Kombucha là thức uống lên men từ hỗn hợp trà và đường, nên có vị chua ngọt. Quá trình lên men ấy sẽ tạo ra một lượng vi sinh vật vừa có lợi cho hệ tiêu hoá, vừa có lợi cho sức khoẻ. Vậy cách làm trà kombucha ra sao? Cùng MISA CukCuk tham khảo cách thức thực hiện trong bài viết này nhé!
1. Trà kombucha là gì?
Trà kombucha là một loại trà lên men, có vị chua của men và ngọt từ đường. Kombucha là cái tên xuất phát từ Trung Quốc, sau đó lan qua các nước như Nhật Bản, Nga và chuyển dần sang đến châu Âu vào đầu thế kỉ XX. Sở dĩ được ưa chuộng đến thế bởi loại thức uống này có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Thành phần cơ bản trong trà kombucha là trà đen, men và đường. Hỗn hợp này sẽ thường được ủ trong một hoặc hơn một tuần. Trong quá trình đó, vi khuẩn và axit hình thành trong nước trà, kèm theo là một lượng nhỏ alcohol (cồn).
Những vi khuẩn và axit này sẽ tạo nên một lớp màng SCOBY trên bề mặt nước trà. SCOBY là một thể cộng sinh của vi khuẩn và nấm men. Bạn có thể dùng SCOBY làm giống để lên men nhiều kombucha hơn.
Vi khuẩn có trong kombucha bao gồm vi khuẩn axit lactic – một dạng lợi khuẩn probiotic. Kombucha cũng chứa một lượng vitamin B lành mạnh, tốt cho sức khoẻ người dùng.
2. Lợi ích trà kombucha mang lại
Kombucha là một nguồn lợi khuẩn tiềm năng, tốt cho cơ thể con người. Quá trình kombucha lên men sẽ tạo ra một lượng lớn vi khuẩn, đặc biệt là các vi khuẩn axit lactic. Những vi khuẩn này có lợi cho đường ruột và hệ tiêu hóa, chống viêm nhiễm và thậm chí giúp giảm cân.
Kombucha làm từ trà xanh nên nó cũng sẽ cung cấp cho người dùng những lợi ích như trà xanh. Trong trà kombucha chứa nhiều polyphenol – chất chống oxy hóa mạnh, giúp đốt cháy calo, giảm mỡ bụng, cải thiện vóc dáng, cải thiện mức cholesterol. Bên cạnh đó, đã có những chứng minh cho thấy người uống trà xanh có thể giảm nguy cơ ung thư ruột kết, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
Kombucha giúp giải độc gan bởi trà kombucha có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho gan. Các nghiên cứu đưa ra kết luận rằng uống trà Kombucha thường xuyên giúp giảm độc tính của gan.
Lợi khuẩn kombucha giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cơ thể con người. Axit axetic sinh ra trong quá trình lên men sẽ tiêu diệt nhiều vi sinh vật có hại trong người. Đồng thời, Kombucha làm từ trà đen hoặc trà xanh có tính kháng khuẩn mạnh, có thể chống lại nấm men Candida và vi khuẩn gây nhiễm trùng. Do vậy, tác dụng này của kombucha sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm men có hại, nhưng cũng không làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn i và nấm men có lợi tham gia vào quá trình lên men Kombucha.
Các nghiên cứu cho thấy Kombucha làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim cụ thể là cải thiện 2 chỉ số cholesterol LDL và HDL trong vòng 1 tháng.
Kombucha còn giúp kiểm soát bệnh tiểu đường. Trà Kombucha hỗ trợ làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate, giúp giảm lượng đường có trong máu, cải thiện chức năng gan và thận nên giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Kombucha giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư. Đã có nghiên cứu chứng tỏ Kombucha giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư. Vì lý do này, người thường xuyên sử dụng trà kombucha sẽ ít có nguy cơ mắc ung thư hơn.
3. Cách làm trà kombucha
3.1. Nguyên liệu chuẩn bị
|
Trà mồi là nước trà đã được lên men từ mẻ trước, bạn có thể dùng trà mồi hoặc SCOBY để việc ủ kombucha diễn ra nhanh chóng hơn.
Bên cạnh đó, để làm trà kombucha cũng cần một số dụng cụ như:
- Bình thủy tinh thể tích 3-4 lít: cần tiệt trùng bình thuỷ tinh nhiều lần bằng nước sôi
- Vải che và dây buộc: với vải che, bạn nên chọn loại có độ dày vừa phải để vừa tránh côn trùng, bụi bay vào, cùng vừa tạo độ thoáng khí để quá trình lên men diễn ra thuận lợi.
3.2. Cách làm trà kombucha
- Đầu tiên, bạn dùng bình thuỷ tinh để hãm 10g trà với 500ml nước sôi trong vòng 5 phút. Tiếp đó, bạn thêm vào 200g đường, rồi khuấy đều để đường tan trong trà.
- Bạn rót 1,5 lít nước nguội vào bình, nước nguội ở đây nên là nước lọc đã qua xử lí nhé.
- Khi bình nước nguội hoàn toàn, bạn cho trà mồi và scoby vào rồi dùng vải che miệng bình.
3.3. Nghiệm thu thành quả
Để nhận biết cách làm kombucha có thành công hay không đó là: sau 2-3 ngày, sẽ xuất hiện 1 màng mỏng trên mặt nước trà, đó chính là scoby mới hình thành. Còn nếu trên bề mặt trà xuất hiện các đốm màu sắc xanh, cam, trắng, đen,… và có sợi, chứng tỏ trà đã bị hỏng và mẻ kombucha đó đã bị nhiễm nấm mốc.
Nếu mẻ trà đó bị hỏng thì việc duy nhất bạn có thể làm là hủy mẻ trà, khử trùng bình nhiều lần với nước sôi cho thật sạch, phơi khô và làm lại mẻ trà mới.
>> Cách làm trà sữa than tre béo ngậy, lạ mắt chỉ trong 15 phút <<
4. Những lưu ý trong cách làm trà kombucha
- Khi làm trà kombucha, trong quá trình lên men, bình trà sẽ có những thay đổi mà bạn cần lưu ý. Ngày thứ 3 của quá trình, bạn sẽ thấy một scoby mới được hình thành trên bề mặt nước trà, hay còn gọi là scoby con. Theo thời gian, scoby con sẽ ngày càng dày hơn và màu nước trà cũng nhạt dần đi.
- Trong khi lên men, scoby mẹ (scoby giống) có thể nổi lên trên bề mặt hoặc chìm xuống dưới đáy bình. Đây là điều rất bình thường nên bạn đừng lo lắng nhé.
- Quá trình lên men sẽ sinh ra khí gas có bản chất là khí cacbonic nên bạn sẽ nhìn thấy bọt khí ở giữa lớp nước trà và scoby con khiến cho scoby con bị đẩy lên cao. Vì vậy mình sẽ cần thường xuyên nghiêng nhẹ bình để bọt khí thoát ra, giúp scoby con chạm xuống nước trà.
5. Bao lâu thu hoạch được Kombucha?
Nếu bạn thắc mắc bình trà kombucha lên men bao lâu là thu hoạch được thì câu trả lời là không có quy chuẩn cụ thể. Bởi vì kombucha lên men ra sao phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ, không khí.
Trong khi đó, giữa các mùa trong năm hay các miền thì đều có sự khác nhau về nhiệt độ. Bên cạnh đó, nếu có người thích uống kombucha chua vừa phải thì sẽ thu hoạch sớm hơn người muốn uống kombucha chua nhiều.
Vì vậy, làm trà kombucha nhiều lần thì bạn sẽ rút ra cho mình công thức riêng và biết được thu hoạch vào thời gian nào là hợp lý. Một bí quyết mà chúng mình mách nhỏ cho bạn đó là sau 1 tuần hoặc hơn, hãy nếm thử trà, nếu thấy chưa được vị chua như ý thì hãy để trà lên men lâu hơn nữa cho đến khi đạt độ chua vừa ý nhé.
6. Những lưu ý khi uống trà kombucha
Khi mới bắt đầu uống trà kombucha, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Người có hệ thống miễn dịch yếu hoặc nhạy cảm với caffeine nên tránh sử dụng Kombucha.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng không nên sử dụng thức uống này.
- Kombucha có chứa men rượu, nên nếu bạn dị ứng hoặc có vấn đề với cồn thì cần hạn chế sử dụng đồ uống này.
- Đối với người mắc bệnh tiểu đường, Kombucha có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Chính vì vậy, bệnh nhân tiểu đường khi sử dụng trà Kombucha cần theo dõi lượng đường trong máu thật cẩn thận.
7. Kết luận
Trên đây là những thông tin về cách làm trà kombucha và những lưu ý trong quá trình làm để mang lại kết quả tốt cho sức khỏe. Hy vọng những chia sẻ này của MISA CukCuk sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình làm trà Kombucha.