Top 25 thương hiệu F&B giá trị nhất Việt Nam 2022

Top 25 thương hiệu F&B giá trị nhất Việt Nam 2022

Mới đây, Forbes Việt Nam đã công bố danh sách 25 thương hiệu công ty FnB giá trị nhất năm 2022. Top 10 vị trí đầu tiên đều thuộc về những thương hiệu quen thuộc trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm
>> Chuỗi đồ uống Phúc Long kiếm hơn 4 TỶ ĐỒNG/NGÀY
>> Giá nhượng quyền cafe của TOP 10 thương hiệu đáng để đầu tư

Vinamilk tiếp tục giữ ngôi đầu bảng với giá trị thương hiệu lên tới 2.326 triệu USDlớn hơn tổng giá trị thương hiệu của 24 công ty còn lại trong danh sách cộng lại. Vinamilk đứng thứ 36 thế giới tính về doanh thu theo Plimsoll (Anh), thuộc tốp những thương hiệu công ty có giá trị cao nhất tại Việt Nam theo tính toán của Forbes Việt Nam trong những danh sách xếp hạng trước đây. Theo công bố của Vinamilk, công ty chiếm 55% thị phần sữa ở thị trường nội địa, đang quản lý 15 trang trại, 17 nhà máy cả trong và ngoài nước.

Top 10 thương hiệu công ty FnB dẫn đầu

Đứng ngay sau Vinamilk là Masan Consumer, với danh mục sản phẩm hàng tiêu dùng nhanh có độ phủ và phổ biến trên thị trường như CHIN-SU, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi… Thương hiệu Masan Consumer được định giá 468 triệu USD.

Bên cạnh đó, hệ sinh thái Masan còn có một đại diện khác là Masan Meatlife cũng lọt top 10. Thương hiệu thịt mát này có giá trị 103 triệu USD, xếp ở vị trí thứ tư.

Vị trí thứ ba thuộc về Sabeco – thương hiệu quốc gia lâu đời nhất trong ngành bia – rượu – nước giải khát tại Việt Nam, với giá trị thương hiệu đạt 365 triệu USD. Hiện tại với 26 nhà máy bia, mạng lưới phân phối rộng khắp, Sabeco đang sở hữu hàng loạt thương hiệu quen thuộc như: Bia 333, Bia Sài Gòn Special, Bia Sài Gòn Export, Bia Sài Gòn Gold, Bia Sài Gòn Lager… Sabeco chiếm thị phần bia lớn thứ hai, với gần 34% thị phần theo Euromonitor. Từ năm 2017, tập đoàn ThaiBev (Thái Lan) đã sở hữu gần 54% Sabeco.

Trong danh sách 25 thương hiệu F&B giá trị nhất được Forbes bình chọn, chỉ có 4 công ty đầu tiên có giá trị trên 100 triệu USD. Đồng thời, các thương hiệu trong ngành sữa đều có mặt (Vinamilk, Mộc Châu Milk, Sữa Quốc tế IDP, Nutifood), ngoại trừ THMilk. Chi tiết danh sách xem TẠI ĐÂY

Đây là năm thứ 7 tạp chí Forbes Việt Nam lập danh sách thương hiệu. Danh sách năm 2022 tính toán với ngành thực phẩm và đồ uống. Forbes Việt Nam cho biết, việc xác định dựa trên số liệu tài chính nên một số công ty tư nhân lớn không hợp tác cung cấp số liệu sẽ không có tên trong danh sách.

Danh sách có sự hỗ trợ tính toán định lượng của công ty Chứng khoán SSI

Năm 2022, Forbes Việt Nam tính toán giá trị thương hiệu của các công ty trong lĩnh vực F&B. Sự điều chỉnh này bắt đầu từ năm 2021 nhằm mở rộng đối tượng tính toán và tập trung tính toán chuyên sâu trong từng lĩnh vực.

Để tính toán, Forbes Việt Nam tập hợp dữ liệu tài chính của các công ty trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống có thời gian hoạt động trên năm năm. Với các công ty đại chúng, đơn vị sử dụng báo cáo tài chính kiểm toán năm 2021. Với một số công ty tư nhân lớn,  cần sự hợp tác cung cấp các số liệu tài chính (Tân Hiệp Phát, TH Milk… không công bố số liệu). Với sự hỗ trợ tính toán của công ty chứng khoán SSI, sử dụng phương pháp độc quyền của Forbes (Mỹ), Forbes Việt Nam xác định lợi nhuận của công ty tạo ra từ tài sản vô hình (loại bỏ lợi nhuận tạo ra từ các tài sản hữu hình).

Source: Forbes Việt Nam, Nhịp Sống Thị Trường

Chia sẻ bài viết hữu ích này
Tin liên quan
Chuyển động F&B – Tổng quan thị trường ngành dịch…
18/01/2024
Đón đầu và gia tăng doanh thu với những xu…
28/12/2023
Đọc vị chiến lược marketing của Haidilao “Vua lẩu xứ…
27/12/2023
Phân tích chiến lược marketing của Lotteria – người “anh…
03/01/2024
Chiến lược marketing của Circle K – thành công từ…
02/01/2024