Một trong những điều kiện tiên quyết để công việc kinh doanh nhà hàng, quán ăn trở nên chuyên nghiệp và tạo dựng được lòng tin, ghi điểm với khách hàng đó là việc, nhà hàng, quán ăn được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực ra sao, có mất nhiều thời gian chờ đợi không, các chủ nhà hàng hãy cùng MISA CukCuk tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này!
1. Giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho nhà hàng là gì?
An toàn vệ sinh thực phẩm là việc chủ nhà hàng phải đảm bảo nguồn thực phẩm mà nhà hàng cung cấp không gây hại cho sức khỏe tính mạng khách hàng. Các thực phẩm cung cấp cho khách hàng không bị hỏng, không chứa các chất hóa học, sinh học, vật lý hay tạp chất vượt mức được cho phép. Đặc biệt nhà hàng không được sử dụng các loại động – thực vật bị bệnh, nhiễm độc để chế biến, cung cấp cho khách hàng.
Theo như pháp luật quy định, giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là bắt buộc đối với những chủ nhà hàng kinh doanh thực phẩm. Chính vì thế, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm chính là giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp cho nhà hàng theo quy định của pháp luật.
2. Tại sao cần được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Thứ nhất việc các chủ nhà hàng có giấy chứng nhận nghĩa là các chủ nhà hàng đang thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật Việt Nam quy định cho những trường hợp là nhà kinh doanh, chủ nhà hàng thực phẩm.
- Thứ hai, khi chủ nhà hàng sở hữu cho mình giấy chứng nhận sẽ khiến cho nhà hàng trở nên chuyên nghiệp, uy tín hơn trong mắt giới kinh doanh và sự tin tưởng tuyệt đối từ khách hàng của mình.
Nhà hàng có giấy chứng nhận không những tuân thủ pháp luật, có uy tín trong mắt khách hàng, mà nhà hàng còn thể hiện được sự chuyên nghiệp trong môi trường làm việc. Nhân viên của nhà hàng cũng cảm thấy tự tin, cùng nhau hỗ trợ thúc đẩy phát triển nhà hàng ngày càng lớn mạnh hơn.
>> Kiểm tra vệ sinh nhà hàng là có trách nhiệm với chính thực khách của mình <<
3. Đối tượng được xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Đối tượng được xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được pháp luật quy định rõ ràng là bất kỳ ai miễn là cơ sở sản xuất, kinh doanh nhà hàng thực phẩm. Những nơi này đều phải có giấy chứng nhận đạt đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi kinh doanh thực phẩm.
Bên cạnh đó, có những trường hợp đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng không được cấp là do: quy mô nhà hàng ban đầu nhỏ, lẻ, không cố định địa điểm kinh doanh và cung cấp dịch vụ; kinh doanh các loại thực phẩm nhỏ, lẻ; kinh doanh thực phẩm có bao gói sẵn; kinh doanh thức ăn đường phố; bếp ăn của tập thể đơn vị nào đó hoặc nhà hàng trong khách sạn.
Ngoài ra, có những trường hợp các chủ nhà hàng đã có các giấy chứng nhận ISO 22000, tiêu chuẩn toàn cầu về ATTP (BRC), tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế vẫn còn trong thời gian hiệu lực, thì họ không cần phải làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận nói trên.
4. Thủ tục nhà hàng xin cấp giấy chứng nhận
Thủ tục giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải được chuẩn bị một cách cẩn thận từ các loại giấy tờ khác nhau nên chủ nhà hàng phải thật chú ý.
4.1. Hồ sơ yêu cầu
Theo quy định của pháp luật một bộ hồ sơ xin cấp cần đầy đủ và đạt yêu cầu bao gồm những giấy tờ sau:
- Mẫu đơn đã điền thông tin đầy đủ đề nghị xin cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà hàng.
- Giấy xác nhận chủ nhà hàng đủ điều kiện sức khỏe để kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện/thành phố trở lên cấp.
- Giấy xác nhận đã hoàn thành khóa tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ nhà hàng, quán ăn trực tiếp kinh doanh, điều phối địa điểm kinh doanh đó.
- Bản báo cáo về cơ sở, vật chất, các trang thiết bị khoa học công nghệ đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4.2. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chứng nhận cho nhà hàng
Những nơi có thẩm quyền cấp giấy phép mà chủ nhà hàng cần biết:
- Thứ nhất là ngành y tế chịu trách nhiệm.
Quản lý an toàn thực phẩm đối với dụng cụ, các vật liệu bao bì, chứa đựng thực phẩm, sản phẩm kinh doanh sẽ thuộc lĩnh vực được sắp xếp quản lý. Theo quy định của Chính phủ các thực phẩm đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng sẽ được quản lý chặt chẽ trong toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, đem mặt hàng đến với thị trường.
- Thứ hai là ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm.
Đơn vị này xét đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản, muối. An toàn thực phẩm trong toàn bộ quá trình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu đối với các thực phẩm như ngũ cốc, thịt, các sản phẩm có nguồn gốc từ trứng, sữa, thủy sản và các loại rau củ, quả, mật ong, muối và các nông sản.
- Thứ ba là ngành Công thương chịu trách nhiệm.
Ngành công thương sẽ chịu trách nhiệm quản lý quá trình sản xuất, chế biến, đưa sản phẩm đến thị trường, mọi hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đối với các sản phẩm như bia, rượu, nước giải khát, dầu thực vật, tinh bột và các thực phẩm khác nữa.
4.3. Trình tự xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhà hàng
Sau khi chủ nhà hàng soạn hồ sơ, chủ nhà hàng cần đảm bảo có sự chuẩn bị đầy đủ về các loại giấy tờ liên quan, cũng như việc tìm hiểu được cơ quan cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đã kỹ càng thì bạn bắt đầu tiến hành nộp hồ sơ cho nhà hàng mình.
- Bước 1: Nộp hồ sơ. Người nộp hồ sơ có thể là chủ nhà hàng, đơn vị kinh doanh nhà hàng hoặc người được ủy quyền nộp một bộ hồ sơ vào cơ quan có thẩm quyền – Bộ Công Thương.
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ. Sau khi chủ nhà hàng nộp hồ sơ cấp, thì họ sẽ được Bộ Công Thương tiếp nhận hồ sơ. Cơ quan có thẩm quyền khi tiếp nhận sẽ ghi vào sổ nhà nước và đưa phiếu đã nhận được hồ sơ cho các chủ nhà hàng để lưu ý thêm điều gì không có thể ghi vào. Trên giấy tờ sẽ ghi rõ ngày hẹn cơ quan thẩm quyền trả kết quả. Cơ quan thẩm quyền ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ họ sẽ tiến hành kiểm định tính xác thực của toàn bộ giấy tờ. Ngoài ra Bộ Công Thương cũng sẽ trực tiếp kiểm tra thực tế tại các nhà hàng, cơ sở kinh doanh để kiểm tra và đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Bước 3: Trả kết quả. Cuối cùng là bước trả kết quả. Thời hạn kiểm tra là 15 ngày kể từ ngày hồ sơ được xác nhận, nếu bộ hồ sơ hợp lệ, các chủ nhà hàng, sản xuất kinh doanh sẽ được cấp giấy chứng nhận. Trường hợp mẫu hồ sơ không hợp lệ hoặc các lý do khác nữa nhà hàng bị từ chối, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có câu trả lời cho nhà hàng bạn bằng văn bản. Trong văn bản đó có nêu rõ lý do đầy đủ để bạn biết. Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận này là 3 năm.
5. Tạm kết
Thủ tục nhà hàng xin cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm là chứng nhận mà bất nhà hàng nào cũng đều phải có nhất là các chủ nhà hàng lớn. Vì vậy, nếu nhà hàng, quán ăn muốn thực hiện thủ tục nhanh chóng, đúng đủ cần phải có sự chuẩn bị thật cẩn thận. Hy vọng rằng, MISA CukCuk đã giúp bạn đọc biết thêm nhiều thông tin bổ ích về cách chuẩn bị hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền, thời hạn có hiệu lực để xin cấp giấy chứng nhận này.