Sự phát triển của công nghệ giúp cửa hàng bán lẻ, nhà hàng, quán cafe… dễ dàng tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Chatbot cho nhà hàng là công cụ giúp tương tác, nói chuyện tự động với khách hàng theo kịch bản, tiết kiệm thời gian và nhân sự. Cùng tìm hiểu cách thiết lập và tham khảo một số kịch bản chatbot cho nhà hàng qua bài viết sau.
I. Chatbot cho nhà hàng là gì?
Chatbot được hiểu đơn giản là một chương trình được lập trình sẵn để trò chuyện tự động với người dùng một cách tự nhiên, qua âm thanh hoặc qua tin nhắn.
Các định dạng trả lời tự động của Chatbot bao gồm:
- Trả lời tự động theo từ khóa trong câu trả lời của khách hàng
- Trả lời tự động theo tùy chọn menu của khách hàng
- Trả lời tự động theo bình luận trên bài viết
Chatbot có thể tự động trả lời các tin nhắn nên được nhiều nhà hàng, quán ăn sử dụng để marketing, chăm sóc khách hàng tự động. Việc này giúp đảm bảo việc duy trì nhà hàng ổn định, phát triển cũng như tăng khả năng cạnh tranh so với các nhà hàng khác.
Vậy nhà hàng, quán ăn, quán cafe… của bạn có nên sử dụng chatbot không? Thay vì việc nhân viên tư vấn chốt đơn phải mất thời gian trả lời từng câu hỏi thường gặp của khách hàng như: “Gửi mình menu của nhà hàng?”, “Set này có giá bao nhiêu?”, “Nhà hàng có giảm giá, chương trình khuyến mãi nào không?”… thì chỉ việc cài đặt chatbot. Hệ thống sẽ ghi nhận những từ khóa đó và sẽ trả lời theo kịch bản được thiết lập sẵn, rất tiện lợi.
Do đó, nên sử dụng chatbot cho nhà hàng. Đây là công cụ giúp nhà hàng, quán ăn của bạn nâng cao trải nghiệm khách hàng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp hơn, đồng thời tiết kiệm thời gian và nhân lực trực page.
II. Những lợi thế mà chatbot cho nhà hàng đem đến
- Thúc đẩy khách hàng đặt hàng: Khách hàng nhìn thấy những món ăn bên nhà hàng nhưng sẽ chưa chắc có nên trải nghiệm dịch vụ của nhà hàng không. Vì thế chatbot với ưu điểm hạn chế mất thời gian, thông tin chi tiết sẽ giúp khách hàng đưa ra quyết định dễ dàng hơn.
- Gợi ý món ăn của nhà hàng: Khi khách hàng có nhu cầu tham khảo giá tiền, thông tin món ăn, thời gian,… Thì Chatbot sẽ tự cung cấp thông tin, trách việc làm mất thời gian của khách hàng.
- Tùy chỉnh dịch vụ dễ dàng: Với tính chất nhà hàng thay đổi món ăn thường xuyên thì tính năng này giúp nhà hàng sẽ dàng thay đổi những dịch vụ sao cho phù hợp với các nhu cầu mới của khách hàng.
- Cuộc nói chuyện thú vị qua chatbot: Không chỉ là một cuộc trò chuyện đơn giản, Chatbot có thể biến tấu cuộc trò chuyện trở nên thú vị qua những câu hỏi câu đố,… Bên cạnh đó, Chatbot giúp khách hàng duy trì cuộc nói chuyện dễ dàng hơn như mong đợi.
- Tiềm năng kinh doanh lớn: Nhờ việc trả lời tự động, tích hợp được chức năng giải trí có thể thúc đẩy hoạt động kinh doanh tích cực đã biến Chatbot trở thành xu hướng công nghệ mang lại những tiềm năng kinh doanh khổng lồ cho nhà hàng.
- Cách thức sử dụng đơn giản: Chatbot được xây dựng bên trong các ứng dụng tin nhắn đã rất phổ biến và thực hiện nhanh chóng trên điện thoại. Từ ứng dụng khách hàng chỉ cần gửi một tin nhắn, các thông tin còn lại chatbot sẽ xử lý.
III. Cách xây dựng kịch bản chatbot cho nhà hàng
Chatbot sẽ trả lời khách hàng theo một nội dung gồm những dịch vụ, sản phẩm đã được cài đặt sẵn. Để chatbot hoạt động hiệu quả và giữ chân khách hàng thì các chủ nhà hàng cần chú ý xây dựng một kịch bản hợp lý. Việc các chủ nhà hàng chú trọng đầu tư vào kịch bản chatbot sẽ góp phần mang lại những lợi ích sau:
Chatbot sẽ trả lời khách hàng theo nội dung gồm những dịch vụ, sản phẩm đã được cài đặt sẵn.
-
Giúp bám sát về nội dung khách hàng muốn hỏi về nhà hàng
Tiêu chí đánh giá hiệu quả của Chatbot là một cuộc trò chuyện níu chân được khách hàng. Do đó, cuộc trò chuyện giữa khách hàng và chatbot phải đảm bảo rõ ràng, ngắn gọn và bám sát vào những nội dung của nhà hàng.
-
Tạo ra phong cách phục vụ riêng của nhà hàng đối với khách
Một điểm thu hút từ phía nhà hàng sẽ tạo nên mối liên kết và giữ chân khách hàng lâu hơn. Nếu chatbot chỉ được xây dựng theo nội dung đơn giản là những câu trả lời bình thường thì những cuộc trò chuyện với khách hàng sẽ không có gì hấp dẫn và thu hút.
-
Định hướng rõ ràng mục tiêu của nhà hàng thông qua kịch bản chatbot
Khởi đầu cho một kịch bản tốt, bạn cần phải định hướng rõ ràng mục tiêu tương tác cho Chatbot. Việc định hướng này sẽ giúp cuộc trò chuyện đi theo đúng hướng mà bạn muốn. Bạn có thể tham khảo các định hướng về Chatbot như menu, giá cả, các dịch vụ chăm sóc khách hàng.
-
Cung cấp cái nhìn tổng quan về cuộc trò chuyện với khách hàng
Khi xây dựng kịch bản chatbot giúp bạn có cái nhìn tổng quan về sự tương tác giữa chatbot và khách hàng. Xem liệu kịch bản này đã đem lại hiệu quả chưa, từ đó điều chỉnh nội dung lại cho chatbot.
-
Nâng cao trải nghiệm người dùng
Chatbot hoạt động trơn tru không có nghĩa là đem lại hiệu quả cao. Có một kịch bản chi tiết bạn sẽ giúp bạn hoàn thiện nội dung tốt hơn, chỉnh sửa và thông qua việc cải thiện góp phần mang lại hiệu quả trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
IV. Cách xây dựng kịch bản chatbot cho nhà hàng
Để xây dựng kịch bản chatbot nhà hàng cần có những nội dung chính sau:
- Menu: Đầu tiên cần cho khách hàng xem 3 – 5 món của nhà hàng hoặc những món nhà hàng có thể tung ra ưu đãi. Tiến hành lấy thông tin và đặt bàn
- Đặt bàn: nếu khách hàng đã có nhu cầu đặt bàn thì chỉ cần lấy thông tin và setup vị trí tốt cho khách hàng.
- Đặt hàng online: Cho khách hàng xem Menu và giảm giá khi mua combo thu hút khách hàng đến cửa hàng.
- Khuyến mãi hot hoặc minigame: Trong trường hợp nhà hàng muốn khách hàng đăng ký thông tin để được nhận voucher hoặc chơi minigame nhận quà.
Bên cạnh đó để kéo khách hàng quay trở lại với chatbot và để lại feedback tốt cho nhà hàng (điều này sẽ làm cho nhà hàng có được sự tin tưởng) sẽ giúp kịch bản phát huy tốt được chức năng.
V. Các loại kịch bản chatbot cho nhà hàng
5.1. Kịch bản chào khách hàng mới
Khách hàng mới là nhóm đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ mà nhà hàng cung cấp. Nhóm khách hàng mới này có thể đã biết hoặc chưa biết về các sản món ăn bên nhà hàng của bạn, vì vậy điều bạn cần làm lúc này là giới thiệu cho họ một cách đầy đủ và hấp dẫn nhất về Menu của quán.
Với những khách hàng mới, chưa biết đến menu, thương hiệu của nhà hàng bạn, kịch bản chăm sóc khách hàng của bạn cần được tổ chức chặt chẽ để tạo sự uy tín, thu hút được sự chú ý từ khách hàng.
Đừng quên tin nhắn đầu tiên của kịch bản nên có những câu chào mừng để tăng tỷ lệ đọc ví dụ: “Chào mừng bạn đến với nhà hàng X”…
5.2. Kịch bản tư vấn khách hàng
Kịch bản tư vấn khách hàng là loại kịch bản được rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng dành cho chatbot của mình. Đây chính là một kịch bản quan trọng giúp các doanh nghiệp đặt biệt đối với nhà hàng vì nó tối ưu được rất nhiều nhân sự và chi phí dành cho việc tư vấn.
5.3. Kịch bản chăm sóc khách hàng
Hiện nay việc chăm sóc khách hàng đối với các ngành dịch vụ, đặc biệt là đối với kinh doanh nhà hàng. Việc ứng dụng các công nghệ tự động vào việc chăm sóc, trả lời tin nhắn khách hàng cũng ngày càng được phổ biến.
Công nghệ tự động Chatbot sẽ giúp các tổ chức có thể chăm sóc khách hàng tự động, linh hoạt và nhanh chóng. Tiết kiệm chi phí nhân viên trực page để chăm sóc khách hàng.
5.4. Kịch bản tư vấn khuyến mãi
Kịch bản này thường sẽ được áp dụng trong các dịp như: ngày lễ tết, giáng sinh, black friday, lễ tình nhân, trung thu,….Nhằm để xây dựng các chiến lược kích thích mua hàng, sử dụng sản phẩm của nhà hàng, tổ chức. Chatbot cho phép bạn tạo nhiều kịch bản tư vấn khuyến mãi với nhiều hình thức khác nhau.
VI. Kết luận
Để xây dựng được kịch bản chatbot nhà hàng chuyên nghiệp, bạn cần hiểu hành trình mua sắm và tâm lý khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ trên của MISA CukCuk, bạn sẽ xây dựng thành công kịch bản chatbot cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe của mình.
Đừng quên theo dõi MISA CukCuk để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về xu hướng FnB và kinh nghiệm quản lý – vận hành: