Khám phá các loại champagne: từ hương vị đến phong cách thưởng thức

Các loại champagne phổ biến nhất

Sự độc đáo của champagne không chỉ đến từ nơi sản xuất mà còn từ các loại nho, phương pháp chưng cất và hương vị đặc trưng. Tìm hiểu về các loại champagne phổ biến để chọn được loại phù hợp nhất với sở thích cá nhân qua bài viết sau.

I. Phân loại champagne theo hàm lượng đường

Phân loại các loại champagne theo hàm lượng đường (dosage) dựa trên lượng đường được thêm vào rượu vang sau khi hoàn thành quá trình lão hóa và lên men, nhằm điều chỉnh độ ngọt của sản phẩm. Hàm lượng đường ảnh hưởng đến vị ngọt và hương vị của champagne. Dưới đây là các phân loại champagne chính dựa trên hàm lượng đường:

  • Brut Nature (Brut Zéro): Đây là loại thương đối phổ biến. Khô tuyệt đối, không có đường thêm vào, chỉ có đường tự nhiên từ nho và ít hơn 3gr đường/lít.
  • Extra Brut: Rất khô, có ít đường từ 6gr đường dư hoặc ít hơn.
  • Brut: Khô, là dạng phổ biến nhất, với mức độ đường tương đối thấp khoảng 12gr đường dư hoặc ít hơn.
  • Extra Sec (Extra Dry): Khá ngọt hơn Brut, có mức độ đường tăng lên từ 12 – 17gr/lít.
  • Sec: Ngọt, thường được ưa chuộng ở châu Á, có mức độ đường cao hơn, có từ 32 đến 50 gam đường mỗi lít.
  • Doux: Đây là loại ngọt nhất, có 50gr đường dư trở lên.

II. Phân loại champagne theo loại nho

Mỗi loại nho có những đặc tính hương vị và mùi hương riêng biệt. Việc hiểu loại nho được sử dụng trong mỗi chai champagne giúp người thưởng thức đánh giá và chọn lựa sản phẩm phù hợp theo sở thích cá nhân.

  • Blanc de Blancs (rượu vang trắng từ nho trắng): Đây là loại champagne được làm từ 100% nho trắng, thường là Chardonnay tạo ra những chai champagne trắng tinh tế, hương vị nhẹ nhàng và tươi mát.
  • Blanc de Noirs (rượu vang trắng từ nho đen): Đây là loại rượu champagne khác có nguồn gốc từ Pháp và hương vị phong phú. Những loại rượu này có nguồn gốc từ nho sẫm màu hoặc đen, được tạo ra bằng cách ép nhẹ trái nho để tránh tạo màu rượu bằng sắc tố từ vỏ nho. Phần lớn Blanc de Noir được sản xuất độc quyền từ Pinot Noir.
  • Rosé (rượu vang hồng): Loại rượu vang này là sự kết hợp giữa nho đỏ và nho trắng để tạo ra Champagne màu hồng. Một lượng nhỏ rượu Champagne đỏ được thêm vào hỗn hợp rượu vang trắng sau lần lên men đầu tiên hoặc nho đỏ được ngâm trong vỏ trước khi lên men. Champagne Rosé có thể là Vintage hoặc Non-vintage.

Phân loại rượu vang theo loại nho

III. Phân loại champagne theo niên vụ (Vintage) 

Phân loại vang theo niên vụ (vintage) đề cập đến việc rượu vang được sản xuất từ nho thu hoạch trong một năm đặc biệt. Điều này có nghĩa là tất cả nho được sử dụng để sản xuất loại vang này đều được thu hoạch trong cùng một mùa vụ hoặc năm nho.

3.1. Vintage

Khi một chai vang được ghi là “Vintage” có nghĩa là rượu vang trong chai đó được chế tạo hoàn toàn từ nho thu hoạch trong một năm cụ thể và năm đó xuất hiện trên chai. Mỗi nhà sản xuất sẽ quyết định xem họ có sản xuất vintage champagne trong một năm nhất định hay không và quyết định đó chỉ được đưa ra khi chất lượng của nho vượt trội.

Chai vang vintage thường được xem là đặc biệt và có giá trị cao hơn so với các loại vang không có niên vụ hoặc được chế biến từ nhiều năm.

Quyết định sản xuất vang vintage thường được đưa ra khi nho thu hoạch trong một năm đặc biệt tốt, thường là do thời tiết lý tưởng, giúp nho phát triển tốt và đạt hương vị và chất lượng tốt nhất. Các nhà sản xuất vang quyết định sản xuất vang vintage chỉ khi họ tin rằng nho thu hoạch trong năm đó đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao.

Rượu vang thành phẩm phải được ủ trong chai tối thiểu là 3 năm (cao hơn gấp đối so với độ già cần thiết đối với rượu champagne non-vintage) nhưng nhiều nhà sản xuất sẽ ủ lâu hơn nữa trước khi phát hành chúng.

Vintage của chai champagne

3.2. Non-vintage

Đây là loại champagne phổ biến nhất trên thị trường. Non-vintage không nhất thiết phải được làm từ vụ thu hoạch của một năm. Chúng là sự pha trộn của các loại rượu vang được làm từ nho được thu hoạch trong các năm khác nhau.

Việc kết hợp nho từ nhiều năm giúp nhà sản xuất duy trì một hương vị nhất quán qua các mùa vụ và niên vụ, đặc biệt trong trường hợp các nhãn hiệu muốn cung cấp một sản phẩm có hương vị nhất quán hàng năm.

Nó chiếm khoảng 90% tổng số rượu Champagne được sản xuất. Rượu phải ủ ít nhất 15 tháng tuy nhiên hầu hết đều có độ tuổi lâu hơn (2 đến 3 năm). Loại vang Non-vintage thường được sử dụng trong sản xuất các loại vang sủi, như Champagne và Prosecco. Champagne Non-vintage cũng rẻ hơn Vintage Champagne.

Nhung cũng cần lưu ý rằng, mặc dù được làm từ nho các niên vụ khác nhau nhưng chai vang non-vintage vẫn đòi hỏi sự chăm sóc và kỹ thuật tinh tế trong việc kết hợp các thành phần để tạo ra hương vị tốt nhất.

3.3. Prestige Cuvées

Là phiên bản đặc biệt của Vintage, thường được làm từ những nho tốt nhất và thường có niên vụ lâu hơn, từ 5 đến 8 năm với hương thơm đặc trưng. Loại vang này cũng rất hiếm và đắt. Các thương hiệu Prestige Cuvées Champagnes nổi tiếng là Dom Pérignon và Cristal của Louis Roederer.Mặc dù, Prestige Cuvées chủ yếu là rượu Vintage Champagne, nhưng chúng cũng có thể làNon-vintage.

IV. Phân loại champagne theo phương thức chưng cất

Champagne có thể được phân loại dựa trên phương pháp chưng cất, thường được gọi là “méthode champenoise” hoặc “méthode traditionnelle”. Đây là phương pháp chưng chất truyền thông để tạo ra rượu vang sủi bọt.

Hầm ủ champagne

Dưới đây là các loại phổ biến của champagne dựa trên phương thức chưng cất:

  • Méthode Champenoise (Méthode Traditionnelle): Là phương pháp truyền thống được sử dụng ở Champagne, Pháp. Nước ngọt và men nho được đặt vào chai, sau đó đóng kín lên men trong thời gian dài. Sau đó, chai được xoay và nghiêng dọc theo một chuỗi thời gian để loại bỏ cặn, quy trình được gọi là “riddling”. Sau đó chai được đóng chặt lại và hoàn thành.
  • Méthode Ancestrale (Pétillant Naturel): Là một phương pháp cổ điển được sử dụng từ trước khi phương pháp Champenoise xuất hiện. Nó bao gồm việc đóng chai trong thời gian ngắn để giữ lại carbon dioxide tự nhiên tạo ra sự sủi bọt tự nhiên.
  • Charmat (Tank Method): Trong phương pháp này, lên men diễn ra trong một tank chứa thay vì trong chai, giúp việc lên men nhanh hơn. Sau khi lên men, rượu vang được lọc và đóng chai dưới áp lực.
  • Transfer Method: Sau khi lên men trong chai, rượu vang được chuyển từ chai sang tank chứa, được lọc và đóng chai trước khi được bán.

Có thể bạn quan tâm: 

Mỗi phương pháp chưng cất này tạo ra những đặc điểm và hương vị khác nhau trong Champagne. Sự lựa chọn giữa các phương pháp này thường phụ thuộc vào phong cách của nhà sản xuất và mục tiêu chất lượng của sản phẩm cuối cùng.

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Quy định hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống…
17/04/2024
Thủ tục đăng ký hoá đơn điện tử trên thiết…
17/04/2024
Tại sao phải xuất hoá đơn điện tử trên máy…
17/04/2024
Những quy định về hóa đơn điện tử hộ kinh…
17/04/2024
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024