7 chi phí phát sinh của quán ăn thường gặp hiện nay

Dù bạn lần đầu kinh doanh hay đã thành công với chuỗi quán ăn lớn trước đó thì vẫn luôn có những loại chi phí phát sinh đột xuất mà bạn khó thể nào kiểm soát được. Lời khuyên của những người có kinh nghiệm là bạn nên để ra riêng một khoản tiền ít nhất là 10% ngân sách của mình cho những loại chi phí phát sinh đó. Theo nhiều chủ quán ăn thì chi phí phát sinh sẽ khó kiểm soát và nhiều nhất là khi mới bắt đầu mở quán ăn. Cùng tham khảo những chi phí phát sinh của quán ăn phổ biến nhất qua bài viết sau. 

I. Chi phí thuê mặt bằng quán ăn

Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm một phần khá lớn trong tổng phần trăm ngân sách khi kinh doanh quán ăn. Vì thế lên ngân sách đầu tư, bạn nên cẩn thận và có cái nhìn đa chiều nhất để tránh bị hớ hoặc để tránh bản thân rơi vào tình huống khó xử nhé. Kinh nghiệm nên chuẩn bị ít nhất 30% tổng vốn sẵn có để đầu tư cho chi phí thuê mặt bằng.

Mặt bằng càng đẹp thì chi phí càng lớn. Luôn xem xét kĩ nhu cầu cũng như định huống xây dựng của quán ăn để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp nhất. Chi phí thuê mặt bằng nhiều hay ít thường sẽ phụ thuộc vào vị trí, khả năng, tình hình của khu vực, vị trí giao thông có thuận lợi hay không,… Đọc thêm Cẩm nang lựa chọn mặt bằng kinh doanh F&B

Khi cho thuê thường thường các chủ thuê nhà sẽ yêu cầu bạn cọc từ 3 – 12 tháng tiền thuê nhà. Đây sẽ là một số tiền khá lớn vì thế bạn nên chuẩn bị sẵn một con số từ 30-100 triệu đồng (tùy vào vị trí thuê để có thể có cho mình một vị trí đẹp nhé). 

Nhiều người đi thuê nhà sẽ phải cải tạo lại hoàn toàn để phù hợp với concept của quán ăn mình đưa ra. Vì thế hãy thương lượng thật kỹ với chủ nhà trước khi bắt đầu thuê nhé.

Đặc biệt, khi thiết kế thi công quán ăn bạn khó có thể thấy được những gì đang diễn ra sau một bức tường. Bạn có thể chợt phát hiện ra rằng mình cần lắp thêm một ổ điện ở một số vị trí hoặc một số thiết bị nào đó. Đó có thể là những thay đổi nhỏ chỉ ngốn của bạn số tiền không quá lớn.

Hay đối với những quán ăn nhỏ, có mức vốn khởi điểm thấp, bạn không có khả năng xây mới mặt bằng kinh doanh, khi đó việc thuê lại cơ sở kinh doanh cũ và sửa lại chắc chắn sẽ làm chi phí của bạn tăng cao.

Tham khảo Công Cụ Chấm Điểm Mặt Bằng Kinh Doanh F&B TẠI ĐÂY

Công cụ

II. Chi phí cho giấy tờ thủ tục mở quán ăn

Mở quán ăn thường đăng ký kinh doanh hộ cá thể, sẽ cần một số giấy tờ và thủ tục liên quan. Một số loại giấy tờ cần và bắt buộc phải có như giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy tự do kinh doanh, giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm,… mà bất kỳ nhà hàng nào cũng bắt buộc có mới có thể kinh doanh được.   

Có những nhà hàng buộc phải phá đi xây lại mặt trước của nhà hàng mình vì không phù hợp với quy định xây dựng của địa phương. Hay rất nhiều giấy tờ khác về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận chất lượng,…mà nhà hàng nào cũng cần có cho hoạt động kinh doanh của mình.

Ngoài những giấy tờ cần thiết phải có, bạn cần chú ý đến những loại giấy tờ thường không có chủ đích trước. Cần phải nắm rõ trước được những thủ tục cần thiết, những thiếu sót cần bổ sung vào để tránh những trường hợp không như ý xảy đến. Hiện nay có rất nhiều khu vực yêu cầu rất nghiêm ngặt đối với giấy tờ của các loại hình dịch vu như phòng cháy chữa cháy… 

Để tìm hiểu rõ các loại giấy tờ khi mở quán ăn, bạn đọc thêm Chia sẻ kinh nghiệm mở quán ăn từ A đến Z dành cho người mới bắt đầu 

III. Chi phí thiết kế trang trí quán ăn

Trước khi thi công mở quán ăn, phần lớn chủ quán ăn đều có bản thiết kế cụ thể: nguyên vật liệu thi công là gì, trang trí ra sao, bàn ghế như thế nào….

Tuy nhiên, nhiều trường hợp mặc dù bạn đã có cho mình bản kế hoạch chi tiết về những chi phí trang thiết bị cần phải làm cho quán ăn thì vẫn luôn luôn có những chi phí phát sinh của quán ăn mà bạn không thể lường trước được.

Ví dụ như bạn lựa chọn một thiết kế nào đó nhưng trong quá trình thiết kế lại cảm thấy không còn phù hợp với quán ăn của mình nữa, sau đó bạn lại phải bắt tay xây dựng lại từ đầu. Hoặc những tai nạn bất cập xảy ra trong quá trình xây dựng điều này sẽ gây ra rất nhiều chi phí khác nhau mà bạn không thể kiểm soát hết được.

Chi phí thiết kế và trang trí sẽ tùy vào quy mô của quán ăn bạn mà sẽ có mức giá khác nhau. Về cơ bản chi phí phổ biến hiện nay sẽ dao động từ 50-100 triệu đồng tùy vào quy mô của quán ăn.

IV. Chi phí nguyên vật liệu 

Chắc hẳn rằng khi mở quán ăn bạn đã có cho mình những kế hoạch cụ thể về chi phí nguyên vật liệu cần thiết rồi. Tuy nhiên việc thực đơn bị thay đổi: về số lượng món, chi phí đầu vào, giá niêm yết… có thể xảy ra. 

Đối với những quán ăn mới bắt đầu vận hành thì ít nhất bạn nên dành 30% suy nghĩ về việc thay đổi thực đơn ngay lần đầu tiên. Bởi những sự điều chỉnh là cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng cũng như giúp cho quán ăn phát triển về lâu về dài hơn. 

Nguyên vật liệu còn thay đổi theo mùa, thay đổi theo thời gian và luôn có xu hướng biến động theo thị trường. Vì thế nên khi đưa ra chi phí mua nguyên vật liệu thì bạn nên tính toán và tìm hiểu thật kỹ nguyên liệu đó trên thị trường là như thế nào. 

Nguyên vật liệu quán ăn

Để hạn chế gian lận, thất thoát nguyên vật liệu quán ăn, bạn nên sử dụng phần mềm quản lý:

  • Quản lý chặt chẽ đầu vào
  • Định lượng đúng khối lượng nguyên vật liệu cần chế biến
  • Tránh để nguyên vật liệu bị hư hỏng thất thoát

Trong đó, phần mềm quản lý quán ăn MISA CukCuk được phát hành bởi Công ty cổ phần MISA đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ quản lý quán ăn, quản lý nhiều nguyên vật liệu trong một món ăn, đồ uống.

Anh Nguyễn Hoàng Anh Sơn – Founder Thai Street Food chia sẻ : “Dưới góc độ quản lý, mình mong muốn mỗi nghiệp vụ đều được đóng gói trong quy trình chặt chẽ, rút gọn và tiết kiệm thời gian quản lý. Đặc biệt là kiểm soát kho tránh được tình trạng gian lận, thất thoát… và MISA CukCuk đã hỗ trợ mình rất nhiều trong công tác quản lý”.

Quản lý kho nguyên vật liệu nhà hàng

V. Chi phí marketing tiếp thị quán ăn  

Hiện nay có rất nhiều cách thức để marketing ví dụ như quảng cáo trên mạng xã hội, phát tờ rơi hay quảng cáo thông qua bạn bè. Hãy lựa chọn marketing thật thông minh để giảm bớt chi phí nhất có thể.

Hiện nay bạn hoàn toàn có thể thông qua Facebook, Instagram hay TikTok để quảng bá cho quán ăn của mình. Đây đều là những kênh tiếp thị khá hữu hiệu và có hiệu quả cao trong xu hướng mua sắm, đặt đồ trực tuyến hiện nay. Chi phí marketing cho quán ăn ban đầu sẽ phải bỏ ra nhiều hơn chút khoảng từ 10-20 triệu đồng. 

VI. Chi phí nhân viên quán ăn

Chi phí thuê nhân viên chiếm một phần không nhỏ ngân sách đầu tư quán ăn. Với từng quy mô và vị trí làm việc (bếp, phục vụ, thu ngân, kho kế toán…) sẽ có mức lương khác nhau. Trung bình chi phí thuê nhân viên sẽ dao động từ 5 – 8 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài tiền thuê nhân viên phục vụ thì tiền để đào tạo nhân viên cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định. Vì các nhân viên đặc biệt là nhân viên mới cần đến quá trình training. Bước vào một môi trường mới, chắc chắn sẽ cần nhiều điều cần phải học hỏi. Và muốn quán của mình phát triển tốt hơn thì đòi hỏi họ phải có quá trình đào tạo, học việc.

Quá trình training sẽ thường xảy ra từ 1-2 tháng, tùy theo vị trí và chức vụ của nhân viên. Việc này sẽ chiếm một phần tiền vốn không hề nhỏ cho nhân viên. Nhiều chủ quán ăn thường khác xem nhẹ việc này nhưng khi làm tốt quá trình training chắc chắn hiệu quả đem lại sẽ tuyệt vời hơn bao giờ hết. 

Lời khuyên hữu ích nhất cho các chủ quán ăn đó chính là nên đào tạo cho nhân viên của mình khoảng 2-3 tuần trước khi quán ăn đi vào hoạt động. Hãy theo dõi sát sao hoạt động của nhân viên đừng để đến khi xảy ra quá nhiều lỗi mới bắt đầu đi vào training. 

Đào tạo nhân viên quán ăn

VII. Chi phí phát sinh của quán ăn khác

Ngoài những loại chi phí trên thì quán ăn cũng nên có một phần chi phí dành cho những khoản chi phí phát sinh bất ngờ xảy đến. Hầu hết các chủ quán ăn sẽ khó lòng mà thiết lập được những loại danh sách cho các chi phí khác. Khi bắt đầu mở một quán ăn, bạn hãy nhớ rằng dù cho bạn có thiết lập chi tiêu cẩn thận đến đâu thì những khoản chi phí ngoài lễ vẫn là điều dễ hiểu và hoàn toàn có thể xảy đến.  

VIII. Tạm kết

Trên đây là những chia sẻ của MISA CukCuk về những chi phí phát sinh của quán ăn khi bắt đầu mở một quán ăn. Hi vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ có được cho mình những cái nhìn cụ thể và thiết lập được cho quán ăn của bạn những chi phí cần thiết khi bắt đầu mở quán ăn.

Đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích!

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Phần mềm quản lý quán nhậu, lẩu nướng đơn giản,…
03/04/2024
Top 5 phần mềm quản lý quán ăn tốt nhất…
21/03/2024
Kinh doanh quán nhậu bình dân: một đồng vốn bốn…
23/01/2024
Top 9 cách đốt vía giải đen bán hàng dân…
12/01/2024
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2024 đối với những…
16/02/2024