Mở quán trà sữa bánh ngọt là một trong nhiều ý tưởng khả thi cho những bạn muốn bắt đầu kinh doanh trong lĩnh vực F&B. Tuy nhiên, trong thị trường đầy cạnh tranh làm thế nào để kinh doanh trà sữa bánh ngọt hiệu quả là bài toán khó. Để hỗ trợ anh chị chủ quán, MISA CukCuk tổng hợp kinh nghiệm giúp bạn mở quán trà sữa bánh ngọt thu hút khách hàng.
I. Đánh giá tiềm năng kinh doanh trà sữa bánh ngọt
Vài năm trở lại đây, mô hình kết hợp trà sữa và bánh trở thành xu hướng kinh doanh tiềm năng trên thị trường. Các quán trà sữa bánh ngọt trở thành điểm đến thu hút giới trẻ và dân công sở văn phòng.
Ngày nay, đi uống trà sữa đồng nghĩa với việc gặp gỡ, hẹn hò, giao tiếp, check in và chia sẻ không gian quán đẹp. Xuất phát từ xu hướng ăn uống này, nhiều quán trà sữa đã gia tăng trải nghiệm cho khách hàng bằng cách bổ sung thêm thực đơn bánh vào menu.
Bố trí không gian có bàn ghế, chỗ ngồi để khách hàng vừa có thể thưởng thức bánh, vừa nhâm nhi thức uống, vừa trò chuyện, tán gẫu và chụp hình để chia sẻ lên các trang mạng xã hội.
Sự thành công của các tiệm bánh ngọt, quán trà sữa, cafe kết hợp với bánh như Givral, Tous les Jours, Paris Baguette, Paris Gâteaux… hay các thương hiệu The Coffee Bean & Tea Leaf, The Coffe House,… đã cho thấy mô hình tiệm bánh – trà sữa hoặc cafe đang mang đến một phong cách ẩm thực mới mẻ, hiện đại và đáp ứng được nhu cầu của đại đa số thực khách là giới trẻ và dân văn phòng hiện nay.
Tại Việt Nam thị trường kinh doanh mô hình trà sữa bánh còn rất rộng và tiềm năng vì số đông người Việt đều rất thích. Do đó, trong tương lai đây sẽ là mô hình thay thế các mô hình chỉ kinh doanh tiệm bánh và kinh doanh trà sữa thông thường.
II. Kinh nghiệm mở quán trà sữa bánh ngọt
2.1. Xác định mục tiêu kinh doanh
Tương tự những mô hình kinh doanh F&B khác, xác định mục tiêu sẽ giúp bạn triển khai công việc kinh doanh hiệu quả hơn. Tại bước này cần xác định:
- Đối thủ cạnh tranh: Phân tích những cửa hàng cùng mô hình quán trà sữa bánh ngọt và cả những cửa hàng trà sữa, cafe thông thường. Tìm kiếm điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để có được kinh nghiệm cho mình.
- Đặt mục tiêu kinh doanh cho từng giai đoạn: Với từng giai đoạn như khai trương, thời điểm 3 tháng đầu, 1 năm đầu, 3 năm tiếp theo… đều có những mục tiêu rõ ràng bao gồm doanh số, lợi nhuận, ngân sách marketing.
Bám sát kế hoạch và linh hoạt thay đổi khi cần thiết sẽ giúp bạn có định hướng rõ ràng, kinh doanh thành công hơn.
2.2. Mở quán trà sữa bánh ngọt cần bao nhiêu vốn?
Việc xác định nguồn vốn ban đầu sẽ giúp bạn quyết định quy mô, hình thức và cách phân phối dòng tiền trong kinh doanh. Dưới đây là một số chi phí cố định cần có khi kinh doanh trà sữa bánh ngọt:
- Chi phí thuê mặt bằng: Nếu bạn có sẵn mặt bằng kinh doanh thì bỏ qua khoản này. Nhưng nếu đi thuê thì từng vị trí, giá thuê sẽ dao động từ 7 – 30 triệu/tháng hoặc hơn. Và thường hợp đồng thuê sẽ yêu cầu bạn cọc từ 3 – 6 tháng, nhiều địa điểm có thể yêu cầu ký hợp đồng tối thiểu 1 năm. Do đó bạn cần chuẩn bị sẵn nguồn vốn cho khoản chi này.
- Chi phí cải tạo, trang trí quán: Khách hàng không chỉ thưởng thức đồ ăn uống mà còn trải nghiệm không gian, check in địa điểm đẹp và ấn tượng. Do đó, việc trang trí quán cần được chú trọng từ màu sắc, cách decor cho đến họa tiết phải có sự thống nhất và được đầu tư.
- Chi phí nguyên vật liệu: Bánh ngọt, trà sữa thường được chế biến và sử dụng trong ngày để đảm bảo sự thơm ngon. Các nguyên liệu khô đóng hộp như chè, các loại mứt hoa quả bạn có thể nhập nhiều về bảo quản. Còn các nguyên liệu như sữa, bơ… nên dựa vào sức tiêu thụ của thị trường để nhập số lượng phù hợp.
- Chi phí trang thiết bị: Ví dụ như đồ nội thất bàn ghế ngồi, tủ lạnh, tủ bảo quản, tủ bánh, kệ trưng bày…
- Chi phí duy trì hoạt động: Các chi phí này bao gồm lương nhân viên, tiền điện, nước, mạng, các phát sinh đột xuất… Bạn cần chuẩn bị khoản chi phí này tối thiểu từ 3 – 6 tháng để đảm bảo kinh doanh thuận lợi.
Như vậy để mở quán trà sữa bánh ngọt quy mô nhỏ và vừa bạn cần có tối thiểu khoảng 200 – 300 triệu.
Lưu ý mô hình kinh doanh trà sữa bánh ngọt nên menu cần chú trọng đến thức uống phù hợp với hương vị bánh. Tham khảo một số loại bánh nên có trong menu:
- Mousse Cake: Là dòng bánh có lớp gato mỏng, phần bánh khá ít được bao phủ bên trên là lớp kem mát lạnh, siêu mềm mịn.
- Bánh Flan : Đây là loại bánh có nguồn gốc của nước Pháp mang theo sự nhẹ nhàng, tinh tế, đơn giản nhưng đầy nghệ thuật. Loại bánh này được làm chủ yếu từ lòng đỏ trứng, sữa, đường và caramel. Ngoài hương vị truyền thống, quán của bạn có thể phuc vụ bánh flan dừa, dâu tây, trà xanh…
- Bánh Tiramisu: Sự kết hợp hài hòa của rượu Rhum, café và cacao, pha thêm vị béo của kem, phô mai cùng trứng.
- Macaron: Những chiếc bánh Macaron nhỏ nhắn đầy màu sắc được mệnh danh là cô tiểu thư của ẩm thực Pháp vởi hình dáng tinh xảo, vỏ bánh giòn xốp cùng với nhân bánh mềm mại, ngọt ngào như tan vào trng miệng. Hiện nay loại bánh này được làm với nhiều kiểu dáng và giá cả khác nhau.
- Muffin và cupcake: Hai loại bánh ngọt này cũng là những loại bánh nên có trong menu đồ uống quán trà sữa có thể lựa chọn.
- Cheesecake: Là loại bánh kém phô mai dạng mềm cần được bảo quản trong nhiệt độ thấp nên thích hợp dùng lạnh đặc biệt vào mùa hè oi bức. Cheesecake có nhiều hương vị khác nhau như matcha, vị chocolate, vị trái cây.
- Bánh Cookies (hay bánh quy): Ngoài những loại bánh mềm, thì trong menu đồ uống trà bánh không thể thiếu đi các loại bánh cứng như bánh cookies.
Menu của quán trà sữa bánh ngọt cần có sự đa dạng về loại trà, sữa, topping và bánh ngọt để khách hàng có nhiều lựa chọn. Anh chị cũng nên cân nhắc đến sự phong phú về hương vị và hình thức để thu hút khách hàng.
Sau khi xây dựng menu, hãy khảo sát phản hồi của khách hàng về chất lượng, hương vị của sản phẩm. Dựa trên phản hồi đó, anh chị có thể cải tiến và điều chỉnh menu phù hợp với khách hàng hơn.
Đừng bỏ lỡ: 5 tips thiết kế menu trà sữa tạo ấn tượng với khách hàng
2.4. Đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật, dù quy mô nhỏ nhưng khi mở quán cũng cần phải hoàn thành đủ thủ tục gồm giấy phép kinh doanh, vệ sinh an toàn thực phẩm và đóng thuế (tùy lợi nhuận hàng năm). Vì thế, hãy chú ý dành thời gian hoàn thiện mọi thủ tục pháp lý để có thể kinh doanh lâu dài, tránh gặp các vấn đề rắc rối khác.
Các loại hình kinh doanh có thể chia thành 3 nhóm:
- Doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.
- Hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.
- Cá nhân kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh rất nhỏ.
Theo quy định tại Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì: Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Như vậy, nếu bạn muốn mở trà sữa bánh ngọt thì cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh.
Tham khảo thêm: [Cập nhật mới nhất] Thủ tục đăng ký kinh doanh và mở quán cafe
2.5. Thiết kế, thi công quán trà sữa bánh ngọt
Tham khảo 2 cách thiết kế – thi công quán trà sữa sau:
- Tự thiết kế, thi công: Nếu bạn có khả năng, kinh nghiệm thiết kế hãy tự phác họa ý tưởng của mình. Phương án này khá tiết kiệm chi phí.
- Thuê đơn vị thiết kế, thi công: Ưu điểm là đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thực chiến. Do đó sẽ tư vấn cho bạn những concept phù hợp nhất. Tuy nhiên chi phí thuê thiết kế tương đối lớn.
Tham khảo một số phong cách thiết kế quán trà sữa bánh ngọt:
- Phong cách hiện đại
- Phong cách ngồi bệt
- Quán trà sữa bánh ngọt take away
2.6. Lên kế hoạch marketing
Xây dựng kế hoạch marketing tiếp thị online và offline sẽ giúp quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến với với nhiều khách hàng mục tiêu hơn. Trong thời điểm khai trương hoặc các ngày lễ, tết, quán của bạn nên triển khai các chương trình khuyến mãi trà sữa để thu hút khách hàng:
- Giảm % hóa đơn hoặc giảm giá món khi khách hàng đến khai trương và check in trên mạng xã hội
- Mua 2 tặng 1 cho các hóa đơn trên 100k
- Tặng quà, voucher cho các đơn hàng đầu tiên…
Ngoài ra nên phát triển bán hàng trên các ứng dụng như GrabFood, Baemin, ShopeeFood…
2.7. Đầu tư trang thiết bị, phần mềm và thiết bị bán hàng chuyên nghiệp
Đầu tư các thiết bị pha chế chuyên nghiệp như máy đảo trà, bình ủ trà, máy làm đá, tủ lạnh trưng bày, máy làm bánh, máy đánh kem… sẽ giúp tiết kiệm thời gian chế biến, tăng trải nghiệm cho khách hàng.
Một số công cụ dụng cụ cần thiết cho quán trà sữa bánh ngọt:
- Máy xay sinh tố: Dùng để xay nhuyễn trái cây, đá viên, sữa đặc và các loại hỗn hợp để tạo ra các loại đồ uống sinh tố, smoothie, frappe,…
- Máy ép trái cây: Dùng để ép trái cây tươi để lấy nước ép, giữ lại hương vị và dinh dưỡng của trái cây.
- Máy pha cà phê: Dùng để pha cà phê espresso để tạo ra các loại đồ uống cà phê, cappuccino, latte,…
- Máy pha trà: Dùng để pha trà và các loại thảo mộc để tạo ra các loại đồ uống trà, trà sữa, trà chanh,…
- Máy làm kem: Dùng để làm kem đánh bông, kem soft serve để dùng trong các loại đồ uống kem.
- Máy làm bánh: Dùng để làm bánh ngọt, bánh mì, bánh quy để kết hợp với các loại đồ uống.
- Máy đánh trứng: Dùng để đánh trứng để tạo ra các loại kem, bánh, bánh mì,…
- Máy làm đá viên: Dùng để tạo ra đá viên để dùng trong các loại đồ uống có đá.
Vào những khung giờ cao điểm, quán của bạn sẽ đông khách, khó quản lý. Do đó, đầu tư phần mềm quản lý quán trà sữa bánh ngọt để nhận order, tính tiền, quản lý theo bàn sẽ hạn chế được gian lận và thất thoát.
Phần mềm quản lý quán trà sữa bánh ngọt chuyên nghiệp hỗ trợ nhận order linh hoạt khách ngồi tại quán, take away mang về hoặc các đơn hàng online (trên website hoặc các ứng dụng đặt đồ online). Hỗ trợ in tem nhãn dán ly trà sữa, tính tiền quét mã vạch nhanh chóng và chính xác. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng trà sữa bánh ngọt hiệu quả hơn.
Trên thị trường có nhiều phần mềm trong đó phổ biến và được yêu thích nhất là phần mềm trà sữa bánh ngọt MISA CukCuk được phát hành bởi Công ty cổ phần MISA. Phần mềm đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý – bán hàng:
- Nhận order trên mọi thiết bị
- Quản lý kho NVL
- Linh hoạt nhiều hình thức thanh toán: tiền mặt, thẻ, ví điện tử
- Xem báo cáo từ xa mọi lúc mọi nơi tiện lợi
- Quản lý nhân viên theo vị trí, ca làm
|
III. Tạm kết
Mở quán trà sữa bánh ngọt là một phương án kinh doanh đầy tiềm năng và có cơ hội thành công cao. Hy vọng với những chia sẻ trên phần nào đó giúp quán hoạt động ổn định và kinh doanh hiệu quả.