Chuyện mở thêm một cửa hàng hoàn toàn khác với việc mở 1 cửa hàng. Thị trường cũng chứng kiến nhiều cú sảy chân của những ông lớn ẩm thực. Tuy nhiên điều cần nhìn nhận thẳng thắng, không phải vì món ăn của họ không ngon, không phải chỗ ngồi của họ không đẹp, cái họ thiếu chính là một chiến lược địa phương hóa hợp lý.
Mô hình kinh doanh của bạn có thể đúng cho một nhà hàng, quán ăn nhưng không có nghĩa là tất cả nhà hàng, quán ăn đều đúng. Ngày hôm nay, CUKCUK.VN sẽ cùng chủ quán điểm mặt lại những thương hiệu thành công khi mở chuỗi, từ đó tổng kết ra bài học cho chính mình.
1. KFC
a. Sản phẩm
Giữ vững phong độ của mình với thị trường thức ăn nhanh Việt Nam là điều hoàn toàn không dễ dàng. Không chỉ với riêng Việt Nam mà với tất cả thị trường mà KFC tham gia, họ đều cố gắng phát triển những sản phẩm mới phù hợp với khẩu vị của đất nước đó. Và ở Việt Nam, chúng ta nhận thấy rõ việc bổ sung thêm các món cơm vào menu. Bởi họ thấu hiểu, người Việt vô cùng quen thuộc với những bữa ăn dinh dưỡng với cơm. Bên cạnh những sản phẩm thuần về gà, hãng này cũng bổ sung thêm các nhóm thức ăn như các loại salad, canh theo kèm, các loại burger tôm…
b. Giá cả
Việc đối mặt với sự xuất hiện ngày một nhiều hơn của các đối thủ cạnh tranh mở chuỗi, buộc KFC phải đẩy mạnh chính sách về giá của mình để có thể giữ vững được thị phần của mình. Xét trên mặt bằng chung, mức giá của KFC vẫn được xem là nhỉnh hơn các hãng tuy nhiên khoảng cách này không đáng kể.
>>> Nhận trọn bộ kinh nghiệm quản lý nhà hàng, quán ăn TẠI ĐÂY
c. Phân phối
Đây dược xem là yếu tố then chốt khi giúp cho KFC nhanh chóng nâng được con số các cửa hàng của mình từ con số 1, 2 đến 44 vào năm 2008 và tính đến nay là khoảng 140 cửa hàng trải dài trên các tỉnh thành. Với độ phủ sóng như vậy, khách hàng có thể tìm kiếm các cửa hàng KFC một cách thuận tiện nhất vừa là cách tiết kiệm thời gian cho chính khách hàng, vừa giúp nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn. Có một điểm dễ nhận thấy là hãng này thường xuyên lựa chọn những khu trung tâm thương mại, hoặc các khu vực gần siêu thị, các vị trí trung tâm, tập trung dân cư. Điều này cũng góp phần không nhỏ vào việc gia tăng doanh số cho hãng.
d. Quảng cáo
Tập trung vào độ tươi ngon, cảm giác và hương vị khi khách hàng trải nghiệm được đặt lên hàng đầu. Khách hàng hoàn toàn bị thu hút, hấp dẫn thậm chí khó thể chối từ sức hút đến từ món ăn này. Biến một hãng thức ăn nhanh hoàn toàn mới vào thị trường trở thành một thương hiệu thân thiện gần gũi, thậm chí là một trong những bữa ăn thường nhật hoàn toàn không phải chuyện dễ dàng. KFC làm được vì họ thấu hiểu khách hàng của mình. Nếu bạn có ý định mở chuỗi, đừng bỏ sót điều này.
2. Kinh doanh đặc sản
Việc áp dụng cùng một công thức nấu ăn cho nhiều đối tượng khác nhau là điều hoàn toàn không thể. Với khách hàng của 3 miền Bắc – Trung – Nam, sự khác nhau từ cách chế biến, nước dùng đến các gia vị đính kèm vô cùng khác biệt. Bản thân việc định nghĩa như thế nào là ngon giữa các vùng miền vẫn là tranh cãi lớn. Điển hình như người Hà Nội thưởng thức một món ngon là khi chúng được nấu chuẩn chỉnh, đảm bảo giữ nguyên hương vị, còn với người Sài Gòn việc ngon hay không còn phụ thuốc vào việc họ cảm thấy thích thú hoặc nhận được những trải nghiệm mới lạ, ấn tượng.
Xét trên mặt bằng chung, việc mở chuỗi vẫn cần có những quy chuẩn riêng đảm bảo tính thống nhất, tuy nhiên vẫn cần có sự cải tiến phù hợp để thích nghi với thị trường nhanh chóng. Điều bạn cần là sự hài lòng của khách hàng, với những quán kinh doanh đặc sản vùng miền, khách hàng cũng xác định được trước việc họ sẽ được trải nghiệm hương vị lạ, mới còn việc chúng phù hợp, vừa miệng hay không lại do bàn tay tài hoa của người đầu bếp.
Hãy ghi nhận những ý kiến đóng góp của khách hàng để cải tiến và giúp sản phẩm của mình hoàn thiện hơn. Điều đó sẽ giúp nhà hàng “hòa nhập được” với thị trường mới nhanh chóng hơn.