Giữ kết nối với khách hàng đối với lĩnh vực F&B đã luôn là yếu tố then chốt để gây dựng thương hiệu và tạo sự tin yêu trong lòng thực khách. Dịch bệnh diễn biến phức tạp và các biện pháp giãn cách được tăng cường khiến thời gian hàng quán phải đóng cửa kéo dài. Sự tương tác cửa các quán với khách hàng càng hạn chế hơn. Đây chính là lúc để phát huy ưu thế của những hoạt động marketing, nhằm tạo sợi dây liên kết giữa khách hàng và các nhà hàng, quán cafe.
1. Vì sao kinh doanh F&B cần chú trọng giữ kết nối với khách hàng?
1.1. Giữ kết nối với khách hàng như thế nào?
Thực chất đây chính là những hoạt động để nhà hàng, quán cafe tạo dấu ấn về sản phẩm, thương hiệu, cũng như chăm sóc thực khách tới quán. Những hoạt động truyền thông này, vốn thường không được chú trọng nên khi phải tiến hành cắt giảm chi phí trong mùa dịch, nhiều hàng quán đã lựa chọn loại bỏ chúng.
Đây chính là một sai lầm!
Khi quán phải đóng đóng cửa, bạn lại lựa chọn “biến mất” trên tất cả các phương tiện truyền thông. Hành động “đóng băng” các hoạt động marketing này sẽ khiến cho khách hàng nhanh chóng lãng quên quán. Trên thực tế, đây mới chính là thời điểm cần nhất việc giữ liên hệ và tăng tương tác với khách hàng.
1.2. Lợi ích khi gia tăng kết nối với khách hàng trong mùa dịch
- Trở thành một trong những sự lựa chon đầu tiên của khách hàng
Vì sao khi nói đến chuỗi thương hiệu cà phê nhiều người sẽ nghĩ ngay đến HighLands Coffee, Starbucks, The Coffee House, Cộng Cà Phê…? Đơn giản đó chính là sức mạnh Brand Recall hay còn được gọi là Nhận thức thương hiệu. Nó không chỉ xây dựng giá trị thương hiệu mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Trong thời điểm hiện nay, người tiêu dùng buộc phải ở nhà vì những quy định giãn cách. Họ dành nhiều thời gian rảnh để lướt mạng xã hội. Các kênh phổ biến như Facebook, Instargram, TikTok,… vừa trở thành nơi giải trí vừa cập nhật thông tin tức nhanh chóng, tức thì. Vì thế, việc quán của bạn thường xuyên xuất hiện trên mạng xã hội sẽ gia tăng cơ hội tương tác với khách hàng. Đây là cách để quán duy trì sự kết nối với họ trong mùa dịch và gợi nhắc liên tục về thương hiệu của bạn trong tâm trí thực khách.
- Bùng nổ doanh số trong trạng thái bình thường mới
Tâm lý của người tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng không ít sau thời gian giãn cách kéo dài . Những nội dung chia sẻ về việc đang chờ đợi cơ hội để tận hưởng món ngon hay không khí náo nhiệt bên ngoài cực kỳ được hưởng ứng.
Nắm bắt được tâm lý này, các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê càng cần đẩy mạnh những hình ảnh, nội dung bắt mắt về món ăn, đồ uống của mình. Những câu trend như “Nếu biết trước giãn cách lâu như thế, tôi đã ăn hẳn mấy bát… ở quán …” kèm với hình ảnh “ngon mắt”, đánh đúng tâm lý sẽ dễ mang hiệu ứng lan truyền. Bằng cách này người xem sẽ có cảm giác muốn được thử món, check-in ở quán bạn.
Không những vậy, nếu quán tổ chức các sự kiện và phần thưởng là ưu đãi giảm giá, tặng món sẽ càng khơi gợi sự hứng thú của thực khách. Bởi sau thời gian dài ở nhà, người tiêu dùng đã có tâm lý muốn được trải nghiệm đồ ăn tại hàng quán, giờ chỉ cần bạn tạo thêm điều kiện, lí do là khách hàng rất dễ dàng mở hầu bao.
>> TRỌN BỘ CẨM NANG GIÚP CHỦ QUÁN NHANH CHÓNG BẮT NHỊP KINH DOANH SAU DỊCH
2. Mách bạn một số cách giữ kết nối với khách hàng F&B trong mùa dịch
Không nhất thiết phải chạy những chương trình marketing quảng cáo rầm rộ, tốn kém chí phí. Chủ quán hoàn toàn có thể áp dụng một số cách cực kì đơn giản để truyền thông cho quán ngay cả trong và sau dịch. Trong đó, mạng xã hội chính là sợi dây kết nối khách hàng hữu hiệu nhất mà các đơn vị F&B cần tận dụng trong suốt mùa dịch.
2.1. Cập nhật bài đăng thường xuyên trên nhiều kênh
Thời gian online trên các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo, Tiktok… của người tiêu dùng ngày càng nhiều. Tận dụng triệt để các kênh này, giúp quán gia tăng khả năng tiếp cận và cơ hội tương tác với khách hàng. Đồng thời, quán có thể xây dựng nhận thức về thương hiệu trong tâm trí của họ.
Hầu hết, các nhà hàng, quán cafe, quán ăn, quán trà sữa,… đều đã tạo fanpage chính thức cho thương hiệu của mình. Đây là địa chỉ để những khách hàng quan tâm tới quán có thể cập nhật tin tức, ngược lại cũng là cách để quán giữ liên lạc với họ.
Dạng bài đăng:
Tùy thuộc vào nền tảng mà quán phát triển cũng như sở thích của khách hàng. Ví dụ:
- Với Facebook, bạn có thể linh hoạt sử dụng định dạng chữ, ảnh hoặc video. Lưu trữ theo bộ sưu tập hoặc tạo chủ đề bằng hashtag.
- Trên Instagram thì nên đăng tải những bức ảnh đẹp nhất với dòng miêu tả ngắn gọn. Khác với Facebook nên treo các bài đăng thu hút, hoặc thông tin cập nhật trên mục Tin nổi bật
Lưu ý: Stories của Facebook và Instagram cũng khá hiệu quả để tiếp cận khách hàng nhanh chóng hơn
- TikTok với hình thức video ngắn 15 – 60 giây đang là xu hướng marketing “hot” trong ngành F&B hiện nay. Nhiều thương hiệu lớn, nhỏ đều đã có mặt trên nền tảng này.
- Với những dạng clip mang nhiều thông điệp thì Youtube với độ dài lý tưởng từ 5 – 15 phút là sự lựa chọn hoàn hảo
Nội dung thu hút:
Không thể thiếu những bài viết về sản phẩm chính của thương hiệu để nhắc nhắc nhớ khách hàng. Cập nhật những đồ ăn, thức uống đặc trưng của quán và cả những menu mới, theo mùa, theo trend cũng khiến khách hàng quan tâm và hứng thú.
Bên cạnh đó, bạn có thể xen lẫn những thông tin giải trí, thông tin hữu ích về ngành F&B, về những trải nghiệm dịch vụ hoặc những vấn đề mà khách hàng quan tâm. Đặc biệt trong thời điểm này, những nội dung như cách duy trì sức khỏe hay công thức nấu nướng, pha chế các món đơn giản của quán sẽ cực thu hút.
Song song với việc triển khai nội dung, chủ quán nhớ chú ý cả phần hình ảnh. Chúng cũng cần phải đẹp mắt, sắc nét và có chất lượng cao. Bạn nên chụp ảnh đồ ăn trong không gian đủ sáng, sắp xếp bố cục và góc chụp hợp lý, để mang tới những bức ảnh “ngon mắt” nhất. Hình ảnh truyền tải được hương vị của món, kích thích sự thèm ăn và giúp thực khách muốn thử ngay khi quán trở lại.
Thời gian đăng bài:
Một tip cho các chủ quán mới lập fanpage là đăng bài tối thiểu 1 post/ngày sẽ dễ dàng tiếp cận với nhiều người xem hơn.
Có một vài khung giờ được khuyến khích đăng bài. Trong những khoảng thời gian đó, lượt hiển thị thường cao và dễ tăng tương tác. Ví dụ như trên Facebook:
2.2. Gia tăng tương tác bằng livestream và online event
Hoạt động giúp fanpage của quán tăng tương tác cực nhanh chính là livestream. Đối với các nhà hàng, quán cafe mình có thể làm xoay quanh các chủ đề cách chế biến, pha chế những món ăn, đồ uống đơn giản được ưa chuộng của quán. Một số quán tận dụng những trend có sẵn và biến tấu cho phù hợp với mình. Ví dụ trend cà phê bọt biển, quán trà sữa có thể biến tấu thành trà sữa bọt biển.
Khi live hãy tương tác với người xem để biết được nội dung của mình có hấp dẫn không? Lưu ý những chủ đề nào mà khách hàng quan tâm để sử dụng cho buổi tiếp theo. Livestream có thể không trực tiếp ra doanh số ngay trong thời điểm hàng quán phải đóng cửa như hiện nay. Tuy nhiên, việc quán của bạn liên tục xuất hiện, đồng hành cùng khách hàng sẽ khiến họ lưu tâm, ghi nhớ thương hiệu. Từ đó, họ dần dần có hảo cảm và mong ngóng tới quán hơn.
Ngoài ra, các minigame, give away với nội dung như công thức món ăn mới ngày giãn cách, đồ uống tăng sức đề kháng mùa dịch,…rất dễ lan tỏa và thu hút người chơi. Các bạn chủ quán có thể cân nhắc phần thưởng là những voucher giảm giá, tặng món khi quán mở lại. Một cách khác để khiến khách hàng chờ mong.
2.3. Chăm sóc qua tin nhắn và tặng voucher giảm giá
Một trong những cách chăm sóc cũng như kết nối khách hàng phổ biến trong ngành F&B chính là gửi tin nhắn SMS. Hình thức này vẫn có thể áp dụng trong mùa dịch nhưng cũng có điểm hạn chế là quán phải tốn kém chi phí gửi tin, đôi khi khách hàng sẽ cảm thấy không thoải mái.
Tận dụng việc gửi tin nhắn trên mạng xã hội để giữ kết nối với khách hàng là một cách làm đơn giản lại hiệu quả hơn. Phần mềm quản lý và chăm sóc khách hàng MISA Lomas là công cụ hỗ trợ đắc lực cho chủ quán.
Với MISA Lomas, bạn không chỉ giữ chân được khách hàng cũ mà còn thu hút được khách hàng mới ngay trên Facebook, Zalo:
- Lưu trữ số lượng lớn thông tin về khách hàng từ cơ bản như ngày tháng năm sinh, số điện thoại, địa chỉ,… đến lịch sử, thói quen dùng món khi tới quán, số tiền đã chi tiêu. Làm cơ cơ để phân nhóm khách hàng
- Gửi các chương trình ưu đãi, cũng như gợi ý món mới tới mỗi nhóm với nội dung khác nhau. Các mẫu tin nhắn được thiết kế một cách cá nhân hóa và phù hợp với từng nhóm khách hàng.
- Cung cấp hàng trăm kịch bản nhắc nhớ khách hàng quay lại dùng món và chăm sóc vào những dịp sinh nhật, lễ, Tết. Tự động gửi tin nhắn hàng loạt đến thực khách. Tiết kiệm thời gian và nhân lực soạn thảo, gửi tin
- Thu hút khách hàng bằng các minigame như vòng quay may mắn, tặng mã giảm giá qua Facebook messenger, Zalo OA
Hãy thử tưởng tượng nếu bạn nhận được một tin nhắn thăm hỏi kèm theo một voucher tặng món hoặc giảm giá trong thời điểm giãn cách nhiều khó khăn, hạn chế. Bạn sẽ cảm thấy “ấm lòng” và đặc biệt ghi nhớ. Những lời tri ân vì đã đồng hành cùng quán trong giai đoạn này là một cách ghi điểm hiệu quả. Sự kết nối giữa quán với khách hàng sẽ càng thân thiết, bền chặt hơn.
>> Marketing 0 đồng với phần mềm quản lý khách hàng MISA LOMAS
Chia sẻ thêm
Thường quán kinh doanh nhỏ lẻ thì chỉ tập trung phục vụ khách quen của mình, rất ít quan tâm tới truyền thông, thu hút khách hàng mới. Vì thế mà các quản nhỏ đã chịu nhiều thiệt hại do phải đóng cửa theo quy định chống dịch. Kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh online của chủ quán lại hạn chế. Từ đó, nhiều quán đã mất đi sự kết nối với khách hàng và không nắm được nhu cầu, xu hướng thay đổi sau dịch của thị trường.
Sao chúng ta không thử tận dụng thời gian này bắt đầu tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức làm marketing truyền thông và giữ kết nối với thực khách? Việc tham dự các hội thảo là một cách thu nhận kiến thức mới cực kỳ hiệu quả.
Bạn sẽ được trao đổi với các chuyên gia về những phương pháp giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn. Học hỏi thêm nhiều cách giữ chân khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới.
Thông tin chi tiết về hội thảo:
- Chủ đề: Chia sẻ về “Khách hàng hội viên – Chìa khoá tăng tốc doanh thu”.
- Thời gian diễn ra: 9h00 ngày 28/8
- Hình thức: qua Zoom
- Lệ phí: Hoàn toàn miễn phí