Cùng điểm lại những chiến dịch Marketing của GrabFood

Chiến dịch marketing của Grabfood

Đối với sự thành công của Grab tại thị trường Việt Nam, một đội ngũ marketing bài bản, chuyên nghiệp cùng chiến lược đúng đắn, dài hạn đã khắc dấu tên thương hiệu này một cách rõ rệt với người tiêu dùng. Ngay cả GrabFood, họ cũng tập trung đầu tư và khai thác làm marketing rất hiệu quả. Cùng MISA CukCuk tìm hiểu các chiến dịch marketing của GrabFood đã thực hiện.

1. Món độc quán quen

Chiến dịch được diễn ra vào giữa năm 2019 với tên gọi: Món “độc”, quán quen. Sự trở lại về thương hiệu này đánh dấu cột mốc 1 năm gia nhập thị trường. Bám sát việc củng cố giá trị thương hiệu và nhấn mạnh vào hoạt động thu hút, tăng trải nghiệm những món ăn “độc nhất” chỉ có trên GrabFood mà các đơn vị giao nhận khác không có được. Bên cạnh đó, việc kết hợp giữa các phương thức truyền thông khác nhau đã hỗ trợ tạo nên thành công của “Món độc quán quen”

Chiến lược marketing của Grabfood

a. Các Influencer phù hợp

Việc đưa những người có tầm ảnh hưởng vào trong chiến dịch marketing của GrabFood được xem là nước đi đúng đắn khi với mỗi lĩnh vực khác nhau, họ có sức ảnh hưởng khác nhau. Phần lớn những nhân vật mà GrabFood lựa chọn, họ đều truyền tải thông điệp khéo léo, phù hợp với đối tượng theo dõi kênh, thương hiệu từ đó cũng được nhắc nhớ nhiều hơn

b. Nội dung sáng tạo, đột phá

Với số lượng các Influencer đông đảo, GrabFood xây dựng cho mình chuỗi kịch bản bài đăng đa dạng hình thức với nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau từ Facebook, Youtube, Instagram… Việc trải nghiệm những thực đơn độc lạ của GrabFood được thể hiện sinh động qua video, livestream…

Bên cạnh đó những hộp quà ẩm thực của GrabFood cũng được đội ngũ gửi đến các Influencer này kèm thiệp mời tới dự sự kiện.  

GrabFood

Tại ngày hội chính Món “độc” quán quen, khán giả được trực tiếp giao lưu với chính những nhân vật nổi tiếng tham gia chiến dịch mà họ đã theo dõi trong thời gian qua. Sự quy tụ các tên tuổi nổi bật trên các mạng xã hội, đặc biệt là có tầm ảnh hưởng tới giới trẻ đã lan tỏa sức nóng của chiến dịch.

c. Kết quả đạt được của chiến dịch

  • Hơn 80% lượng bình luận tích cực  với hơn 13,000 cuộc thảo luận và 676,279 lượt tương tác với các nội dung về review ẩm thực từ các influencer
  • Hơn 1 triệu lượt xem các video trên mạng xã hội của chiến dịch
  • Các kênh chính như Page cộng đồng, Influencer và các food blogger tiếp nhận 282,478 lượt tương tác.

Rõ ràng, GrabFood biết được điểm mạnh của mình, bám sát chiến lược và thực thi đúng hướng để tạo dấu ấn rõ ràng, nhắc nhớ thương hiệu đúng, cần thiết mà không bị gượng ép.

2. Làm gì làm, đừng bỏ bữa

Chiến dịch “Làm gì làm, đừng bỏ bữa” giống như một lời dặn dò của người thân có nhắc nhở nhưng đầy yêu thương

a. Ý tưởng

Đối với những người xa quê hương, điều nhung nhớ nhất vẫn là những bữa cơm hàng ngày của mẹ. Cuộc sống bận rộn, đôi khi việc chuẩn bị cho bản thân một bữa ăn tử tế có lẽ là điều khá khó khăn, thậm chí, có những hoàn cảnh, dù là một bữa cơm tạm cũng đã là cả gánh nặng. Để có  đủ năng lượng cho một ngày, ai cũng cần có một bữa ăn.

b. Thông điệp muốn truyền tải

Nỗ lực của GrabFood là việc làm thế nào ai cũng có thể có được những bữa ăn đúng nghĩa vào đúng lúc, không ai phải “bỏ bữa”. Điều này thật sự chạm vào đúng sự đồng cảm của người xem khi chính bản thân mỗi người những lời động viên đúng bữa và cao trào là chính người mẹ của các shipper dặn dò con mình: “Làm gì làm, đừng bỏ bữa!”. Bản thân các shipper đang làm công việc để mọi người có bữa ăn ngon, đúng giờ, tuy nhiên họ lại chính là những người vô tình quên mất chính bản thân cũng cần có bữa ăn đảm bảo. 

Chiến lược marketing của GrabFood

c. Cách thức truyền tải

Chiến dịch lần này, GrabFood lựa chọn hình thức làm TVC. Mạch phim nhẹ nhàng, không màu mè cùng cốt truyện sâu lắng. Xuyên suốt TVC là hình ảnh shipper GrabFood đi các tuyến đường để giao món. Mỗi món ăn lại là một câu chuyện riêng, mỗi vị khách lại là một hoàn cảnh đang bận rộn với công việc của mình mà trót trễ giờ ăn. GrabFood tái hiện cuộc sống một cách bình dị như chính những hoạt động đời thường. Sự tiếp cận gần gũi đó một lần nữa ghi điểm trong mắt khách hàng, thiện cảm.

3. Ăn tết kiểu gì

a. Thông điệp triển khai

Chiến dịch ăn Tết kiểu gì gồm chuỗi các TVC xuyên suốt, xoay quanh chủ đề về việc ăn Tết hiện đại. Với thông điệp của chiến dịch là làm thế nào để viễn cảnh ăn Tết một cách qua loa hay việc ăn cho có không còn nữa. Sự đa dạng của GrabFood đã giúp khách hàng tận hưởng một cái Tết đa dạng ẩm thực hơn, không chán, hiện đại. Bên cạnh đó, thông điệp lồng ghép là việc làm thế nào để có thể ở bên gia đình mà không phải di chuyển nhiều nơi. Thực đơn của cả nhà trong những ngày Tết cũng không phải lo lắng, nhàm chán hay ăn mãi một món.

chiến dịch marketing GrabFood

b. Nội dung triển khai

Chuỗi 3 video mang tên: “Ăn Tết cho xôm”, “Ăn Tết cho đã”, “Ăn Tết cùng cả nhà yêu thương”. Mỗi video thể hiện một khía cạnh khác nhau của việc thưởng thức cái Tết theo cách thức hiện đại, trẻ trung. Xuất phát từ chính nhu cầu ăn Tết của người trẻ. Thay vì thưởng thức một món nhiều lần, thì giờ đây, chúng ta đã có thể tận hưởng Tết theo cách thức riêng.

GrabFood xuất hiện khiến thực đơn trở nên đa dạng hơn tạo cảm hứng hơn. Trước đó, việc ăn đơn giản là chỉ ăn cho qua, ăn đủ bữa chưa không phải ăn ngon miệng hay như việc phải di chuyển nhiều, ăn uống nhiều chỗ.  Đánh vào tâm lý mong muốn ăn Tết trọn vẹn với gia đình, GrabFood đồng hành cùng khách hàng của chính mình như một người bạn thấu hiểu họ cần gì vào thời điểm Tết đến. Với GrabFood, khoảng thời gian Tết để đoàn tụ bên gia đình đã ý nghĩa nay lại càng ý nghĩa hơn.

4. Có thực mới vực được Cô Vy

Dấu mốc đáng nhớ về thời điểm bệnh dịch diễn ra khi mọi hoạt động đều bị gián đoạn ảnh hưởng. Lần đầu chúng ta thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, lần đầu thèm cảm giác tắc đường, cảm giác hòa nhập với cộng đồng, ăn uống giao lưu bạn bè. Đó là một Việt Nam thật khác. Trên những con đường vẫn có bóng dáng của bác tài lặng lẽ vận chuyển hàng hóa.

Chiến dịch marketing của GrabFood: Có thực mới vực được cô vy

a. Nội dung truyền tải

Với cách truyền tải nhẹ nhàng, TVC “Có thực mới vực được Cô Vy” một lần nữa để khách hàng thấu hiểu về biệt đội áo xanh của GrabFood. Đoạn phim cũng như một lời cảm ơn chân thành tới các tài xế của mình đã không quản thời tiết, bệnh dịch, vẫn sẵn sàng làm nhiệm vụ để giúp các hoạt động tiếp tế được diễn ra kịp thời. Nỗi lo về cơm áo gạo tiền vẫn cần đặt sức khỏe lên hàng đầu. Việc chấp nhận rủi ro của bản thân để kịp thời hỗ trợ, vận chuyển lương thực tới mọi người, sự được viết một cách chân thực qua mạch truyện.

Ai cũng thấy đáng nhớ. Để rồi khi cuộc sống trở lại bình thường, những năm tháng chung sống với bệnh dịch không thể nào quên, ở đó có tình người, sự bao bọc, tương hỗ của đồng bào.

Lựa chọn thông điệp ý nghĩa, các kể chuyện bình dị, thước phim về những người tài xế của GrabFood trong những năm tháng Covid càng góp phần, giúp các chiến dịch marketing của GrabFood luôn có chất riêng, sáng tạo, luôn đặc biệt gần gũi theo cách rất riêng.

Người đọc bài viết này thường quan tâm

5. Tạm kết

Các chiến dịch marketing của GrabFood luôn đảm bảo bám sát chiến lược mà hãng đề ra từ đầu. Từ việc cần nhắc nhớ thương hiệu đến việc tiếp cận khách hàng để khách hàng thấu hiểu, gần gũi với thương hiệu nhiều hơn. Điều thành công ở các chiến dịch marketing của GrabFood nằm ở việc truyền tải được đúng hình ảnh, đúng thói quen sinh hoạt hàng ngày của khách hàng. Họ thấy mình ở đó, thấy mình cũng có những trăn trở, cũng có những thói quen đời thường vậy và GrabFood xuất hiện, nhẹ nhàng, đúng lúc. Thông điệp không gượng ép mà dễ nhắc nhớ.  

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024