Rất nhiều câu hỏi của khách hàng gửi đến CUKCUK.VN thắc mắc về các loại giấy phép kinh doanh nhà hàng. Từ việc họ xin giấy phép kinh doanh ở đâu, cách thức đăng ký kinh doanh như thế nào, thủ tục mở nhà hàng kinh doanh ăn uống ra sao. Nếu thiếu một trong các giấy tờ đó thì mức phạt là bao nhiêu. Ngày hôm nay, CUKCUK.VN sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của khách hàng với các loại giấy phép kinh doanh trong bài viết dưới đây.
Để có thể kinh doanh nhà hàng ăn uống, bạn cần xin các loại giấy phép sau: giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu, thuốc lá (đối với các hộ kinh doanh thức uống là rượu, lá).
- Mở nhà hàng, quán ăn – “Có lời lãi như người ta nói?”
- Ngành F&B: tư duy đã làm, làm phải lớn của những người dẫn đầu
1. Giấy đăng ký kinh doanh
Khi bạn muốn bắt đầu kinh doanh dịch vụ, điều đầu tiên phải thực hiện là đến các cơ quan quản lý kinh doanh để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh với các hình thức như sau: hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần.
Với hành vi kinh doanh mà không đăng ký mức xử phạt ra sao?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2015/ NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, hộ kinh doanh sẽ nhận mức phạt từ 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ với hình thức hộ kinh doanh cá thể và từ 6.000.000 VNĐ – 10.000.000 VNĐ với hình thức doanh nghiệp.
2. Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Để có thể được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, bạn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở theo mẫu quy định của cơ quan thẩm quyền
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh ngành liên quan đến thực phẩm
- Bản thiết kế mặt bằng cơ sở và khu vực
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở
- Bản khai về cơ sở vật chất của hộ kinh doanh
- Bản sao công chứng giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
>> Để nhận được tài liệu quản lý nhà hàng, quán cafe, vui lòng để lại thông tin TẠI ĐÂY
Trình tự cấp giấy chứng nhận
- Thẩm xét hồ sơ: trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan chức năng phải thông báo bằng văn bản cho cơ sở kinh doanh
- Thẩm định cơ sở: trong vòng 10 ngày làm việc, cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định tại cơ sở và lập biên bản thẩm định theo biểu mẫu kèm Thông tư.
- Cấp giấy chứng nhận: trường hợp cơ sở đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận cho cơ sở kinh doanh. Hiệu lực của giấy phép là 3 năm.
- Trong đó, chủ cơ sở phải cam kết tuân thủ theo đúng quy định đã đề ra. Sau khi được cấp giấy phép, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thêm một lần nữa. Đối với trường hợp hộ kinh doanh vi phạm quy định về sản xuất sẽ bị thu hồi giấy phép đã được cấp.
Với hành vi kinh doanh mà không có giấy chứng nhận ATVSTP mức xử phạt ra sao?
- Đối với các hình thức kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện có mức xử phạt từ 3.000.000 VNĐ – 5.000.000 VNĐ.
- Đối với các cơ sở thuốc phạm vi quản lý từ cấp tỉnh trở lên có mức xử phạt từ 10.000.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ.