GrabFood và những thông tin trọng yếu chủ quán cần nắm rõ

Một trong những hoạt động mở rộng kênh bán hàng là trở thành đối tác của các nền tảng gọi món trực tuyến. Đặc biệt trong thời điểm hậu dịch, thói quen của người tiêu dùng dần thay đổi. Khách hàng đã tận dụng các hoạt động gọi món này đảm bảo tiêu chí tiện lợi, phù hợp với nhịp sống hiện đại. Thị trường hiện tại cũng có rất nhiều ứng dụng gọi món như GrabFood, ShopeeFood, Baemin… Trong bài viết này, MISA CukCuk sẽ giúp liệt kê giúp anh chị những thông tin trọng yếu về GrabFood – ứng dụng được quan tâm nhất hiện nay. 

GrabFood

1. GrabFood là gì?

1.1. Về Grab

Xuất phát điểm ban đầu của Grab là một ứng dụng đặt xe trực tuyến được phát hành vào năm 2012 tại Malaysia. 2 năm sau, thương hiệu này thâm nhập thị trường Việt Nam với dịch vụ: GrabBike, GrabCar, GrabTaxi để đáp ứng nhu cầu di chuyển, giao hàng của người Việt.

Cũng cùng thời điểm đó, trên thị trường đang có ông lớn Uber cũng cạnh tranh mảng dịch vụ công nghệ này. Bằng sự thấu hiểu khách hàng, đặc biệt là thói quen và hành vi của người tiêu dùng Việt, Grab nhanh chóng thể hiện sức bật của mình giành thị phần với các “xe ôm truyền thống” cũng như hình thành cho người Việt cách tương tác trên các ứng dụng công nghệ thành thạo hơn.

Điều quan trọng là tập trung vào yếu tố quan ngại về giá. Và tất cả những gì Grab cung cấp, một đội ngũ tài xế có nhận diện chuyên nghiệp, uy tín cùng sự minh bạch về giá cả đã thuận lòng được các khách hàng.

1.2. Về GrabFood

a. GrabFood là gì?

GrabFood là một trong những nhánh dịch vụ của Grab bên cạnh GrabCar, GrabBike và GrabExpress. Việc mở rộng hệ sinh thái dịch vụ của Grab được cho là dễ hiểu khi GrabFood nhận được hậu thuẫn rất nhiều từ công ty mẹ.  Đối với Grab nói chung và GrabFood nói riêng, sự ra đời của GrabFood còn mở cho các nhà hàng, quán ăn một kênh bán hàng vô cùng tiềm năng đồng thời giúp các tài xế công nghệ có thể linh hoạt tăng thu nhập của mình.

b. Tính năng của ứng dụng

GrabFood thực hiện nhiệm vụ kết nối giữa nhà hàng, quán ăn và thực khách. Điều này được tối ưu dựa trên cơ chế: xác định vị trí gần thực khách, đề xuất các mô hình có phạm vi gần. Khách hàng hoàn toàn có thể thực hiện hoạt động theo dõi tình trạng đơn hàng của mình đồng thời trao đổi với tài xế về đơn hàng khi có vướng mắc, sự cố. Thông tin nhờ đó được xuyên suốt, cũng như trải nghiệm của khách hàng đảm bảo. Khách hàng cũng hoàn toàn có thể lựa chọn việc thanh toán khi nhận hàng hoặc thanh toán thông qua các loại ví điện tử, thẻ ATM, VISA, MasterCard…

c. Tiềm năng phát triển dịch vụ

F&B Việt Nam là một thị trường tiềm năng. Thời điểm ảnh hưởng bởi đại dịch, mảng giao nhận lên ngôi. Thị trường quen dần với sự tiện lợi là các nền tảng gọi món trực tuyến cũng là lúc Grab phát triển tốt hơn mảng giao đồ ăn của mình. Hãng đang nghiên cứu hỗ trợ nhà hàng có thể tự động thay đổi khung giờ hoạt động của mình hoặc việc thông báo hết món trên ứng dụng để chủ quán linh hoạt thực hiện một cách dễ dàng.

d. Thế mạnh so với các đối thủ trên thị trường

Nếu khoảng thời gian 2013 – 2018, Now (hiện tại là ShopeeFood) từng được xem là đơn vị khai thác độc quyền mảng giao hàng thì đến thời điểm hiện tại, bằng chiến lược xâm nhập thị trường đầy đúng đắn của mình, Grab nhanh chóng mở rộng hệ sinh thái dịch vụ với GrabFood.

Tuy nhiên, sẽ là thiếu sót nếu không kể đến kỳ lân công nghệ Baemin của Hàn Quốc cùng sự đầu tư bài bản và thấu hiểu khách hàng cũng đã nhanh chóng đặt chân đến 21 tỉnh thành trên cả nước chỉ trong vòng 3 năm. Đây cũng được xem là con số vô cùng ấn tượng.

brand-baemin

>> Xem thêm: Cách đăng ký gian hàng trên Baemin

Về phía Grab, với số lượng tài xế lên đến 120.000, có mặt tại 19 tỉnh thành phố lớn trải dài từ Nam vào Bắc, sự hậu thuẫn này của GrabFood đã giúp hãng thuộc TOP đầu trong cuộc đua thị phần giao đồ ăn trực tuyến. Việc áp dụng linh hoạt cho tài xế công nghệ khi có thể luân chuyển loại hình hoạt động từ GrabBike sang GrabFood cũng phần nào thúc đẩy các mô hình F&B yên tâm hơn vì không lo thiếu tài xế vào giờ cao điểm.

1.3.    Đối tác Grabfood

Tất cả loại hình quán ăn, nhà hàng, quán cafe có đảm bảo về chất lượng VSATTP và có nhu cầu mở rộng kênh bán hàng của mình thông qua ứng dụng đặt món trực tuyến đều có thể đăng ký làm đối tác GrabFood.

Khi tham gia cộng đồng đối tác GrabFood, chủ quán sẽ được hướng dẫn theo dõi hoạt động kinh doanh của mình trên GrabMerchant.

grab merchantGrabMerchant là ứng dụng quản lý gian hàng của chủ quán trên GrabFood. Tại đây, chủ quán có thể thực hiện thiết lập thực đơn, tạo các chương trình khuyến mãi, thông báo thời gian hoạt động theo khung giờ mong muốn đồng thời kiểm soát toàn bộ doanh thu của mình trên ứng dụng.

Việc trở thành đối tác của GrabFood được xem là một trong những bước chuyển mình trong hoạt động kinh doanh khi mô hình này hoàn toàn không đòi hỏi chủ quán cần có mặt bằng cụ thể. Bên cạnh đó, điều này cũng mở ra cơ hội tiếp cận với các khách hàng ở khu vực gần quán một cách “đúng người, đúng thời điểm”.

>>> Tải miễn phí ebook Trọn bộ bí kíp mở gian hàng GrabFood hiệu quả <<<

2. Hướng dẫn sử dụng GrabFood

2.1. Hướng dẫn đăng ký bán hàng trên GrabFood

Hiện tại có rất nhiều đường link đăng ký trở thành đối tác của GrabFood, tuy nhiên để nhận được sự hỗ trợ giải quyết hồ sơ nhanh chóng và đúng địa chỉ nhất, GrabFood chỉ tiếp nhận hồ sơ qua trang đăng ký CHÍNH THỨC hoặc qua đối tác CHÍNH THỨC (MISA CukCuk)

grabfood kết hợp cukcuk

Chủ quán có thể lựa chọn 1 trong 2 cách để đăng ký gian hàng trên GrabFood

  • Cách 1: Đăng ký thông qua trang “Đăng ký đối tác GrabFood”: TẠI ĐÂY
  • Cách 2: Đăng ký thông qua MISA CukCuk: TẠI ĐÂY 

>> Xem hướng dẫn chi tiết: Cách thức đăng ký gian hàng trên GrabFood 

2.2. Hướng dẫn thiết lập và quản lý gian hàng trên GrabFood

  • Sau khi hoàn tất việc đăng ký tài khoản, chủ quán mở ứng dụng GrabMerchant trên thiết bị, thực hiện đăng nhập bằng tài khoản đã được GrabFood cung cấp.
  • Để thực hiện quản lý chỉnh sửa giờ hoạt động cũng như thực đơn của quán, chủ quán lựa chọn chỉnh sửa tại “Hồ sơ nhà hàng”
  • Để quản lý đơn hàng như: kiểm tra đơn hàng mới, kiểm tra trạng thái đơn hàng, kiểm tra lịch sử đơn hàng, chủ quán lựa chọn “Trạng thái đơn hàng”. Trong mục này, tất cả thông tin về hoạt động giao nhận, các đơn hàng đã hoàn thành cũng như các đơn hàng cần chuẩn bị đều được cập nhật tường minh trên ứng dụng.

điều chỉnh giờ mở cửa

3. Các kênh hỗ trợ của GrabFood

3.1 Tổng đài GrabFood – Số hotline GrabFood

Tổng đài GrabFood là gì? Tổng đài GrabFood là chuyên kênh hỗ trợ giải quyết vướng mắc của các đối tác nhà hàng GrabFood, khách hàng và tài xế trong quá trình giao nhận đơn hàng trên ứng dụng GrabFood.

>> Xem thêm: Tổng hợp tất cả các kênh hỗ trợ nhà hàng Baemin

Hotline chung 086 942 1010
Hotline GrabFood Hà Nội (024) 7108 7108
Hotline GrabFood Hồ Chí Minh (028) 7108 7108
Hotline GrabFood Đà Nẵng (0236) 7108 7108
Hotline GrabFood Hải Phòng 090 234 6355

a. Tổng đài GrabFood hỗ trợ hoạt động gì?

  • Đối với khách hàng: tổng đài sẽ thực hiện hỗ trợ các hoạt động huỷ đơn, liên hệ tài xế, chủ quán, ghi nhận phản ánh về chất lượng dịch vụ của các bên nói trên
  • Đối với chủ quán: tổng đài sẽ thự hiện hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc đăng ký, thiết lập tài khoản cũng như xử lý đơn hàng trên hệ thống.
  • Đối với tài xế: tổng đài nhận hỗ trợ điều phối tài xế, ghi nhận vướng mắc, các trường hợp không thể liên hệ với khách hàng hoặc khách hàng thực hiện huỷ đơn. 

b. Thời gian hoạt động của tổng đài GrabFood

Tổng đài hoạt động tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến chủ nhật. Thời gian tiếp nhận hỗ trợ từ 7h – 22h.

3.2. Các kênh hỗ trợ khác

  • Hỗ trợ qua ứng dụng GrabMerchant: 

trung tâm hỗ trợ grabfood trên ứng dụng

4. Những vướng mắc thường gặp của chủ quán

4.1. Đăng ký bán hàng trên GrabFood có mất phí không

Theo cập nhật mới nhất từ GrabFood từ ngày 23/02/2021 đến thời điểm hiện tại, tất cả nhà hàng, quán ăn muốn đăng ký sử dụng dịch vụ GrabFood tại khu vực Hồ Chí Minh, Hà Nội đều chịu mức phí kích hoạt là 1.000.0000 đồng.

Về mức chiết khấu trên đơn hàng, MISA CukCuk có liệt kê chi tiết trong bài viết: Cách thức đăng ký gian hàng trên GrabFood

4.2. Cách xem đánh giá sao trên GrabFood

Để có thể xem được cách đánh giá sao trên GrabFood, chủ quán có thể truy cập vào nút “Số liệu” trên giao diện quản lý của GrabMerchant, cuộn chuột đến giao diện của mục “Đánh giá từ khách”.

đánh giá sao từ khách hàng grabfood

Tại đây, chủ quán có thể nhìn thấy số sao khách hàng đánh giá kèm theo phản hồi của họ về chất lượng dịch vụ. Các dữ liệu này được cung cấp dựa theo số ngày/ số sao.

Tính năng này của GrabMerchant giúp chủ quán kịp thời ghi nhận về chất lượng món ăn và dịch vụ để có thể đưa ra các quyết định cải tiến kịp thời.

Bên cạnh đó một số tính năng khác sẽ có trong mục “Số liệu” như “Tổng quan bán hàng”, “Dữ liệu người dùng”. Điều này giúp chủ quán nắm bắt được hoạt động kinh doanh của mình trên ứng dụng này có đang gặp phải vướng mắc gì không. 

Tạm kết

Hy vọng với những thông tin nói trên mà MISA CukCuk cung cấp, chủ quán đã có thể phần nào hiểu hơn về đối tác GrabFood mà mình hợp tác. MISA CukCuk cũng sẽ liên tục cập nhật những nội dung hữu ích tại chuyên trang thông tin F&B của mình. Chủ quán có thể theo dõi và đăng ký nhận tin ngay dưới đây. Chúc anh chị kinh doanh thành công!đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
4 cách quản lý nhà hàng nhiều chi nhánh chuyên…
27/03/2024
Phần mềm quản lý nhà hàng hải sản đặc sản…
23/03/2024
Review top 5 phần mềm quản lý nhà hàng tốt…
27/03/2024
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Hướng dẫn cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ…
12/01/2024