Thời gian gần đây, kinh doanh trà sữa thật sự bùng nổ và phổ biến ở mọi nơi, điển hình cho điều đó chính là khi bạn cứ bước ra khỏi nhà sẽ nhìn thấy cách 1km lại có một quán trà sữa được mở ra bày bán. Nhiều thương hiệu trà sữa đã ra đời và có chiến lược kinh doanh trà sữa phù hợp, đáp ứng được đúng nhóm khách hàng mục tiêu và được yêu thích.
Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ phân tích chiến lược kinh doanh trà sữa thông qua các bước kinh doanh và một số case study thành công của một số thương hiệu trà sữa nổi tiếng.
I. Tiềm năng kinh doanh trà sữa trong năm 2022
Để đáp ứng nhu cầu ăn uống, vui chơi và giải trí của các bạn trẻ hiện nay, rất nhiều quán cafe, trà chanh, trà sữa được mở. Trong đó, thị trường kinh doanh trà sữa hiện phát triển nhanh chóng, phong phú và đặc biệt sôi động. Theo khảo sát, đây là loại đồ uống được nhiều bạn trẻ, học sinh – sinh viên và dân công sở rất yêu thích.
Cụ thể, nhóm đối tượng khoảng từ 13 – 38 tuổi sẽ có tần suất uống trà sữa 1 – 2 lần/tuần, còn với những bạn học sinh từ cấp 2 đến đại học có tần suất uống cao hơn 2 – 5 lần/tuần và đây là tỉ lệ chiếm đa số. Kinh doanh trà sữa là thị trường có tiềm năng và trong tương lai sẽ còn phát triển hơn nữa.
Ngoài ra, những cửa hàng trà sữa còn được yêu thích vì đây là nơi tụ tập hoặc checkin của các bạn học sinh, sinh viên. Với thức uống vừa ngon, rẻ cùng không gian thoải mái để trò chuyện bạn bè với nhau nên cũng không khó giải thích lý do vì sao các giờ cao điểm thì những quán trà sữa lại luôn đông khách như vậy.
Vậy làm sao để gia nhập được ngành trà sữa này? Cần chuẩn bị những gì để kinh doanh ngành này đây? Cách để xây dựng một thương hiệu trà sữa? Mọi câu hỏi sẽ có lời giải đáp trong phần phân tích chiến lược kinh doanh trà sữa sau đây.
II. Các bước lập chiến lược kinh doanh trà sữa
Điều để quyết định cửa hàng trà sữa của bạn có thành công hay không, tất cả là nhờ vào chiến lược kinh doanh trà sữa, có một chiến lược thông minh thì bạn sẽ như có thêm bước tiến trong việc kinh doanh cửa hàng trà sữa. Vì thế mà nhiều thương hiệu trà sữa nổi tiếng đã lập ra các bước chiến lược tỉ mỉ, trước khi bắt đầu bước chân vào thị trường tiềm năng này.
Bên cạnh đó, việc lập ra các chiến lược còn giúp cho chủ đầu tư, anh chị chủ quán tránh được các rủi ro lỗ vốn hay phá sản trong khi kinh doanh. Do đó, chúng ta cần phải các bước lập chiến lược kinh doanh như sau:
2.1. Nghiên cứu thị trường – khách hàng
Nhiều nhà đầu tư chỉ đơn giản nghĩ rằng việc tìm hiểu về thị trường và đối tượng khách của trà sữa là rất đơn giản, bởi các nguyên liệu dễ tìm và khách hàng là tất cả mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ. Điều này có thể đúng đối với nhiều người, nhưng để thành công với ngành trà sữa đang cạnh tranh khốc liệt trên thị trường hiện nay, nếu bạn giữ tư tưởng đó chắc chắn sẽ không thể trụ nổi quá mấy tháng.
Chính vì vậy, để cửa hàng trà sữa của bạn thành công thì chúng ta phải tập trung vào các mục tiêu sau chính là tìm hiểu xem những loại thức uống nào đang được giới trẻ yêu thích, hương liệu, mùi vị cách pha chế ra làm sao. Tìm những nguồn hàng có nguyên liệu chất lượng, điều đó sẽ giúp cho đồ uống của quán bạn trở nên thơm ngon, chất lượng, đặc trưng hơn các quán khác.
Còn đối với khách hàng thì chủ yếu sẽ là các bạn học sinh, sinh viên chiếm là đa số cho nên bạn cần có những mức giá cho menu tại quán hợp lý vì họ thường đi theo tập thể vì thế có thể dễ dàng tiếp cận.
Một số khác sẽ là dân văn phòng, cặp đôi và những hộ gia đình nhưng sẽ chiếm thiểu số, nhưng họ có mức thu nhập ổn định và thường có xu hướng đi vào ban đêm nhiều hơn là ban ngày, vì thế nếu bạn mở cửa hàng cả ngày nên chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ để phục vụ cho tốt nhất.
2.2. Xác định nguồn vốn để mở quán trà sữa
Xác định được nguồn vốn để mở quán là một trong các bước quan trọng suốt quá trình lập ra chiến lược kinh doanh trà sữa. Nếu không có nguồn tài chính rõ ràng thì sẽ rất khó khăn với mọi ý tưởng khi bạn lập ra. Lúc này bạn sẽ phải tự chủ động tìm kiếm từ nhiều phía để có thể gom đủ một số tiền nhất định để mở quán trà sữa.
Dưới đây là một số chi phí cố định cần tính toán khi mở quán trà sữa:
- Chi phí để thuê mặt bằng nếu như bạn chưa có: Dự tính tiền thuê dao động từ 5 – 10tr/tháng tùy từng vị trí. Một số vị trí đẹp như ở trong thành phố, mặt đường thì có thể tiền thuê sẽ cao hơn. Khi làm hợp đồng thuê mặt hàng, các chủ cho thuê thường yêu cầu bạn đóng cọc từ 3 – 6 tháng. Như vậy về chi phí thuê mặt bằng bạn cần chuẩn bị ít nhất 30 – 50 triệu.
- Chi phí để thuê người thiết kế cho quán: Ngoài chất lượng đồ uống và dịch vụ phục vụ thì decor của quán trà sữa là một trong những yếu tố thu hút khách hàng. Phong cách độc – lạ với các chi tiết trang trí ấn tượng sẽ giúp quán trà sữa của bạn đông khách hơn.
- Chi phí cần sửa chữa lại quán nếu cần thiết: Nếu bạn thuê lại mặt bằng của một quán trà sữa trước đó thì cần sửa chữa lại quán cho phù hợp với phong cách. Tiền sửa chữa dao động 30 – 50 triệu.
- Chi phí vào các nguyên liệu, thiết bị cần có trong quán: Các thiết bị như tủ đá, tủ mát, máy pha chế, khay đựng đồ… chi phí đầu tư ban đầu dự tính 20 – 30 triệu.
- Chi phí duy trì hoạt động cửa hàng như tiền điện nước, tiền lương cho nhân viên
- Một số khoản chi phí phát sinh khác: chi phí các chiến dịch marketing thương hiệu cho quán,…
Như vậy, để có thể mở quán trà sữa quy mô nhỏ bạn cần chuẩn bị khoảng 200 triệu.
2.3. Tìm hiểu kinh nghiệm kinh doanh trà sữa
Nhìn vào một cửa hàng trà sữa có thành công hay không là nhờ vào những kinh nghiệm tích lũy có được qua từng năm tháng, các kinh nghiệm này là xương là máu của nhiều nhà đầu tư đi trước để truyền đạt lại cho thế hệ sau. Cho nên nếu có cơ hội được gặp gỡ, giao lưu cùng họ thì bạn hãy đặt ra những câu hỏi mà mình thắc mắc, hay lắng nghe cách hỏi trải qua nhiều thăng trầm như thế nào để có được vị trí như hiện tại.
Hoặc bạn có thể tham gia một số group Facebook, diễn đàn trên mạng để cùng giao lưu, trao đổi kinh nghiệm kinh doanh trà sữa từ các anh chị trong ngành.
2.3. Lựa chọn địa điểm mở quán trà sữa
Lựa chọn một địa điểm lý tưởng với mặt bằng đẹp: rộng rãi, có chỗ để xa, thuận tiện giao thông, gần các văn phòng/trường học hoặc chung cư – nơi tập trung đông dân cư. Tất nhiên, những vị trí này sẽ có giá thuê mặt bằng rất cao.
Còn đối với những chủ đầu tư chưa đủ chi phí để thuê những mặt bằng như vậy thì có thể suy xét đến việc chọn các khu vực trong hẻm, ngõ một chút để vừa đủ khả năng chi trả của bản thân. Tuy nhiên, để giữ chân khách hàng và gia tăng doanh thu hiệu quả thì nên chú ý các yếu tố như decor quán, bán hàng online trên các app đặt hàng (Grab Food, Shopeefood, Baemin…)
2.4. Thiết kế phong cách riêng biệt cho quán
Định hình phong cách đặc biệt cho quán là chiến lược kinh doanh trà sữa được nhiều chủ đầu tư đi trước áp dụng rất nhiều, nó sẽ thu hút một lượng khách hàng đến sống ảo nhờ những thiết kế độc đáo, phong phú và đẹp mắt tại quán. Vì vậy, bạn phải lên ý tưởng thật cẩn thận trong bước này. Bạn có thể tự mình lên ý tưởng thiết kế hoặc thuê các họa sĩ chuyên nghiệp về cho quán.
Tham khảo một số phong cách thiết kế quán trà sữa:
- Phong cách hiện đại
- Phong cách gỗ cổ điển
- Phong cách đáng yêu ngọt ngào
- Phong cách theo 1 quốc gia đặc trưng ví dụ Nhật Bản, Trung Quốc
- Phong cách vintage
Ngoài thiết kế phong cách cho quán, bạn cũng cần chú tâm vào menu nữa. Menu đa dạng sẽ là một điểm cộng cho cửa hàng trà sữa của bạn, trong lúc hoàn thiện menu cho quán bạn có thể tham khảo thực đơn của các quán trà sữa khác. Và một số điểm bạn cần lưu ý khi xây dựng menu cho quán là giá tiền, đồ uống và cách trang trí cho menu của bạn thật sự bắt mắt. Menu đồ uống cần có gợi ý: đồ uống Signature, đồ uống best-seller…
2.6. Tìm kiếm nguồn nguyên liệu và lắp đặt trang thiết bị cho quán
Một chiến lược kinh doanh trà sữa hoàn hảo thì không thể thiếu được khâu chuẩn bị nguyên liệu, lắp đặt đầy đầy đủ các trang thiết bị cho cửa hàng. Nguyên liệu chuẩn bị cho đồ uống là rất nhiều và bạn phải tìm được chỗ cung cấp hàng chính hãng, có xuất xứ rõ ràng để tránh tình trạng khách hàng bị ảnh hưởng bởi đồ uống, điều này sẽ khiến cho hình ảnh cửa hàng bị xấu đi
Về máy móc thì bạn có thể linh hoạt lựa chọn phù hợp với túi tiền của mình, nhưng tốt nhất cũng nên chọn các loại máy mới có cơ chế hoạt động tốt để bạn có thể sử dụng lâu dài. Trên thị trường có nhiều loại máy chuyên về pha trà sữa và thường rơi vào tầm 10 – 12 triệu đồng đối với máy đậy nắp trà, 500.000 đồng sẽ là máy ủ trà, còn 4 – 5 triệu là máy trộn trà và cuối cùng là máy làm trân châu tầm 10 triệu trở lên.
2.7. Lựa chọn các phương án quản lý tính tiền quán trà sữa
Một số quán trà sữa quy mô nhỏ vẫn còn sử dụng giấy và bút để lưu trữ mọi dữ liệu trong quán, điều đó có thể làm tốn thời gian và không hiệu quả trong việc kinh doanh. Chính vì vậy, để có một chiến lược kinh doanh trà sữa hiệu quả, quản lý và tính tiền chính xác bạn nên sử dụng phần mềm quản lý quán trà sữa.
Phần mềm quản lý sẽ hỗ trợ bạn tự động tính toán doanh thu, lợi nhuận mà không cần phải ghi lại bằng giấy, bút nữa. Ngoài ra phần mềm quản lý quán trà sữa sẽ giúp bạn quản lý order, quản lý theo bàn, quản lý nhân viên, nguyên vật liệu… để hạn chế thất thoát.
Trải nghiệm miễn phí tính năng của phần mềm quản lý quán trà sữa TẠI ĐÂY:
2.8. Tạo website đặt hàng hoặc đăng ký gian hàng trên các app đặt đồ ăn/đồ uống online
Trường hợp cho những chủ đầu tư chưa đủ kinh phí để thuê hoặc mở cửa hàng, bạn hoàn toàn có thể kinh doanh trà sữa qua online. Đây cũng đang là hình thức phổ biến của nhiều bạn trẻ muốn thử sức kinh doanh sớm hiện nay, bạn chỉ cần đăng sản phẩm qua các trang web hay những app chuyên về đồ ăn, thức uống là sẽ có khách hàng đặt ngay.
Mở rộng bán hàng online trên Facebook, website, app đặt hàng… là cách để gia tăng doanh số, sức mạnh thương hiệu. Đặc biệt sau ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, xu hướng đặt mua đồ ăn, đồ uống trực tuyến ngày càng phổ biến.
MISA Cukcuk trang bị thêm cho chủ quán website đặt hàng online cực xịn: trước đã tiện, nay còn thêm lợi. Không cần mất nhiều chi phí mua tên miền, code hoặc thiết kế, anh chị dễ dàng sở hữu 1 trang đặt hàng xịn xò:
2.9. Tuyển dụng – đào tạo nhân sự
Khâu tuyển dụng nhân sự là quan trọng nhất, bởi nhân viên sẽ đại diện hình ảnh cho toàn cửa hàng. Nếu như nhân viên phục vụ không tốt sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của thương hiệu, nên bạn nên cân kỹ lưỡng trước khi tuyển chọn nhân sự và có kế hoạch đào tạo nhân sự chuyên nghiệp.
2.10. Hoàn thành các thủ tục kinh doanh trà sữa cho quán
Trước khi mở quán trà sữa thì bạn nên hoàn thành tất cả các thủ tục kinh doanh để tránh để xảy ra xung đột khi đang mở cửa hàng, bạn phải tuân theo quy định của pháp luật và đăng ký giấy phép kinh doanh trước khi khai trương quán. Đồng thời cần có các giấy tờ quan trọng khác như giấy đảm bảo VSATTP, đảm bảo phòng cháy chữa cháy…
2.11. Lập kế hoạch marketing thương hiệu hình ảnh trà sữa
Sau khi đã hoàn thành các bước trên của chiến lược kinh doanh trà sữa, giờ đây bạn sẽ cần khai trương và phát triển thương hiệu hình ảnh cá nhân trà sữa của quán mình đến cho mọi người. Bạn có thể marketing hình ảnh cửa hàng bằng cách đăng lên các hội nhóm review, treo băng rôn, phát tờ rơi,.. tất cả các hình thức đó đều sẽ giúp bạn thu hút một số lượng khách hàng nhất định đến quán.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số chiến lược marketing trà sữa thông minh như sau:
-
Mua 1 tặng 1 : Có thể sử dụng cho size vừa tặng size nhỏ hoặc là mua món best của quán tặng 1 món bất kì
-
Giảm giá 50% : Hình thức củng như mua 1 tặng 1 nhưng giảm giá 50% thường lại hấp dẫn hơn vì con số giảm giá sâu nó sẽ làm tăng kích thích tâm trí khách hàng
-
Mua 2 tặng 1 : Rất đáng để áp dụng cho tất cả các món toàn menu
-
Đồng giá 1000 đ : Cái này nên áp dụng sau khi khai trương làm chiến dịch đợt 2 , nghĩa là khi bạn mua món nước bất kì thì sẽ mua ly thứ 2 với giá 1000 đ nó củng tương tự như mua 1 tặng 1 nhưng vì do cách nghĩa nên khách hàng sẽ thấy hấp dẫn hơn
-
Giảm giá 10% – 20 % : chương trình này nên làm voucher phát cho khách hàng đến quán và được giảm giá cho những lần tiếp theo
-
Đồng giá 20k : Đây là 1 trong những Marketing khai trương an toàn nhất win – win cho 2 bên giữa chủ quán và khách hàng
III. Phân tích một số chiến lược kinh doanh marketing trà sữa thành công trên thị trường
3.1. Chiến lược kinh doanh nhượng quyền của Tocotoco
Tocotoco – thương hiệu trà sữa Việt Nam được thành lập từ năm 2013 và đã có những bước phát triển thần tốc, chiếm lĩnh thị trường trà sữa Việt Nam. Sau gần 10 năm hoạt động, Tocotoco đã có gần 400 cửa hàng trải dài 43 tỉnh, thành và có mặt trên thị trường Mỹ, Úc, Nhật.
Một trong những chiến lược phát triển của Tocotoco là phát triển hệ thống cửa hàng trà sữa nhượng quyền với chính sách hấp dẫn. Tùy vào từng diện tích kinh doanh và địa điểm, tổng chi phí đầu tư nhượng quyền 1 quán Tocotoco nằm trong
Ngoài ra, Tocotoco liên kết xúc tiến với rất nhiều ứng dụng giao – nhận đồ ăn như Grabfood, Shopeefood, Baemin… nhằm phục vụ nhu cầu mua online và giao hàng tận nơi của khách hàng. Đây là những chiến lược kinh doanh trà sữa đã góp phần thúc đẩy làm nên sự thành công của thương hiệu.
3.2. Chiến lược kinh doanh KOLs Marketing của The Alley Việt Nam
Mặc dù trà sữa The Alley chỉ mới xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhưng đã gặt hái được nhiều thành công. Một phần cũng là nhờ đội ngũ marketing giúp quảng bá thương hiệu đến với công chúng, đặc biệt là chiến lược KOLs Marketing.
Trong ngày khai trương, The Alley đã thực sự làm người hâm mộ phải choáng ngợp. Bên cạnh So Ji Sub, còn có hoa hậu Kỳ Duyên, ca sĩ Thu Minh, diễn viên Ninh Dương Lan Ngọc, MC Phan Anh hay Ali Hoàng Dương, tân quán quân của The Voice 2017 và nhiều ngôi sao đình đám trong Showbiz Việt. Phải nói rằng đây là một kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” khi mà có nhiều nhân vật nổi tiếng tới tham gia một buổi khai trương quán trà sữa đến vậy.
Việc này cũng giúp định hình The Alley là thương hiệu trà sữa cao cấp, mức giá cũng cao hơn so với một số thương hiệu trà sữa khác. Ngoài ra, tất cả các nhân viên đều sử dụng tạp dề trà sữa The Alley vừa tăng sự lịch sự, chuyên nghiệp vừa giúp khách hàng nhớ đến thương hiệu hơn.
IV. Tổng kết
Hy vọng với những thông tin trên mà MISA CukCuk đã chia sẻ, các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn rõ nét hơn về chiến lược kinh doanh trà sữa. Để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về kinh doanh cửa hàng, mọi người có thể truy cập website CukCuk hoặc gọi đến hotline sau để được hỗ trợ trực tiếp.
- Website: https://www.cukcuk.vn/
- Hotline: 090 488 5833