Bật mí cách làm hồng trà thơm ngon, hấp dẫn cho quán của bạn

Hồng trà hay hồng trà sữa có vị chat nhẹ hơn so với trà xanh, đây cũng là loại trà thường được làm trà sữa. Nếu quán sinh tố, cà phê của bạn đang dự định bổ sung thêm món đồ uống mới thì đừng bỏ qua cách làm hồng trà thơm ngon, hấp dẫn sau nhé. 

I. Hồng trà là gì? 

Hồng trà có nguồn gốc từ Đài Loan, Trung Quốc, xuất hiện vào những năm 1980 và trở thành một trong những loại trà đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Trung Quốc. Hồng trà là cái tên do người Trung Quốc gọi để chỉ màu sắc của trà sau khi hãm. Hồng trà sau khi pha ra sẽ có màu hồng ngọc hoặc màu nâu đỏ tuỳ vào độ đậm nhạt của trà. 

Bên cạnh cái tên hồng trà, loại trà này ở phương Tây thì sẽ được gọi làm black tea (trà đen). Sở dĩ, người phương Tây gọi hồng trà là black tea bởi họ dựa vào màu sắc của lá trà sau khi được phơi/sấy khô. 

Hồng trà được tạo ra từ quá trình lên men toàn phần, oxy hóa 100% lá trà và búp non, có mùi thơm nhẹ, ít chát và phù hợp với khẩu vị của đa số người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

Chính vì thế, trong các công thức đồ uống hiện nay ở Việt Nam, điển hình như các loại trà sữa, sữa lắc, trà giải khát,…thì luôn có sự xuất hiện của hồng trà.  

Các loại lá hồng trà

II. Các loại hồng trà phổ biến rất được ưa chuộng

Để hiểu rõ về hồng trà thì đầu tiên bạn cần biết cách phân biệt các loại trà phổ biến. Người phương Tây và phương Đông, cụ thể là Trung Quốc có cách phân loại trà khác nhau.

  • Người phương Tây sẽ dựa vào việc lên men của trà để chia trà thành 3 loại là: trà không lên men (trà xanh), trà bán lên men (trà ô long), trà lên men hoàn toàn (hồng trà).
  • Trong khi đó, người Trung Hoa lại dựa vào màu sắc và mùi của trà để chia thành 6 loại đó là: lục trà, ô long trà, bạch trà, hoàng trà, hắc trà và hồng trà. 

* Tìm hiểu về các loại hồng trà phổ biến được ưa chuộng:

Hồng trà gồm có rất nhiều loại, từ chất lượng bình dân đến chất lượng cao cấp, được trồng và sản xuất ở một số quốc gia chủ yếu như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka và Kenya.

Ở phương Tây, hồng trà được chia loại theo cách làm hồng trà, gồm có 2 dòng chính là: Orthdox (hồng trà truyền thống) và CTC (hồng trà công nghệ).

Từ hai dòng trà chính lại tiếp tục phân thành nhiều loại hồng trà như: Pekoe (P), Orange Pekoe (OP), Fanning Pekoe (FB), Broken Pekoe (BP), Broken Fanning (BF),….

Ở phương Đông, mỗi quốc gia sản xuất hồng trà đều có rất nhiều những loại khác nhau từ chất lượng bình dân đến cao cấp. 

  • Trung Quốc có loại Điện Hồng Trà, Đại Hồng Bảo, Kỳ Môn Hồng Trà và Chánh Sơn Tiểu Chủng.
  • Ấn Độ có loại hồng trà Bodhisattva và Đại Cát Lĩnh Hồng Trà.
  • Sri Lanka có loại hồng trà Ô-Ba.

Hồng trà

Cũng giống như phương Tây, ở phương Đông, hồng trà cũng được phân loại theo cách làm hồng trà, gồm có 4 nhóm:

Đầu tiên, gốc của các loại hồng trà – Tiểu Chủng Hồng Trà. Loại trà gốc này được chia làm 2 loại nữa là Chính Sơn Tiểu Chủng được trồng và sản xuất ở Vũ Di. Loại thứ hai là trà Ngoại Sơn Tiểu Chủng được biến tấu từ Chính Sơn Tiểu Chủng được sản xuất tại các tỉnh như Cổ Điền, Phúc Kiến, Sa Huyền,…

Tiểu Chủng Hồng Trà

Thứ hai là loại trà Công Phu Hồng Trà được tạo ra từ   búp trà non, có nguyên vẹn hình dáng của búp trà. Lá trà sẽ được cuộn tròn chặt và có màu đen bóng. Sau khi pha ra, nước hồng trà có màu đỏ sáng, vị dịu và mùi thơm khá nồng.

Công Phu Hồng Trà

Thứ ba là Hồng Toái Trà hay gọi là trà vụn, trà phiến và mạt trà. Sở dĩ có tên gọi như vậy bởi chúng sẽ được nghiền nát nên có hình dạng mảnh vụn, thường được bỏ vào trong túi lọc.

Hồng Toái Trà

Loại cuối cùng là Tốc Dung Hồng Trà. Trà Tốc Dung được nghiền nát bằng công nghệ hiện đại, rồi phun sương để vò thành từng viên nhỏ trước khi đem đi đóng gói. 

III. Cách làm hồng trà thơm ngon vô cùng đơn giản

Cách làm hồng trà gồm có 5 bước cơ bản như sau:

  • Thu hoạch lá: thu hoạch toàn bộ lá non và búp non cây chè xanh.
  • Làm lá trà héo: làm giảm đi một lượng nước nhất định có trong lá trà, khiến cho lá khô và dẻo hơn nhằm hạn chế tình trạng bị dập nát thì thực hiện công đoạn vò lá. Đồng thời, bước này cũng tạo điều kiện cho các phản ứng hóa học diễn ra.
  • Vò lá: để tách tầng lớp biểu bì nhằm giải phóng các hợp chất bên trong lá, giúp cho quá trình oxy hóa diễn ra thuận lợi và trà lên men được tốt hơn. Đồng thời, quy trình này còn giúp cho hợp chất bên trong lá trà nhanh chóng hòa tan vào nước, góp phần tạo màu sắc cho hồng trà.
  • Lên men lá: quá trình oxy hóa diễn ra làm cho các thành phần hóa học bên trong lá bị biến đổi, tạo ra hình dạng, màu sắc và mùi vị đặc trưng của lá hồng trà. Để đảm bảo chất lượng hồng trà, thiết bị lên men cần được duy trì ở nhiệt độ 24 – 26 độ C và độ ẩm không khí là 95 – 98%. 

IV. Loại hồng trà nào pha trà sữa ngon? 

Nếu bạn muốn dùng hồng trà làm nguyên liệu chính để pha trà sữa, thì nên chọn 2 loại sau để cho ra thành phẩm ngon nhất.

  • Hồng trà Red Shan cổ thụ

Hồng trà Red Shan cổ thụ hay còn gọi là trà Shan tuyết cổ thụ. Loại trà này là những búp non được thu hoạch từ cây trà Shan tuyết trồng lâu năm. Giống cây trà này được trồng nhiều ở các vùng núi cao phía Bắc nước ta như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La,…

Nhờ điều kiện môi trường cùng với quy trình sản xuất truyền thống, hồng trà Red Shan có hương vị rất đặc biệt. Vị trà không quá đắng, chát như các loại trà truyền thống khác, thay vào đó là chút vị đắng nhẹ và để lại vị ngọt dịu trong miệng sau khi uống.

Vì thế, dùng hồng trà Red Shan cổ thụ để pha trà sữa, bạn sẽ ngửi được hương thơm rất đặc biệt, tựa giống với mùi hương của cỏ cây núi rừng. 

Hồng trà Red Shan cổ thụ

  • Hồng trà Tam Đường

Loại hồng trà này được sản xuất ở vùng chuyên canh trà Tam Đường của nước ta. Hồng trà Tam Đường thích hợp để pha trà sữa bởi nó có vị thanh nhẹ và để lại vị ngọt sau khi uống. Không đắng, không chát, hồng trà Tam Đường chắc chắn sẽ làm cho hương vị trà sữa của bạn thêm phần đặc biệt. 

Hồng trà Tam Đường

Có thể bạn quan tâm: 

V. Các bước pha hồng trà thơm ngon

5.1. Cách làm hồng trà kiểu truyền thống

Cách làm hồng trà truyền thống rất đơn giản, bạn chỉ cần cho một lượng trà vừa đủ vào bình trà hoặc ấm tách. Sau đó, bạn đổ một ít nước sôi vào bình để tráng trà trong vài giây, rồi đổ bỏ nước đó đi. Cuối cùng, bạn rót lượng vừa đủ nước sôi vào trà và ủ khoảng 3 đến 5 phút là có thể dùng được. 

Hồng trà truyền thống

5.2. Cách làm hồng trà sủi bọt

Cách làm hồng trà sủi bọt cũng không quá khó đâu. Đầu tiên, bạn pha trà theo cách truyền thống như trên. Sau đó, bạn bỏ đi phần bã trà, rồi trút nước trà vào bình shaker kèm với đá viên và nước đường. Tiếp đến, bạn phải lắc mạnh bình shaker vài lần để tạo bọt cho trà. Cuối cùng, rót trà ra ly và cho thêm topping để thưởng thức. Chỉ vài thao tác đơn giản kể trên là bạn có được ngay ly hồng trà sủi bọt thơm ngon rồi. 

Hồng trà sủi bọt

VI. Tạm kết 

Hy vọng với những chi sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về hồng trà và cách làm hồng trà thơm ngon cho quán của mình. Bạn có thể tìm mua hồng trà tại những cửa hàng bán trà, cà phê hay các cửa hàng chuyên bán thực phẩm đồ uống, chợ, siêu thị và một số sàn thương mại điện tử. 

Đừng quên đăng ký nhận tin từ MISA CukCuk để không bỏ lỡ những kiến thức kinh doanh, tin thị trường ngành F&B bổ ích.

đăng ký nhận tin

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Three O’clock: Review đồ uống, không gian chuỗi cafe “không…
27/02/2024
Nguyễn Sơn Bakery: review menu của thương hiệu bánh 20…
23/02/2024
Beard Papa’s: review menu, không gian và địa chỉ các…
21/02/2024
An Café: Review menu, không gian cũng như địa chỉ…
20/02/2024
Là Việt Coffee – Review menu, best seller và không…
19/02/2024