Trong khi các chủ nhà hàng đang tốn nhiều chi phí cho việc chạy quảng cáo Marketing và mất rất nhiều thời gian mới tiếp cận được khách hàng. Việc những lời khuyên trải nghiệm từ một người truyền đi tới bạn bè, người thân lại đạt mục tiêu thu hút khách hàng hơn. Đó là sức mạnh của sự marketing truyền miệng.
I. Marketing truyền miệng (Word of mouth) là gì? Vai trò của marketing truyền miệng
1.1. Khái niệm marketing truyền miệng (Word of mouth)
Tiếp thị truyền miệng (WOM marketing) là lúc sự quan tâm của những người thực khách đối với món ăn hoặc dịch vụ của nhà hàng được phản ánh trong các cuộc đối thoại hàng ngày của họ, không phụ thuộc hoàn toàn vào internet. Về cơ bản, đó là quảng cáo miễn phí kích hoạt bởi trải nghiệm của các thực khách thông thường đó là thứ gì đó vượt xa những gì họ mong đợi.
Ngoài ra tiếp thị truyền miệng còn có thể được khuyến khích thông qua các hoạt động quảng bá khác nhau do các nhà hàng, quán ăn thiết lập hay bằng cách tạo cơ hội khuyến khích giao tiếp giữa những thực khách và người thực khách với nhà hàng.
“Quảng cáo truyền miệng”, tiếp thị WOM còn bao gồm tiếp thị qua buzz, lan truyền, blog, cảm xúc và truyền thông xã hội. Đồng thời cũng là loại marketing có chi phí khá thấp nhất có khi là bằng không trong các loại marketing, bởi vì nó dựa trên sự truyền miệng của khách hàng và hoàn toàn miễn phí.
1.2. Vai trò của marketing truyền miệng trong kinh doanh F&B
Tiếp thị truyền miệng không chỉ hiệu quả về chi phí mà có khả năng lan rộng “một đồn mười mười đồn 100”. Nếu như ngày trước WOM bị giới hạn bởi khoảng cách vật lý và thời gian thì bây giờ nhờ có phương tiện truyền thông xã hội, những gì bạn chia sẻ có thể tiếp cận được với hàng triệu người chỉ trong vài giây. Với mỗi lượt chia sẻ, WOM mang tiềm năng phát triển theo cấp số nhân.
Đánh giá ưu – nhược điểm của marketing truyền miệng:
- Theo như báo cáo của Nielsen, đã có 92% người tiêu dùng tin tưởng Words of Mouth (WOM) từ những người mà họ quen và biết. Điều này có nghĩa khi thấy một người bạn hoặc một thành viên gia đình tỏ ra phấn khích về một nhà hàng nào đó cụ thể, họ sẽ không phiền mà bỏ tiền ra và tăng khả năng mua nhiều hơn.
- 90% người tiêu dùng sẽ được đánh giá ngay trước khi quyết định mình có nên đến thưởng thức món ăn, đồ uống của một nhà hàng, quán cafe,…hay không và 72% còn lại sẽ tiếp tục đến nhà hàng sau khi đọc các đánh giá mang tính tích cực. Đồng thời nhà hàng đó có thể xây dựng chiến lược WOM Marketing được bằng cách thu thập các đánh giá tích cực từ các khách hàng.
- 64% giám đốc Marketing tin rằng việc truyền miệng là một hình thức tiếp thị hiệu quả nhất.
- Tuy nhiên, nhược điểm của WOM đó là nó khó có thể kiểm soát về mặt thời gian và cách thức xảy ra. Khách hàng có thể tự do lựa chọn và liệu họ có chia sẻ với bạn bè và gia đình về trải nghiệm của họ hay không.
- Không phải khi nào tiếp thị truyền miệng cũng mang đến một kết quả tích cực. Những khách hàng có trải nghiệm xấu sẽ có thể lan truyền cảm xúc tiêu cực của họ về nhà hàng.
Có thể bạn quan tâm: Video Marking là gì? 6 ý tưởng video marketing cho nhà hàng, quán ăn, quán cafe
II. 7 hình thức marketing truyền miệng phổ biến nhất
2.1. Tin đồn
Đây là một hình thức sử dụng bằng những chương trình giải trí hay tin tức “rò rỉ” để khách hàng có thể bàn tán về món ăn, đồ uống và nhà hàng của bạn. Chắc hẳn các bạn không còn lạ lẫm gì trước các sự cố rò rỉ thông tin “ngoài ý muốn” (nhưng thực chất đó là cố ý) của các nhà hàng về một món ăn sắp ra mắt để khách hàng tò mò, muốn đến ăn.
2.2. Lan truyền
Đây là hình thức quảng cáo món ăn, đồ uống mà thông qua các cổng thông tin internet, các cửa sổ hiện ra trên trình duyệt web, các quảng cáo có đính kèm email được gửi đi cho nhiều đối tượng.
2.3. Cộng đồng
Đây là một hình thức marketing thông qua việc hình thành hay hỗ trợ cho những hội nhóm, cộng đồng để rồi từ đây, các thành viên có thể thỏa sức chia sẻ thông tin, quan tâm về món ăn, đồ uống hay nhà hàng của bạn. Marketing cộng đồng thường có mặt trên các câu lạc bộ người hâm mộ, các diễn đàn hay hội nhóm cùng sở thích…
Đối với công đồng chủ quán, trên Facebook khá nhiều hội nhóm cộng đồng để bạn thực hiện kế hoạch marketing truyền miệng. Ví dụ như: Hội chủ quán cafe, nhà hàng, quán ăn; Chủ quán cà phê – Từ ý tưởng đến thành công; CỘNG ĐỒNG CHỦ QUÁN CAFE VIỆT NAM ✅; Hội Chủ Quán – Khởi nghiệp F&B; Hội Chủ Quán Cà Phê…
2.4. Bình dân
Marketing bình dân đây là một hình thức tạo lập và khuyến khích những người tình nguyện có sự quan tâm sâu sắc tới món ăn, đồ uống hay nhà hàng của bạn trở thành các cheerleader – người cổ vũ nhiệt tình.
Bạn sẽ có một đội ngũ bán hàng tự nguyện hùng hậu mạnh mẽ và đầy tin cậy có thể truyền tải thông điệp marketing một cách nhanh và linh hoạt hơn bất kỳ một phòng ban marketing nào. Môi trường thì thân thiện, sự gắn kết đặc biệt giữa các nhà hàng và người tham gia là những chất xúc tác để tạo ra thành công cho hình thức marketing này.
2.5. Truyền giáo
Việc xây dựng marketing kiểu truyền giáo này không khó, chỉ đơn giản là phát hiện ra một đội ngũ tình nguyện viên – những tuyên truyền viên tự nguyện để họ tự nắm lấy vai trò chủ đạo giới thiệu tên tuổi và hình ảnh thương hiệu của các nhà hàng. Tất nhiên, chi phí hỗ trợ sẽ khá ít hơn rất nhiều so với các hình thức quảng cáo khác, nhưng sự tin cậy luôn được dẫn đầu.
Hình thức marketing truyền miệng này gần giống với việc bạn làm việc với KOL, KOC cho thương hiệu của mình. Nhưng người truyền giáo ở đây xuất phát từ việc họ là khách hàng quen của quán, đã sử dụng và rất hài lòng, sẵn sàng chia sẻ những trải nghiệm thú vị khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của nhà hàng, quán ăn.
2.6. Sắp đặt
Các nhà tiếp thị từ lâu đã thấm nhuần vai trò và sức mạnh của các người nổi tiếng và người nổi tiếng trong các quyết định mua hàng của khách hàng.
Không chỉ đơn thuần là sự tán dương hay khuyến khích đến ăn món ăn, thưởng thức đồ uống bên trong các bài quảng cáo ở trên các bài báo tiêu dùng, việc những người nổi tiếng đích thân sử dụng các món ăn, đồ uống và đưa nó vào danh sách top những nhà hàng có món ăn, đồ uống ấy ngon nhất hiện nay… sẽ thúc đẩy niềm tin của khách hàng. Chỉ cần là một diễn viên hay một người nổi tiếng với một đĩa mì ý sẽ xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí và ngay lập tức nhà hàng đó sẽ trở nên nhộn nhịp và đầy ắp người.
2.7. Trang cá nhân
Một ví dụ điển hình của loại hình tiếp thị này là ngày nay nhiều thương hiệu tạo ra các chiến dịch tiếp thị truyền miệng thú vị bằng cách khuyến khích khách hàng đăng lên các hoạt động hàng ngày của họ và liên kết hoạt động đó với một sản phẩm cụ thể. Nội dung này có thể được viết theo nhiều cách (video, hình ảnh, ghi chú, …) và được gắn thẻ “hashtag”. Hình thức này sẽ giúp quảng bá hình ảnh thương hiệu và cũng là cơ sở để các nhà hàng nghĩ ra và tìm ra nhiều ý tưởng mới cho sản phẩm của mình.
Nếu bạn muốn bán được nhiều sản phẩm, bạn cần thu tập hợp thêm các kênh phân phối thông tin và tăng lượng người biết đến và ủng hộ dịch vụ của bạn. Cách tốt nhất để làm điều này là “marketing truyền miệng”. Còn gì tuyệt hơn khi có một “đội quân người luôn theo dõi và ủng hộ ” liên tục tình nguyện giới thiệu và tư vấn cho các sản phẩm và dịch vụ của bạn thông qua trang web của bạn hoặc trong bất cứ một cuộc trò chuyện nào của họ?!
Đừng bỏ qua tuyệt chiêu Cách tăng like Facebook đơn giản và miễn phí 2022
III. Lời kết
Nhà hàng, quán ăn, quán cafe có thể tạo ra món ăn hoặc cung cấp dịch vụ tốt, nhưng họ cũng phải biết cách để làm thế nào để khách hàng “tung hô và ủng hộ” mình. Với lợi thế là tính tương tác và tính thuyết phục cao, 7 hình thức WOM trên đã và đang được nhiều hộ cá thể/doanh nghiệp kinh doanh F&B áp dụng.
Việc hiểu rõ ưu, nhược điểm và các cách thức làm WOM sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch marketing thông minh, linh hoạt hơn. Từ đó dễ dàng thu hút khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ và gia tăng doanh thu hiệu quả.
Đừng quên theo dõi blog MISA CukCuk để không bỏ lỡ những xu hướng thị trường và kiến thức kinh doanh F&B mới nhất: