Chiến lược marketing của Ding Tea: trà sữa quốc dân

Một trong những thương hiệu đầu tiên đặt nền móng cho giai đoạn phát triển rực rỡ của trà sữa, Ding Tea vẫn được nhắc nhớ trong tâm trí của người tiêu dùng về một thương hiệu trà sữa quốc dân, không kén người uống, giá thành hợp lý. Đó cũng là lý do mà dù có không ít ông lớn trà sữa ra nhập thị trường rồi lẳng lặng rút lui, Ding Tea vẫn có thể tồn tại và trụ vững, kể cả hậu dịch. Trong nội dung dưới đây, MISA CukCuk sẽ phân tích về chiến lược marketing của Ding Tea. 

1. Đôi nét về Ding Tea

1.1. Lịch sử hình thành

Ding Tea được thành lập vào năm 2004 tại Đài Loan, dưới sự sáng lập của ông Xu Wei-Xiang. Thị trường lúc đó đã có sự xuất hiện của nhóm các thương hiệu trà sữa nhượng quyền nhưng chất lượng không đảm bảo tính nhất quán. Bằng tâm huyết và niềm tin xây dựng một thương hiệu đi lên từ chất lượng sản phẩm và giúp khách hàng có được những thức uống chất lượng, ngon lành. Hãng này đã nhân rộng hệ thống với Ding Tea trên toàn cầu từ Đài Loan đến Hoa Kỳ. Ding Tea sử dụng công thức trà kiểu mới pha sữa cũng như kiểm soát chất lượng độ ngọt của trà vào trong từng thức uống.

logo ding tea

1.2. Triết lý kinh doanh, slogan

Lấy slogan là “Shake for Life” (Lắc cho cuộc sống), sở dĩ có slogan này là do hãng đã sử dụng thiết bị để lắc trà sữa đảm bảo trà và sữa quyện vị. Điều này hoàn toàn hỗ trợ việc pha chế các thức uống theo yêu cầu của thực khách. Mục tiêu nhằm thúc đẩy một triết lý mới cho việc uống trà và việc tạo nên một xu hướng cho đồ uống và nguồn năng lượng đảm bảo hệ thống nhượng quyền được thiết lập chặt chẽ.

1.3. Định vị thị trường

Hãng này thông qua các lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm cao, lợi nhuận thấp cùng cam kết về việc thu hồi vốn nhanh, ông dự định thay đổi quan niệm về việc thưởng thức trà sữa. Một thức uống ngon cần được phổ biến rộng rãi đến nhiều người, để làm được điều đó, phải để mức giá mà mọi người đều cảm thấy trong mức chấp nhận được. Định vị là một thương hiệu trà sữa  gần gũi, Ding Tea luôn thể hiện tinh thần thương hiệu của mình trẻ trung, dễ tìm và phù hợp với khẩu vị của số đông.

trà sữa ding tea

1.4. Ding Tea tại Việt Nam

Ding Tea Việt Nam được Master Ding Tea Vietnam mang từ Đài Loan về. Sở dĩ, trong quá trình học tập và công tác tại Canada, họ đã được thưởng thức hương vị của loại trà này và nhận định rằng, hương vị của họ rất phù hợp với khẩu vị của người châu Á. Đây là một sản phẩm hoàn toàn tiềm năng nếu mang về Việt Nam. Và nhận định đó của đại diện Master Ding Tea hoàn toàn không sai lầm. Thương hiệu này đã tạo một làn sóng ưa thích trà sữa nhân rộng hơn. Từ một thương hiệu với 1 cửa hàng trà sữa đầu tiên trên phố Lê Đại Hành, Hà Nội, giờ đã có tới hơn 100 cửa hàng tại khắp các tỉnh thành phố. 

Đại diện hãng cũng chia sẻ những khó khăn khi muốn nhận nhượng quyền độc quyền thương hiệu.  Toàn bộ nguyên vật liệu, bao bì đều được nhập khẩu chính hãng từ các nhà cung cấp chính hãng của thương hiệu mẹ tại Đài Loan. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, hãng này cũng thường xuyên có chuyên gia từ Đài Loan qua giám sát chất lượng và đào tạo toàn bộ hệ thống Ding Tea.

chiến lược marketing ding tea

Điều này nhằm cam kết với các thực khách tin tưởng, yêu thích Ding Tea về một thức uống chất lượng. Bởi lẽ, điều duy nhất có thể giúp thương hiệu tồn tại đường dài với khẩu vị đa dạng của thực khách chính là chất lượng sản phẩm. Chất lượng của Ding Tea dù ở VIệt Nam hay Đài Loan, dù là cơ sở Bắc, Trung, Nam chất lượng, hương vị của ly trà sữa vẫn không hề khác biệt.  

Thậm chí đến thời điểm hiện tại, khi thị trường trà sữa không còn quá hot, những thương hiệu trụ lại được sau cơn sốt vẫn là những cái tên đình đám từ ngày trước và Ding Tea cũng là một trong số đó.

2. Chiến lược marketing của Ding Tea tại Việt Nam

2.1. Sản phẩm

Trà đen của Ding Tea được lựa chọn từ ba vùng sản xuất trà lớn nhất trên thế giới mà không sử dụng bất kỳ sản phẩm phụ gia nào. Trà được sơ chế dạng khô, cắt sợi và có màu nâu sẫm. Trà pha ra có màu đỏ son với vị tươi mát, chan chát nhẹ.

Trà xanh của Ding Tea không phải loại trà hay pha trộn nhiều cành hơn lá. Hương vị đặc trưng là sự đắng, gắt và không có mùi thơm. Lá trà to, đồng đều. Màu sắc xanh ngọc bích và xanh đen, khi pha chế sẽ có màu xanh lá cây đặc trưng.

chiến lược marketing sản phẩm của ding tea

Trà ô long đặc biệt được sao cẩn thận, cảnh về thời gian, lửa, nếu không loại trà này sẽ có vị đắng gắt. Còn nếu sao chưa đủ kỹ thì trà lại chẳng thể có hương vị thơm đặc trưng. Để có thể đạt được hương vị đặc trưng này thì điều quan trọng nhất. Sự hoàn hảo từ hương vị này chỉ có thể được chế biến bởi bậc thầy về trà mạn, nước cốt màu hổ phách, hương thơm đọc đáo. Chính hương vị này cũng làm nức long và phù hợp với khẩu vị của đa phần khẩu vị của người châu Á. Việc mang trọn vẹn hương vị đã giúp Ding tea ghi điểm trong lòng thực khách, đồng thời đây cũng được xem là điểm trọng yếu trong chiến lược marketing của Ding tea. 

Thực đơn của Ding Tea được chia thành 10 nhóm đồ uống

các hương vị của trà sữa ding tea

  Trà trái cây   Nước, trà sữa trái cây   Socola và Café
  Trà sữa   Sữa chua uống   Kem mousse
  Trà xanh Nhật Bản   Trà Đài Loan Đặc biệt   Đồ uống nóng

Thực đơn này cũng chỉ là 6 hương vị bán chạy nhất của Ding Tea như trà xoài, trà dâu, trà sữa, trà ô long, trà đào và matcha đậu đỏ. Sự đa dạng về thực đơn này đã giúp Ding Tea có thể đáp ứng gần như khẩu vị của các khách hàng đến cửa hàng. Có cả những đồ uống hợp xu hướng cũng thường xuyên được cập nhật thông qua việc nghiên cứu khẩu vị tiêu dùng của khách hàng Việt.

2.2. Giá thành

Ding Tea định vị mình là một thương hiệu trà sữa gần gũi, ai cũng có thể thưởng thức một ly trà sữa thơm ngon mà không cần quá đắn đo về giá. Bởi vậy, chính sách giá của hãng này cũng đặt ra vô cùng hợp lý. Mức giá dao động từ 25 – 49.000đ, kèm theo đó là các loại topping giá từ 5000đ – 10.000đ.

chiến lược marketing của ding tea

Có thể nhận thấy từ thời điểm ra mắt đến nay, hãng này không thay đổi giá thành thực đơn quá nhiều, thậm chí sự điều chỉnh đó không đáng kể. Bình ổn giá đã giúp cho Ding Tea tìm kiếm cho mình một chỗ đứng riêng trên thị trường với phân khúc học sinh, sinh viên. Để so sánh chất lượng một ly trà với giá thành bỏ ra thì có lẽ hoàn toàn tương xứng. Hương vị thơm, dễ uống, đa dạng.

Ứng dụng chiến lược marketing của mô hình lớn cho chính nhà hàng, quán ăn, quán cafe của mình

Trong bộ tài liệu gồm có:

  • File Kế hoạch xây dựng mục tiêu & KPIs marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe
  • File kế hoạch marketing nhà hàng, quán ăn, quán cafe… theo tháng, theo quý
  • File kế hoạch Social Media cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe
  • File kế hoạch Content Marketing…

Trong các file, MISA CukCuk đã tổng hợp sẵn những đầu việc cần thực hiện và một số gợi ý để khai thác nội dung hiệu quả, bám sát mục tiêu. Chủ quán hoàn toàn có thể dựa vào đó chủ động lên các nội dung phù hợp với mô hình kinh doanh và tệp khách hàng của mình.

template marketing

(Anh chị vui lòng nhấn vào ảnh để tải tài liệu)

2.3. Phân phối

Số lượng cửa hàng nhượng quyền của Ding Tea đã chạm mốc con số 100 trải dài từ Nam vào Bắc thậm chí sức hút của mô hình còn được các khu vực huyện, thị trấn của các tỉnh thành phố triển khai. Không quá khó để có thể tìm kiếm được một cửa hàng Ding Tea, đó cũng được xem là một trong những lợi thế mà không phải đơn vị kinh doanh trà sữa nào cũng làm được. Thương hiệu tốt, chất lượng sản phẩm tốt và gần khách hàng đều là điểm hậu thuẫn của Ding tea.

thiết kế cơ sở trà sữa ding tea

Bên cạnh đó hãng này cũng hợp tác với các đơn vị giao hàng trực tuyến như GrabFood, Shopee Food… để mở rộng thêm kênh bán hàng của mình. Hãng này đã phát triển hệ thống giao hàng riêng thông qua tổng đài hoặc số điện thoại hotline của riêng từng chi nhánh để khách hàng nếu có đặt đơn hàng với số lượng lớn cũng không cần quá đắn đo việc các đối tác giao hàng ngại nhận đơn.

2.4. Truyền thông, quảng cáo

Thương hiệu này có thể xem là một trong những thương hiệu điển hình của việc tận dụng sức mạnh của sự truyền miệng. Với nền tảng về thương hiệu, chất lượng tốt, họ không cần tốn quá nhiều giấy mực để quảng cáo thương hiệu của mình. Sự lựa chọn khôn ngoan của người đến đầu khi thị trường quá nhớ, quá quen thuộc và tin dùng.

Hãng này cũng không mấy khi đưa ra các chương trình khuyến mãi cho người dung thậm chí có khuyến mãi cũng chỉ áp dụng tại một số cơ sở mới hoặc các cơ sở mở lại. Việc không chạy theo chiêu thức về đánh vào yếu tố giá cả của hãng cũng tránh việc sa đà, khuyến mãi liên tục, không mấy hấp dẫn như cách các thương hiệu trà sữa trên thị trường áp dụng để níu kéo khách hàng.

Chiến lược marketing của Dingtea

Tuy nhiên, thương hiệu này cũng cần có những động thái nhắc nhớ lại thương hiệu, mục đích cuối cùng vẫn là việc khách hàng tin tưởng, lựa chọn. Với một thương hiệu lâu năm, khách hàng có thể ghi nhớ, nhưng tâm lý muốn đổi mới và yếu tố mặc cảm về giá vẫn tồn tại thì có lẽ không gì gây ấn tượng hơn với đối tượng “thích trà sữa” này là những ưu đãi, voucher độc quyền.

3. Tạm kết

Hy vọng những chia sẻ trên đây của MISA CukCuk đã phần nào giúp anh chị hiểu hơn về thương hiệu trà sữa đình đám này. Đối với các đơn vị đang mong muốn tiếp nhận nhượng quyền của đơn vị này có thể cân nhắc và chọn lựa, một thương hiệu đáng để đầu tư. Còn với anh chị muốn tự kinh doanh thương hiệu trà sữa của riêng mình thì hy vọng chiến lược marketing của Ding tea đã giúp anh chị hiểu rõ tầm quan trọng của sản phẩm. Điều kiện kiên quyết hãy có một sản phẩm tốt.

đăng ký nhận tin

Bài viết liên quan
Xem tất cả