạng
Hệ sinh thái của Amazon rất đa dạng, là một trong những yếu tố giúp Amazon nằm trong Big Four trên thế giới bên cạnh Google, Apple, Facebook.
- Thương mại điện tử: Nền tảng bán lẻ trực tuyến hàng đầu thế giới, thu hút hàng triệu nhà bán hàng tham gia đường đua kinh doanh.
- Dịch vụ số: Dịch vụ điện toán đám mây (AWS) cung cấp hạ tầng cho nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ.
- Sản phẩm cứng: Sản xuất các thiết bị thông minh Amazon Echo, Kindle,… kết hợp với trợ lý ảo Alexa, mang đến trải nghiệm vượt trội.
3.4. Quy mô toàn cầu
Với quy mô lớn và mạng lưới phân phối toàn cầu, Amazon không chỉ giới hạn trong một thị trường ngách nhỏ mà đã mở rộng ra hầu hết tất cả các lĩnh vực và trải dài khắp thế giới.
Amazon sở hữu một hạ tầng logistics khổng lồ với các trung tâm điều phối và kho hàng trên toàn thế giới, đảm bảo giao hàng nhanh chóng. Bạn có thể mua tất cả mọi thứ mới lạ từ các nước trên thế giới thông qua Amazon.
Amazon mở rộng các chi nhánh ra nhiều quốc gia, giúp việc chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả nhất và tiếp cận khách hàng dựa trên đặc điểm của từng quốc gia tốt hơn.
4. Bài học từ sự thành công của Amazon
4.1. Tập trung vào khách hàng
Khách hàng chính là chìa khóa để thành công. Trong kinh doanh, việc nắm bắt đúng nhu cầu, nỗi đau của khách hàng giúp cho doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm. Và phải luôn lắng nghe khách hàng, ưu tiên khách hàng để cải thiện trải nghiệm mua sắm và giữ chân khách hàng lâu dài.
4.2. Đổi mới và sáng tạo không ngừng
Sẵn sàng thử nghiệm các ý tưởng mới, không sợ rủi ro. Trên con đường kinh doanh, người đi đầu có thể gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng nếu thành công thì sẽ là một bước tiến lớn cho doanh nghiệp sau này.
Liên tục cập nhập kỹ thuật và nhanh chóng nắm bắt các xu hướng, các nhu cầu thay đổi của khách hàng để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.
Và phải biết tận dụng tối đa lợi ích của công nghệ để mang đến hiệu quả trong kinh doanh từ quản lý nội bộ đến chăm sóc khách hàng. Ứng dụng công nghệ để theo dõi và phân tích số liệu giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng và giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, ngân sách.
Nếu bạn cần hỗ trợ trong quá trình kinh doanh, MISA CukCuk luôn sẵn sàng đồng hành – Phần mềm cung cấp giải pháp quản lý toàn diện. Nền tảng hỗ trợ quản lý bán hàng đa kênh hiệu quả, giúp doanh nghiệp của bạn tiết kiệm thời gian và tránh thất thoát doanh thu. Dùng thử ngay!
5. Mô hình kinh doanh của Amazon trong tương lai là gì?
Amazon đã thành công mô hình kinh doanh đa dạng và linh hoạt, phủ rộng nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử, dịch vụ đám mây, truyền phát kỹ thuật số, thiết bị tiêu dùng và các dịch vụ vận chuyển.
Theo báo cáo của Công ty, Amazon dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển trên 5 lĩnh vực trụ cột sau:
- Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning): Amazon đang đầu tư mạnh mẽ vào AI và học máy để cải thiện trải nghiệm khách hàng và tối ưu hóa hoạt động kinh doanh. Các dịch vụ như Amazon Web Services (AWS) cung cấp các công cụ và dịch vụ AI cho doanh nghiệp. Ví dụ như Alexa – trợ lý ảo của Amazon, liên tục được cải tiến để hiểu và phản hồi chính xác hơn.
- Robot và Tự động hóa: Amazon đã và đang áp dụng robot và công nghệ tự động hóa trong hệ thống vận chuyển hàng hóa, giới thiệu sản phẩm và cả dịch vụ lưu trữ dữ liệu AWS.
- Mở rộng dịch vụ đám mây (AWS): AWS dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ đám mây, bao gồm lưu trữ, cơ sở dữ liệu, phân tích và trí tuệ nhân tạo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của doanh nghiệp và tổ chức trên toàn cầu.
- Thương mại điện tử và dịch vụ đăng ký: Amazon Prime dự kiến sẽ tiếp tục mở rộng các dịch vụ và ưu đãi cho thành viên, bao gồm giao hàng miễn phí, phát trực tuyến video và nhạc, sách điện tử và nhiều dịch vụ khác.
- Công nghệ nhà thông minh: Amazon dự kiến sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng các thiết bị và dịch vụ nhà thông minh, bao gồm loa thông minh Echo, trợ lý ảo Alexa và các thiết bị IoT khác để tạo nên hệ sinh thái nhà thông minh toàn diện.
6. Tạm kết
Sở hữu một hệ sinh thái toàn cầu đã giúp cho Amazon mở rộng tệp khách hàng và giúp hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới phát triển tiềm năng kinh doanh. Doanh nghiệp và nhà bán lẻ có thể tận dụng hệ sinh thái của Amazon để mở rộng thị trường. Hi vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức từ mô hình kinh doanh của Amazon và có thể áp dụng được vào doanh nghiệp của chính mình.